Cuộc sống có rất nhiều thứ “Lạ”. Lạ đến nỗi nhiều người không thể hiểu nổi tại sao nó lại “Lạ” đến như vậy.
Khi xem một bộ phim, bạn sẽ thấy cuộc đời mỗi nhân vật trôi chảy theo một thứ logic kỳ quặc. Có những chuyện xảy ra như thể tất cả đã được an bài từ trước. Phim được an bài bởi một biên kịch và đạo diễn. Thế có bao giờ, bạn nhìn lại cuộc đời mình một cách tỉ mỉ? Xâu chuỗi lại các sự kiện mà mình đã đi qua, rồi bỗng thốt lên: “Thật lạ.” Để rồi, bỗng chốc bạn chẳng thể tin được những điều ấy đã xảy ra với chính bạn không? “Nó” thì luôn xâu chuỗi, thói quen xâu chuỗi đã khiến cuộc đới nó sao mà trở nên lạ quá chừng.
Liệu ai đã từng trải qua cuộc đời như nó?
Lạ như nó?
Ảo như nó?
Và… Điên khùng như nó?
Ngay từ khi sinh ra, nó đã là một thiếu sót của tạo hóa, nếu không muốn nói là thiếu sót “quá-trầm-trọng”.
Như một sự sắp đặt oái oăm của số phận, mẹ nó bị ngã khi đang cố gắng đi bộ băng qua đường để về nhà nấu cơm, kịp cho bố nó đi làm tăng ca.
Chỉ là một cú ngã thôi, có gì nhiều để nói.
Có ai ngờ được một lần vấp ngã ở đời, có thể thay đổi cuộc đời của biết bao nhiêu con người sau đó?
Một cú ngã chẳng đầu chẳng cuối, chẳng sắp đặt, chẳng phải có ý sỗ sàng nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng khiến mẹ nó bị sinh non. Đứa trẻ đã chẳng được sinh đủ tháng đủ ngày … Trên con đường định mệnh của người mẹ ấy, từng vết máu, theo năm tháng cũng sẽ phai màu. Nhưng nỗi đau thì lại chỉ mới chớm hình thành thôi… hôi tanh và đeo đẳng.
sự cố sinh non, kéo theo cho nó vô vàn rắc rối. Nó mắc chứng dị tật tinh hoàn ngay từ khi mới sinh.
Chưa đầy ba tuổi, nó đã phải tham gia hàng loạt các xét nghiệm, kéo theo đó là việc chữa trị. Người ta nói, đó là độ tuổi lý tưởng để tiến hành phẫu thuật đối với một bé trai chẳng may dị tật tinh hoàn. Bởi ở tuổi đó, nhận thức giới tính của trẻ nhỏ chưa được hình thành rõ ràng. Nên nếu phẫu thuật sớm như vậy, lớn lên, đứa trẻ ấy sẽ không còn nhớ hay biết gì về chuyện đã qua hay ca phẫu thuật nữa.
Ca phẫu thuật ấy đúng là đã diễn ra. Nó không còn nhớ và đã quên tất cả.
Mọi việc đã qua đúng như bác sĩ nói, những thứ không đáng nhớ thì không cần nhớ làm gì. Nhưng bản thân nó không nhớ, không có nghĩa là những người khác sẽ quên. Nhất là trong một xã hội mà người ta luôn tìm cái người khác muốn quen để nhắc đi nhắc lại đầy đay nghiến. Thật tức cười, khi có đôi người lấy nỗi đau của người khác làm thú vui cho mình. Khi một người ngã anh cười người ta ngốc. Thấy ai đó yếu hơn mình thì nhảy bổ vào bắt nạt. Không phải đám dông nào cũng xấu. Nhưng gia đình nó không may mắn sống giữa một xã hội rất xấu, có những đám đông cực kỳ xấu. Khi trò đùa của bạn làm người khác tức thì có lẽ vẫn còn là đùa cho vui lòng bạn. Nhưng khi nó vượt tới mức quá đáng tới người ta buồn và tổn thương thì chắc chắn bạn là kẻ độc ác! Có rất nhiều kẻ ác ở đây.
Những ngày tháng sau này, tưởng như nó sẽ lớn lên và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Có cha, có mẹ, ở bên gia đình của mình, ngày nối ngày hưởng thụ sự trưởng thành tuyệt vời. Những ký ức tuổi thơ về bệnh tật, về những cơn đau sẽ như một làn gió thổi, phôi pha và trôi mau theo thời gian.
Song, cuộc đời quả thực đã không cho nó đi trên những con đường dễ dàng. Thằng bé lớn lên không phải trong gió thổi vu vi, trôi nhè nhẹ, lướt qua làn tóc… Không lớn lên bên những cơn gió hiền hòa… Mà vô tình, cuộc đời nó bị cuốn vào trong lòng bão.
Nó đã lớn lên như thế nào? À ừ, không cha và vô vàn sỉ vả. Sự hắt hủi tới nhẫn tâm của những con người nó xem là ruột thịt – sự không công nhận của gia đình nhà nội. Nỗi đau cô đơn của một đứa bé vô tôi, bị người lớn đội vào tâm hồn non nớt biết bao nhiêu là vết xước.
Gia đình nhà nội sùng bái một tôn giáo kỳ lạ. Sự tôn súng lệch lạc, khiến suy nghĩ nó của người ta trở nên méo mó. Đó không chỉ là tôn giáo, mà đã trở thành một thứ mê tín bệnh hoạn. Cha nó cũng có một niềm tin được di truyền như thế. Rằng trên bầu trời cao rất caokia, có một ai đang ở đó. Đưa ra những thông điệp vô lý xuống dười mặt đất này.
Việc thằng bé bị dị tật tinh hoàn cũng vậy. Ông không tin vào khoa học, ông cho rằng đó là một sự trừng phạt với gia đình ông. Đau đớn thay, vì tin con mình là quỷ, nên cha nó thậm chí còn có ý định giết chính đứa con đẻ của mình, trong sự cổ vũ và tán dương của bà nội nó. Ông luôn cho rằng, ông đã phạm sai lầm gì đó với bề trên, sự hiện diện của nó trên cuộc đời này, chắc chắn là một bản án.
Thật may mắn, câu chuyện cuộc đời nó tàn khốc đến thế nào, thì cũng không kết thúc bi thương bằng cái chết ấy. Cha nó được đưa đến trại tâm thần,vì những gì ông nói và những việc ông làm ngày trở nên nguy hiểm cho xã hội. Bà nội nó đem mối hận này trút lên người con dâu và đứa cháu trai mà bà chưa bao giờ thừa nhận. Sự ghê lạnh không chỉ tồn tại trong lời nói xúc phạm, mà con hiện diện trong cả những hành động dã man.
Một đứa trẻ sinh ra không được vẹn toàn, là tội lỗi, la sai lầm, la thứ đáng kinh tởm… Đó là tất cả những gí ngươig ta đã và đang nói. Những gì nó đã luôn phải nghe trong suốt khoảng thời gian dài đằng đẵng tưởng chừng như không bao giờ kết thúc.
…
Khi lấy cha nó bước chân vào một gia đình cổ hủ, sùng đạo, với quá nhiều quy tắc, nề nếp, mẹ nó đã phải chịu đựng rất nhiều. Niềm an ủi duy nhất giúp bà chống chọi với nhà chồng, là tình yêu bà dành cho ông – người đàn ông của bà. Người chồng mà bà hy vọng có thề che chở và bảo vệ cho bà suốt cuộc đời này.
Bố nó là con trưởng trong gia đình. Cuộc sống của ông chỉ có thể gói trọn trong hai chữ “Áp lực”. Ông có áp lực kế thừa truyền thống sùng đạo và cống hiến những thế hệ tiếp theo cho gia tộc. Đáng ra, mẹ nó đã có thể tự hào, khi sinh cho dòng tộc đó một đứa con trai, là nó. Những hỡi ơi, cuộc đời nhiều khi chẳng đơn giản như những gì người ta nghĩ.
Dẫu vậy.
Dù số phận có đẩy người mẹ đi xa tới nhường nào, nhấn chìm bà xuống vực sâu bao nhiêu, thì tình yêu dành cho đứa con bè bỏng vẫn chiến thắng tất cả.
Suốt nhưng năm tháng đầu đời của nó, mặc cho những lời soi mói tới nhói lòng, những hành động vô tâm vứt bỏ nó của hai bên gia đình, mẹ vẫn hiên ngang như một tấm khiên, che chắn muôn vàn mũi tên hướng về nó. Bà không chỉ mang tới cho nó isnh mạng, mà còn là người tái sinh cuộc đời cho con trai mình.
Bà cùng con chiến đấu với bệnh tật, đẩy lùi những thiếu sót. Cùng các bác sĩ, bà đem đến cho con một cơ thể lành lặn. Mọi người mẹ đều vĩ đại. Và mê nó, là một trong số đó. Mãi mãi về sau, sẽ vẫn luôn như thế.
Từng ngày, từng ngày nó lớn lên, không cha. Bỡ ngỡ mỗi khi nhìn vào một kẻ nữa người nửa quỷ điên loạn, nó ngớ ngẩn trong khung cửa sắt trại tâm thần. Nó được mẹ dạy cách nhận thức rằng, người đó là cha mình và phải hết lòng kính trọng ông. Còn cha nó, dù ngày ngày, người ta dạy ông rằng, nó là con trai mình, thì ông cũng không thể nào nhận ra điều đó. Ông đang sám hối, ông vơ hết tội lỗi vào mình trong tấm thân tàn tạ, xác xơ. Mặc cho những cái nhìn đau đớn của vợ con ong vẫn đau đáu đó.
…
Người ta vẫn luôn bảo rằng, cha mẹ và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách của một đứa trẻ. Nếu đứa trẻ ấy sống trong một môi trường buôn chuyện và có những người cha, người mẹ vô trách nhiệm thì chúng sẽ học được những lời nói sắc như sao đâm và cái thói xà tâm sẵn sàng đâm để làm đau người khác.
Hành động của người lớn, đôi khi chẳng có ác ý gì, chỉ đơn giản là thỏa mãn thói tò mò và tật thích đong đưa buôn chuyện của họ. Nhưng từ những việc “không ác ý” ấy lại dặt nền móng cho những thứ đầy độc địa mà chẳng ai hay.
Đám trẻ con cùng khu phố được truyền nhiễm từ “ác khẩu” của cha mẹ chúng. Bọn trẻ không gọi nó bằng tên mà đặt cho nó biệt danh là “thằng không chim”.
trẻ con thì biết gì mà dặt tên như thế? Trẻ con thì nghĩ gì khi tẩy chay bạn bè? Trẻ con sẽ chẳng biết làm điều xấu nếu người lớn không dạy chúng!
Ban đầu, cũng chỉ là việc người lớn truyền tai nhau lý do vì sao ông chồng nhà kia “mất tích”? Từ hồi bà vợ sinh con, không bao lâu ngày ngày người phụ nữ ôm con ra khỏi nhà, đều đặn suốt nhiều năm ròng mà chẳng tỉ tê gì cho hàng xóm biết. Họ đồ rằng nhà này có biến cố lớn lắm. Rối họ “điều tra” và phát hiện ra ông chồng nhà đó bị tâm thần.
Miệng lưỡi người đời nào ai quản nổi, họ nói những gỉ họ thích và làm những điều họ muốn, chẳng bao giờ quan tâm tới những nạm nhân của “thú vui” ấy, rồi sẽ sống như thế nào đây? Đám hàng xóm tiếp tục”tìm hiểu” một cách kỹ càng hơn về gia đình nó. Chẳng hiểu tin lan truyền trế nào, một truyền thuyết được bắt đầu từ đây: “Ra là thằng con trai sinh ra là con trai mà bị dị tật ở “chỗ ấy”. con trai kiểu gì mà “không có chim”, cũng không phải con gái. Chẳng phải như vậy là quái thai sao?”
Những tháng ngày xưa cũ ấy, tư tưởng của đa số người dân còn mang rất nhiều lề thói cổ hủ. việc thằng bé mắc căn bệnh lạ đời, chưa ai nghe bao giờ, rõ ràng là điểu “to lớn” lắm. Họ giải thích là cái nhà đó bị ếm bùa, chơi ngải, bị trời phat4 cho tan cửa nát nhà, thằng cha thì tâm thần, thằng con thì không chim. Chỉ có đường tuyệt tử, tuyệt tôn. Lại cũng có tin đồn rằng, gia đình này làm nhiều việc thất đức, nên bị quả báo như vậy. Tóm lại, sự kỳ thị phủ từ đầu làng cho tới cuối xóm. Khắp khu phố, ai cũng nhìn mẹ con nó với ánh mắt e dè, khinh ghét, tránh như tránh tà. Ai muốn chơi với cái nhà chứa quỷ?
Lỗi lớn nhất của mẹ nó là gì nhỉ? Có khi nào, là: bà quá tuyệt vời khi làm một người phụ nữ. Những ngày tháng trôi qua, chịu bao nhiêu nhẫn nhịn với mẹ chồng. Ngay cả khi chồng bị tâm thần mà muốn giết con mình, bà chưa bao giờ oán hận ông. Ngày nối ngày trong suốt bao nhiêu năm, bà nói chỉ cần ông còn sống, ông vẫn là chồng của bà. Bà vẫn còng lưng kiềm từng đồng nuôi ông trong trại tâm thần mà không một lời trách móc.
Đấu tranh với cuộc sống mưu sinh, tấm thân người phụ nữ ấy gầy rộc đi vì chồng, vì con. Bà đã không còn thời gian để lắng nghe dăm ba câu chuyện lan man của những người cùng chung khu phố. Bà càng không có tâm trí để ý những ánh nhìn miệt thị của họ dành cho mình. Thế là, mẹ nó không mảy may hay biết, đằng sau lưng mình, có bao nhiêu kẻ đang mải miết gièm pha.
Hơn ai hết, bà luôn tin rằng, con trai bà là một đứa trẻ thông minh, đáng yêu và hoàn toàn bình thường.
Thằng bé cũng chẳng bao giờ kể hết với mẹ về chuyện bị bạn bè tẩy chay. Nó sợ mẹ buồn. Nó sợ làm mẹ bận tâm. Nhà chỉ có hai mẹ con cứ dựa nhau mà sống. Từ bé đến lớn, bầu trời trong mắt nó là tình yêu ấm áp của mẹ. Nó không muốn mẹ biết, mẹ nghe thấy, mẹ nhìn thấy bất kỳ điều gì mà những kẻ xung quanh đang làm với nó.
Kệ cho việc, khi đến trường, biệt danh “thằng không chim” vẫn bị đám bạn bè cùng khu phố rêu rao và đem ra đùa cợt.
Bản năng của người mẹ là thứ ánh sáng dẫn đường cho tình yêu thương vô hạn, sự bảo vệ vô điều kiện họ dành cho con cái mình. Bản năng đó d94 khiến mẹ nó, vào một ngày nọ, bỗng nhian65ra bức tranh đen tối đang ám ảnh đứa con trai duy nhất của bà.
Bà đau lòng nhận ra nó không hề có bạn, nó ăn rất ít, ánh mắt luôn đượm buồn. Chợt một điề gì đó thôi thúc khiến nước mắt bà trao tuôn. Chao ôi, biết bao nhiêu ngày qua, vì miếng ăn cho chúng ta mà mẹ đã quên tâm sự với con mỗi tối, để biết hôm nay con đến trường thế nào? Có chuyện gì vui, có chuyện gì buồn, hay tâm trạng con ra sao?
Khi tìm hiểu những câu hỏi ấy, bà biết được sự thật rằng con trai mình đang cô đơn giữa một bầy rắn độc. Bao nhiêu ăn năn, bao nhiêu cay đắng, bao nhiêu tủi nhục, chất chứa đầy oán hận như muốn trào tuôn, vỡ òa ngay lúc ấy.
Con trai của mẹ thta65 cô đơn.
Con trai cảu mẹ không có bạn.
Con trai cảu mẹ bị tẩy chay.
Người lớn dạy con họ, đem nỗi đau người khác ra đùa vui.
Người lớn dạy con họ, khu quá khứ ra trêu đùa, hành hạ bạn bè.
Ô hay, chúng ta đều là người lớn, là tấm gương cho cuộc đời con cái chúng ta sau này. Sao lại nỡ lòng nào làm vậy? Đập vỡ chính mình, để con cái nhìn vào, cho sự trưởng thành thêm méo mó hay sao?
Họ cũng yêu thương con mình bằng cả trái tim và tấm lòng nhười mẹ, sao họ lại thiếu đi sự cảm thông tối thiểu với một đứa trẻ thiệt thòi và một bà mẹ đơn độc như bà? Ôi cái cuộc đời này! Ôi những con người ấy khiến bà rơi nước mắt. Tình yêu thương giữa con người với con người thôi, sao đã quá khó để kiếm tìm?
Ngay lập tức những ngày sau đó, bà quyết định tìm lại một cuốc mới cho hai mẹ con. Sẽ không còn những người hàng xóm ác ý và những đứa trẻ gieo rắc thị phi. Sẽ không còn một cuộc sống kỳ thị đẩy con bà ra khỏi số phận của nó – một người bình thường đến hoàn hảo.
Trong thoáng chốc, bà nghĩ về thần thánh, về “bề trên”. Bỗng dưng, bà có cảm giác thật chua chát. “Đấng tối cao” của chồng bà đã khiến ông trở nên điên loạn. Thánh thần của những người hàng xóm kia đã khiến họ có những suy nghĩ hoang đường, mê tín, cổ hủ và ngu ngốc, ác độc.
Rổi bà tự hỏi mình rằng thực sự thì “bọn họ” có tồn tại không? Nếu họ tồn tại thì chẳng phải họ đã rất tàn nhẫn tâm khi đối xử với mẹ con bà như vậy sao?
Bà ngước lên bầu trời cao xanh thăm thẳm, nhìn những đám mây mà người ta nói đó là nơi thánh thần ngự trị và… bà hét lên: “Tôi thách các người đấy!!!” Kể tử ngày hôm đó, bà và con trai trở thành người “vô đạo”. Bà nói với con trai mình rằng: “Chúng ta không tôn thờ ai hết. Không ai có thể tạo ra số phận của chúng ta, bởi chính chúng ta mới là người quyết định nó. Con phải luôn nhớ điều đó!”
Bà quyết định bán căn nhà hai vợ chòng đã cùng nhau gây dựng, căn nhà đầy ắp những kỉ niệm buồn thương. Căn nhà ừ hạnh phúc đến bi thương chỉ cách nhau chưa đầy milimet. Phải bán nó đi thôi, cho trôi xa những ngày sầu đau ấy.
Nhưng cuộc sống đâu đơn giản chỉ là vài ba lần giao dịch. Khi bà chuẩn bị bán căn nastrong, thì bà nội cũa nó bỗng dưng xuất hiện. Lại những lời tục tĩu, cay độc, lại những cái tát trời giáng, ại những sự phỉ báng đến tột cùng…. Bà nội nói mẹ là quân cướp ngày? Hại đời con tao, sinh ra cái giống súc sinh, rồi lại muốn cướp nhà của nó sao?
Mẹ nó lặng im không nói. Dù sai đó cũng là mẹ chồng, người àm hắt bát canh nóng vào mặt bà, bà cũng phải im lặng không nói. Người mà có cầm sao đâm vào tim bà, bà cũng phải đứng im mà chờ đợi. Phải, mẹ chồng, cũng như mẹ mình. Nếu không có mẹ chồng, sao có chồng? Không có chống sao có đứa on này chứ?
Có trách, cũng chỉ trách mẹ nó suy nghĩ quá bảo thủ, tôn trọng mãi cái người chưa từng tôn trọng mình. Để rồi lặng lẽ đi khỏi căn nhà mà không mang theo một đồng nào cả. Thật giống như, một người phụ nữ xứng đáng được dựng tượng đài.
Với số tiền ít ỏi kiềm được nhờ việc lao động miệt mài vì tương lai con trai mình, mẹ nó cũng chỉ có thể thuê nhà, chứ chẳng lẽ mua được một căn nhà nào dù chật chội nhất. Bằng bản lĩnh của một người phụ nữ cung Bọ Cạp, mạnh mẽ và kiên cường, mẹ nó đã đứng vững theo thời gian và hình thành cho con mình cuộc sống mới, không miệt thị, không bon chen, không phải thu mình trong không gian cô đơn quá hẹp.