Cả ba xuyên tường vô trong nhà. Chiếc bàn thờ thật lớn choáng ngay chính giữa nhà. Cốt tượng to như một đứa trẻ lên ba, ngồi xếp bằng trên tòa
sen, hình dáng tương tự như Đức Phật Tích Ca. Nhưng nhìn kỹ thì không
phải là tượng Phật, vì khuôn mặt của bức tượng như một đứa trẻ nít, lại
đang nhoẻn miệng cười. Hai tai có đeo bông hột xoàn lấp lánh. Cườm tay
lại đeo một chiếc lắc vàng y bóng lưỡng.
An tới thực gần nhìn cho kỹ mới thấy ba chữ Cậu Hai Trạng đề ngay ngắn phía dưới tòa sen.
Hương khói trên bàn thờ nghi ngút. Mấy bình bông tươi thắm rặt
một mầu vàng. Có cả hoa hồng, hoa cúc, hoa vạn thọ, mỗi loài hoa một vẻ, nhưng chúng giống nhau cùng một mầu sắc. Tuy không phải y hệt, nhưng
tất cả đầu là một mầu vàng. Có bông vàng đậm, có bông vàng lợt, có bông
vàng như nghệ, cũng có bông vàng óng ánh như kim loại thực sự. An hỏi:
– Hình như má em chỉ thích bông mầu vàng thôi hả?
Bé Hai lắc đầu, trả lời:
– Không phải ý kiến của má em đâu.
– Vậy của ai?
– Là của chú Bẩy.
An tò mò hỏi:
– Chú Bẩy là ai vậy?
– A, chú là chồng của cô Bẩy.
An phì cười, nói:
– Chắc chắn là như vậy rồi, nhưng cô Bẩy là bà con thế nào với cháu mà chú Bẩy lại có quyền chưng bông trên bàn thờ này vậy?
Bé Hai cười khúc khích.
– Chú Bẩy với cô Bẩy làm ăn với mẹ cháu mà. Bà con là cái gì hả cô?
An ngồi xuống ghế, kéo bé Hai vô lòng, giải thích:
– À bà con là thí dụ như anh em chẳng hạn.
Bé Hai lắc đầu nguầy nguậy, nói:
– Như vậy thì cô và chú Bẩy không phải là bà con gì với mẹ cháu đâu.
An vừa định hỏi thêm thì một người đàn ông khoảng hơn ba mươi,
nhưng đầu tóc bạc phơ bước ra. Dáng điệu trầm ngâm, miệng hình như đang
lẩm bẩm một điều gì. Trên tay anh cầm một cuối tập và cây viết chì. Bỗng anh gật gù ngâm lớn mấy câu thơ:
Ta thấy tình ta mọc miếu đền
Giữa chân lăng Bác nổi lên trên
Nơi này dân gian sao hiểu nôỉ
Ban đêm… ban đêm… ban đêm… ban đêm…
Ngâm tới đây anh ta có vẻ túng túng, lấy bút chì gạch lia lịa trên giấy, miệng lẩm bẩm:
– Ban đêm… ban đêm… ban đêm thì còn nhìn thấy mẹ gì nữa cơ
chứ. Không được, không được. Chẳng lẽ là ban ngày sao? À, còn chữ “hiểu” sai bố nó luật bằng trắc rồi.
Đổi lại “làm sao hiểu”. Chữ “sao” mới đúng luật mà giữ được
nguyên ý của mình. Tuyệt diệu, tuyệt diệu.., nhưng mà ban đêm làm cái gì đây…
An phì cười hỏi bé Hai:
– Ông này là chú Bẩy hả?
Bé Hai gật đầu.
– Dạ, chú Bẩy đó chú.
– Chú Bẩy là thi sĩ hả?
– Dạ, cháu thấy người ta gọi chú Bẩy như vậy?
Bạch Liên im lặng từ nãy tởi giờ mới xen vô hỏi:
– Bộ giờ này Chú Bẩy không đi làm sao, còn Cô Bẩy đâu?
Bé Hai nhìn Liên ngơ ngác.
– Chú Bẩy có làm gì đâu, Cô Bẩy đi đâu rồi.
Bạch Liên mỉm cười.
– Còn má em đâu?
Bộ mặt bé Hai nghệt ra, ấp úng lập lại lời Bạch Liên.
– Ờ! ờ? má em đâu?
Bỗng cậu bé đứng dậy, chạy nhanh vô buồng một lúc tồi chạy ra, miệng cười khúc khích.
– Má em đang ngủ đây nè.
An tò mò đi lại cửa buồng nhìn vô trong. Chàng giật mình vì thấy một người đàn bà ăn mặc thực lạ lùng nằm ngủ trên giường. Mầu sắc quần
áo thực lòe loẹt. Chiếc áo bà ba đỏ chót, viền đen, trắng vàng tứ tung,
Chiếc quần trắng bằng lụa mỏng tênh, nhìnrõ quần lóthằn lên bờ mông tròn vo, chạy dài vô trong đen ngòm. Hình như người đàn bà ngày bị tật, cặp
giò teo lại nhưhai que củi, vắt vẻo trong hai ống quầnrộngthùngthình. An nhìn khôngrõ lắm, nhưng chàng đoán không thế nào sai được.
Bộ ngực nàng phập phồng, vun cao tròn lẳng như con gái tuổi dậy
thì, nhấp nhô theo hơi thở đều đều. Nàng có một bờ tóc dài như suối
chẩy, đen tuyền và óng mượt.
Khi ấy người đàn ông đang ngâm thơ chắp hai tay sau đít, đi đi
lại lại Bỗng anh ta đi ngang qua cửa phòng má bé Hai đang ngủ, nhìn vô
rồi la lên:
– A, phải rồi, phải rồi. Thế này mới tuyệt diệu chứ.
Nói xong anh ngâm lại bài thơ đang làm ngay:
Ta thấy mình ta mọc miếu đền
Giữa chân lăng Bác nổi lên trên.
Nơi này dân gian làm sao hiểu
Lúc cứng lúc mền giấc ngủ êm.
Ngâm xong anh ta cười ha hả, vỗ đùi đến đét một cái, nói lớn:
– Như thếnày thì thơ ta đã định hình rồi, nhất định nó phải lừng lững đi vào văn học sử thôi.
Tiếng nói oang oang của anh đã làm cho mẹ Bé Hai. giật mình thức dậy. Nàng ngơ ngác, lết xuống giường, hỏi:
Chú Bẩy à, có chuyện gì đó?
Bẩy cười hành hạch, nói:
– Chị Chín thức dậy rồi hả. Có gì đâu, nhìn thấy chị ngủ, tôi
cảm hứng dệt được câu thơ chót, hoàn thành bài thơ bất hủ. Ưng ý quá,
ưng ý quá.
Chín hất mái tóc lòa xòa về phía sau, mỉm cười.
– Tôi ngủ có gì đâu mà làm chú cảm hứng dệt thành thơ.
Bẩy đi nhanh vô phòng, ngồi xuống sàn nhà, bên cạnh bà Chín, nói:
-Chị có biếtkhông. Bờ tóc chị dài nhưmột giòng suối, phập phồng
trên bộ ngực vun cao trong giấc ngủ. Nhìn thấy nhấp nhô như vậy ắt phải
sinh tình mà cảm hứng đề thơ. Bài này tôi tặng cho chị.
Chín vươn vai, hình như nàng cố ưỡn ra phía trước cho bộ ngực rung rinh khiêu gợi.
– Vậy chú ngâm cho nghe đi…
Bẩy gật gù..
– Không ngâm, không ngâm, để tôi đọc thôi cho rõ từng âm từng chữ mới được..
Chín ngồi xích vô Bẩy hơn chút nữa. Nàng im lặng chờ đợi Bẩy
hằng hắn rồi đọc nho nhỏ bài thơ vừa làm. Chín nghe xong có vẻ cảm động
lắm. Nàng hỏi nho nhỏ:
– Chú tặng bài thơ này cho tôi thực hả?
– Chị có thích không?
Chín chồm lên, bất chợt nàng hôn nhẹ lên má Bẩy, thì thầm:
– Thương anh quá đi.
Bẩy vòng tay ôm lấy nàng ngay: Chàng run rẩy luồn cả hai tay vô
thân thể nàng. Da thịt mát rười lười của người đànbà tàng tậtnày làm
chàng nóng người lên thực dễ dàng. Những vùng thịt vun lên, chắc nịch có lẽ trời ban cho nàng để bù vào đôi chân què quặt từ nhỏ này chăng.
Bẩy cúi xuống, cúi xuống thực thấp thì thầm:
– Anh phải đưa thân thể em vào văn học sử mất rồi… Ngay lúc ấy có tiếng léo nhéo ở nhà ngoài. Bẩy vùng dậy, vuốt lại quần áo thực
nhanh, chạy tọt ra nhà sau. Bé Hai cườl khúc khích nói:
– A, cô Bẩy về rồi. Thế nào má em cũng có khách. Bạch Liên tò mò hỏi:
– Bộ cô Bẩy đi kiếm khách cho má em hả?
Bé Hai ngây thơ gật đầu.
– Dạ, cô Bẩy giới thiệu khách cho má em.
– Ngày nào cô Bẩy cũng giới thiệu khách cho má em sao?
– Dạ, ngày nào cũng có.
Khách ở đâu mà cô Bẩy có nhiều thế?
– Cháu cũng không biết, nhưng mà cô Bẩy có nhiều khách lắm.
Bạch Liên nắm tay bé Hai, đi ra nhà ngoài.
– Chúng mình ra ngoài xem cô Bẩy mang ai về đi.
Bé Hai tung tăng nắm tay Bạch Liên đi ra, An cũng theo sau.
Chàng thấy một người đàn bà khoảng bốn mươi, ăn mặc khá diêmdúa, đang
ngồi bên cạnh một thiếu nữ khoảng ba mươi, nói cười luôn miệng. Bé Hai
chỉ thiếu nữ nói:
– Cô Bẩy đó.
– Cô Bẩy này là vợ của chú Bẩy thi sĩ lúc nãy phải không?
– Dạ. chú Bẩy đó.
Bạch Liên mỉm cười.
– Cô Bẩy có biết chú Bẩy hôn má cháu không?
Bé Hai sụ mặt lại.
– Không có đâu.
– Thếcháu có thích cho Chú Bẩy hôn má cháu không?
– Má cháu thích mà.
– Không, cô hỏi cháu kìa.
Bé Hai trợn mắt, nghiếng răng trèo trẹo.
– Cháu cũng không biết nữa. Nhưng mà kỳ lắm đó.
– Bé Hai sợ mất má à?
– Không dám đâu.
Cả Liên và An cùng phá lên cười, bé Hai cũng cười theo. Tiếng
cười của bé Hai ré lên khác lạ làm cho An và Liên giật mình. Âm thanh ấy xoáy tròn như cơn lốc, bốc thẳng lên cao rồi tỏa ra và chụp xuống làm
mọi người rởn ốc. Bỗng mẹ bé Hai hốt hoảng, từ trong nhà lết ra, la lên:
– Cậu Hai Trạng… Cậu Hai Trạng về rồi đó hả?
An và Liên ngơ ngác nhìn người đàn bà quần áo còn sốc sếch, nửa
kín nửa hở, lết dưới đất bằng hai tay, kéo theo tấm thân đẫy đà. Hai
chân nàng hình nhưng không có xương, lướt thướt, lùng bùng trong ống
quần. Mặt mũi bà ta cớ vẻ sợ hãi. Bà vẫn ngửa mặt lên trời như cố nói
với ai.
– Cậu Hai Trạng… Câu Hai Trạng. Cậu về rồi sao không cho mẹ hay. Mẹ mua bánh cho cậu ăn nè…
Người đàn bà đi với cô Bẩy hơi run run, ghé sát miệng vô tai cô Bẩy nói:
– Bà thầy đó hả, chị thấy ghê quá hà.
Cô Bẩy nắm lấy tay bà khách, nói:
– Dạ… dạ… bả, bả đó. Nhưng mà hôm nay có cái gì kỳ cục vậy nè.
– Cái gì kỳ cục hả cô Bẩy?
– Mọi hôm, tụi em cầu khẩn cả buổi nhiều khi Cậu Hai Trạng cũng không thấy đâu. Hôm nay tại sao giờ này cậu ấy đã ở đây rồi.
Bà khách rụt rè, nói:
– Hay là mình nhân cơ hội này hỏi liền chuyện của chị đi
Cô Bẩy gật đầu nhè nhẹ.
– Dạ, dạ… để em nói thử xem sao. Chị có mang tiền theo không?
Bà khách lật đật móc ra tờ giấy hai chục để lên bàn thờ, lấy cái chén uống nước đè lên. Lúc ấy mẹ Bé Hai cũng đã lết tới nơi. Hình như
bà ta không thèm để ý tới cô Bẩy và cả bà khách đang đứng đó. Miệng vẫn
lẩm bẩm:
– Cậu Hai Trạng… Cậu Hai Trạng, nhất định cậu đã về rồi. Cậu
có thấy gì không. Cậu đừng trách mẹ nhe Cậu… äi nghiệp mẹ chỉ có bấy
nhiêu. Không có gì nữa đâu…
Bé Hai đứng bên cạnh Bạch Liên bỗng cuống lên, nhào vô mình mẹ
cậu ta đang lê lết trên sàn nhà. Cả An và Bạch Liên cùng giật mình vì Bé Hai biến mất thực lạ lùng vô thân thể người đàn bà này. Lúc ấy người bà ta nẩy lên, vặn vẹo như đau đớn lắm và một lúc sau, tự nhiên giọng nói
của bà thực sự là của Bé Hai.
– Má… má… con không có giận má đâu. Nhưng chú Bẩy kỳ cục quá hà, con không chịu đâu.
Bạch Liên sợ cậu bé nói tuệch toạch chuyện hồi nãy ra trước mặt mọi người, nàng lanh trí hỏi lái qua chuyện khác:
– Bé Hai… Bé Hai có nghe cô nói không?
Bà Chín bỗng quay sang phía Bạch Liên trả lời..
– Cô Liên nói cái gì?
Bà khách và cô Bẩy chưng hửng, nhìn mẹ bé Hai kinh ngạc. Chú Bẩy cũng vừa từ trong nhà chạy ra, hớt hải hỏi:
– Chị Chín… chị… chị nói chuyện với ai đó?
Liên biết ngay là mọi người nghe được tiếng nói của bé Hai qua
xác của mẹ cậu ta, nhưng không nghe được tiếng nói của nàng nên ai nấy
đều sợ hãi. Nàng lợi dụng ngay cơ hội này, muốn cho bé Hai nói lên câu
chuyện của mình và An cho mọi người biết.
– Bé Hai à, em còn nhớ câu chuyện chị nói với em ở nghĩa địa vừa rồi không?
Bà Chín bỗng cười khúc khích, nói:
– Chồng chị giết chị phải không?
Liên mừng rỡ, trong khi mọi người trong nhà ngơ ngác. Nàng nói ngay:
– Bé Hai nhớ giỏi lắm, thế chồng chị giết chị bằng cách nào hả?
Bà Chín cho tay vô miệng nút chùn chụt một lúc rồi nói:
– À! à cháu nhớ ra rồi. Chồng chị kêu con bồ ông ta nhốt chị trong quán rồi đốt nhà chứ gì.
– Bé Hai có biết ông ta làm như vậy để làm gì không?
– Ông ấy lấy hết tiền của chị chứ gì? ‘
– Còn gì nữa?
Bà Chín ngơ ngác hỏi lại:
– Còn cái gì nữa chứ?
Bạch Liên nhắc khéo:
– Tiền bảo hiểm đó, mộttriệu đô la nữa có nhớ không?
Bà Chín cười khúc khích, nói:
– Ừ há, cháu nhớ ra rồi một triệu đô la tiền bảo hiểm nữa phải không?
Cả ba người trong nhà cùng há hốc miệng nghe bà Chín độc thoại Bẩy thi sĩ run run ngồi xuống bên cạnh bà Chín, hỏi:
– Chị Chín… chị… chị nói cái gì đó?
Bạch Liên thấy vậy nói thực mau:
– Bé Hai nói với ông ta là đang nói chuyện với chị đi. Bà Chín quay qua Bạch Liên hỏi:
– Nói cái gì?
Bạch Liên chưa kịp trả lời thì Bẩy thi sĩ đã trả lời trước:
– Chị nói cái gì mà một triệu đô la bảo hiểm, rồi lại đốt quán giết chết người ta đó.
Bà Chín quay phắt qua Bẩy thi sĩ quát:
– Tao không nói chuyện với mày. Ghét mày rồi.
Bẩy thi sĩ không ngờ bà Chín trở mặt mau nhưvậy. Vừa mới đây ôm
nhau hôn hít mà bây giờ bà ta lại giở giọng mày tao một cách phũ phàng
nhưthế. Không lý cái chuyện Cậu Hai Trạng lại có thực được hay sao.
Chàng còn lạ gì từ trước tới nay, vợ chồng chàng lợi dụng con mẹ què
đồng bóng này làm tiền thiên hạ. Những câu chuyện đối đáp với khách hàng và dàn dựng bàn thờ đều do. một tay hai vợ chồng chàng dàn cảnh. Không
hiểu hôm nay có cái gì trục trặc hay sao.
Bẩy thi sĩquay qua nhìn vợ, nhâncơhội bà khách không để ý tới
chàng. Bẩy nháy vợ ra dấu cứu bồ. Vợ chàng hiểu ý ngay, giả lả xà xuống
sàn nhà, ngồi bên cạnh bà Chín nói:
– Cậu Hai Trạng ơi, cô Bẩy mới mua bánh cho cậu trên bàn thờ
kìa. Cậu ăn đi rồi giúp cô Bẩy nói chuyện với bà khách này đi nhe. Bả
đặt hai chục rồi đó.
Vừa nói, một tay Lý vừa luồn vô hông bà Chín nhéo một cái thực
mạnh. Nàng muốn nhắc nhở bà ta đừng giở chứng phá hoại công cuộc làm ăn
của cả ba người. Lý đâu có biết lần này không phải nhưnhững lần trước;
mọi người đóng kịch với nhau gạt gẫm khách hàng. Hôm nay bé Hai đã thực
sự nhập vô xác bà Chín, nhưng khi nàng nhéo bà Chín thì hồn Bé Hai xuất
ra ngay. Bà Chín trở lại trạng thái bình thường, ngơ ngác hỏi:
– Có khách đó hả?
Lý cười như nịnh bợ.
– Dạ… dạ… thưa Cậu Hai Trạng giúp giùm người bạn cô Bẩy làm phước mà.
Bà Chín biết ngay phải làm gì, bà nhái giọng trẻ con, nói:
– Ờ cô Bẩy có mua bánh cho Cậu Trạng ăn không?
Lý nhắc khéo:
– Có chứ… có chứ. Bánh mua đầy nhớc trên bàn thờ kìa. Có hai
chục bà bạn cô Bẩy mới cho nữa đó, Cậu Trạng ăn bánh đi rồi giúp chị Thu đây ít câu đi nhé.
Bà Chín làm bộ cười khúc khích, hỏi:
– Bà Thu muốn hỏi Cậu Hai Trạng cái gì đó?
Biết bà Chín đã bắt đầu đóng tuồng rồi, Lý mồi chài ngay:
– Chị Thu hỏi đi, Cậu Hai Trạng đang nói chuyện với chị đó.
Bà Thu vội vàng ngồi xuống sàn nhà bên cạnh bà Chín, rụt rè hỏi:
– Cậu Hai Trạng làm ơn chỉ dùm con xem chồng con đi đâu mấy bữa nay không về.
Bà Chín nhớ lại câu chuyện Lý kể cho bà nghe mấy bữa nay về bà khách này nên cười khúc khích, nói:
– Đi cả tháng rồi chứ mấy bữa gì.
Bà Thu chưng hửng, cuống quýt nói:
– Dạ… dạ… không dám dấu gì Cậu Hai Trạng nữa.
Quả thực chồng con bỏ nhà đi cả tháng rồi, cậu làm ơn giúp dùm con tội nghiệp.
– Tại sao mà ông ấy đi chứ?
Bà Thu kể lể ngay:
– Ông ấy mê con đĩ ngựa đó từ lâu rồi. Không ngờ bây giờ mụ mẫm
tới độ bỏ cả vợ con theo nó. Cậu Hai Trạng làm ơn kéo ông ấy về dùm con
làm phước.
Bà Chín gật gù.
– Thôi được rồi, tôi thấy hoàn cảnh của chị cũng tội nghiệp. Để
thủng thắng tôi khuyên ông ấy về cho. Chị ra bàn thờ lễ Phật đi, để tiền mua ít nhan đèn nữa cho tôi làm phép cho.
Bà Thu lật đật móc túi lấy thêm mười đồng nữa để lean bàn thờ. Rối rít nói:
– Dạ, con xin gửi thêm chút ít nữa mua nhan đèn để Cậu Hai Trạng giúp giùm.
Bà Chín cười lên một tràng rồi bỗng nhiên nằm bật ra. Hai tay bà sải trên sàn nhà. Chiếc áo bà ba bật tung hàng nút trước ngực, để lộ cả vùng da thịt trắng nõn vươn cao. Lý vội vàng kéo tà áo cho bà Chín khép lại, gài mấy chiếc khuy bấm cho kín đáo. Từ trước tới nay, nàng vẫn có
cái linh cảm bộ ngực núi lửa này sẽ đem phiền phức tới cho nàng. Lý còn
lạ gì tánh nết ông chồng lười biếng mà lại
thực dâm đãng nữa. Cả ngày anh ta ở nhà làm thơ ca ngợi những
mối tình tưởng tượng. Không biết ngày nào những chữ nghĩa kia rà lên
khuôn ngực này thì nàng sẽ ra sao.
Hai vợ chồng ăn ở với nhau gần chục năm rồi, đàn con càng ngày
càng đông, tiền trợ cấp xã hội eo hẹp. Nàng phải bôn ba hết chỗ này tới
nơi nọ, kiếm tí tiền mặt phụ vào tiền xã hội cho đủ trang trải những chi phí hàng ngày mà vẫn còn túng thiếu đủ điều. Mấy năm nay nhờ cái màn
Cậu Hai Trạng nên cung đỡ khổ. Bởi vậy, dù cho biết để chồng ở nhà bà
Chín què này cũng có ngày mang họa mà nàng không làm gì hơn được. Còn
đem hết cả đám con cái tới đây đâu có đưọc Chỗ làm ăn mắn mung mà. Con
nít dại miệng, nhỡ có chuyện gì bể mắn lại khổ cả đám thôi. Bởi vậy, hai vợ chồng cứ đi đi về về. Dùng nhà bà Chín như một cơ sở thương mại. Vợ
thì kiếm khách, chồng ở nhà dàn dựng cho bà Chín đối đáp, tiền bạc chia
làm ba sòng phẳng cũng dễ chịu.
Bà Chín nằm vài phút rồi từ từ mở mắt tỉnh dậy. Bà nhìn mọi người mỉm cười, nói:
– Hôm nay không hiểu tại sao Cậu Hai Trạng về mạnh mẽ quá tôi đã tưởng du luôn địa phủ rồi chứ:
Lý cười dả lả.
– Chị chỉ nói bậy nói bạ thôi. Cậu Hai Trạng thong mẹ lắm, làm sao hại chị được,
Cả An và Bạch Liên đứng xem màn hài kịch một cách bực bội. Không hiểu sao hồn Bé Hai tự nhiên lại bắn ra khỏi xác mẹ cậu ta một cách bất ngờ như vậy. Đã mấy lần An và Bạch Liên bảo cậu ta nhập lại vô thân thể mẹ cậu mà cậu ta không thế nào làm được. Cuối cùng, cả ba đành đứng
nhìn màn kịch mắn mung của cái sân khấu này.
Khi bà Thu ra về rồi. Bẩy thi sĩ vội vã hỏi bà Chín ngay
– Chị Chín à, lúc nãy chị làm cái gì cho tụi tôi hết hồn vậy?
Bà Chín ngơ ngác hỏi lại.
– Tôi làm cái gì đâu?
Lý lấy tiền trên bàn thờ xuống, bỏ hai chục đô la vô túi, đưa cho bà Chín mười đồng, nói:
– Lúc nãy tự nhiên chị nói cái gì một triệu đô la bảo hiểm. Rồi lại đốt nhà, giết người nữa. Bộ không nhớ thực hay sao?
Bà Chín vẫn ngơ ngác hỏi lại.
– Bộ có chuyện đó thực à?
Bẩy thi sĩ nói:
– Thì chị nói chứ làm sao tụi tôi biết.
– Tôi không nhớ gì hết.
Cả hai người cùng chưng hửng một lúc lâu, Lý mới nói:
– Nếu vậy không lý Cậu Hai Trạng có thể nhập vô xác chị thực hay sao?
Bẩy thi sĩ cười.
– Chuyện Cậu Hai Trạng với người ta thì khác. Không lý chúng
mình là người trong cuộc lại có thể tự lừa dối chính bản thân mình được
hay sao? Có phải chị Chín muốn rỡn chơi với tụi này hay không?
Bà Chín lắc đầu.
– Quả thực tôi không biết cô chú nói cái gì.
Bẩy thi sĩ nín cười, trợn mắt hỏi:
– Chị không nói chơi đó phải không?
Bà Chín có vẻ hơi bực, gắt:
– Nói chơi cái gì kỳ cục vậy. Có chuyện gì xẩy ra cô chú nói rõ ra cho tôi hay đi.
Bẩy thi sĩ hồi hộp nói:
– Lúc con Lý dẫn bà Thu vô nhà, tự nhiên chị chạy ra la lên là Cậu Hai Trạng về rồi có phải không?
Bà Chín ngắt lời, nói:
– Phải, tôi có nhớ làm như vậy, vì tự nhiên nghe thấy lạnh người một cách kỳ cục mới la lên xem có phải là Cậu Hai Trạng đã về thực sự
hay không. Rồi sao nữa?
– Kế đó chị làm như nói chuyện với ai chứ không phải tụi này
nữa. Cái gì mà một triệu đô la, rồi đốt nhà, giết người nữa, làm tụi tôi hoảng hồn.
Bà Chín rùng mình nói:
– Bộ có chuyện này thực hả?….
Bạch Liên đứng cạnh bà Chín, nghe tới đây, quay qua hỏi Bé Hai:
– Bộ từ trước tới giờ, đây là lần đầu tiên em nhập vô xác mẹ em hay sao?
Bé Hai lắc đầu, nói:
– Ngày nào em cũng phải nhập vô xác mẹ em. Nhưng mà không có lần nào em nói chuyện với ai như lần này cả.
– Vậy em nhập vô xác mẹ em để làm gì?
– Em làm cho mẹ em mê man một lúc rồi nhẩy ra đứng coi mọi người nói chuyện thôi.
Bây giờ Bạch Liên đã đoán ra tình trạng làm ăn của bộ ba này một cách chính xác. Hai vợ chồng Bẩy thi sĩ chắc chắn không tin có cái màn
Cậu Hai Trạng nhập xác bà Chín rồi. Họ chỉ tưởng bà ta có cái máu đồng
bóng, làm bộ, ngáp, hù khách hàng. Còn bà Chín biết là con mình có chờn
vờn đâu đây, nửa tin nửa ngờ. Lúc Bé Hai nhập vô xác bà thì chính bà
cũng không biết gì và nhớ mình đã làm gì. Nhưng ngay sau đó, Bé Hai nhẩy ra khỏi xác bà thì lúc ấy bà Chín mới tỉnh lại và làm bộ đóng kịch hù
thiên ha tức Bé Hai nhập vô xác bà làm cho thân thể bà vặn vẹo, mắt trợn ngược, mồm méo xẹo, thân thể co giựt thì hai vợ chồng Bẩy thi sĩ tưởng
bà làm bộ. Còn chính bản thân bà lại chẳng biết gì đang xẩy ra cho mình, chỉ cảm thấy mơ mơ, màng màng rồi tỉnh dậy mà thôi.
Hôm nay, lần đầu tiên Bé Hai dùng.cái xác của mẹ cậu, nói chuyện với với Liên làm cả làng tá hỏa. Không ai tin ai nữa, và cuối cùng mọi
người đều đâm ra hoang mang về màn kịch của mình hình như không còn là
kịch nữa…