Không đầy ba ngày bốn đêm, Quách Tỉnh đã tiến vào ranh giới tỉnh Hồ Bắc, khi về đến thành Tương Dương biết đại binh Hốt Tất Liệt trước sau đã mở cả trăm trận công hãm thành, bên ngoài thành dù là cảnh chiến đã tạo ra máu thành sông, thây thành núi, nhưng công cuộc phòng thủ bên trong vẫn vững như núi. Hốt Tất Liệt đã dùng cả trăm phương ngàn kế, cũng không
thu được kết quả gì, mãi sau này, vị hung chúa đã nghĩ ra được một
phương pháp tàn bạo phái binh đi bắt hết các dân Hán ở các vùng lân cận, đem ngay ra cửa thành Tương Dương hành quyết tàn bạo theo lối “giết gà
dạy khỉ” để uy hiếp tinh thần quân dân trong thành Tương Dương, tất cả
các trẻ nhỏ dưới mười tuổi, đều bị trói và cho kỵ binh kéo sống chạy lết chung quanh thành, những tiếng la thảm thiết và đến khi chết mới ngừng, tất cả dụng ý của cảnh tàn bạo này, chẳng khác nào Hốt Tất Liệt muốn
gây công phẫn căm hờn cho quân sĩ nhà Tống uất ức mà mở cửa thành ra
đánh quân Mông Cổ sẽ có cách diệt quân Tống và đoạt thành Tương Dương
ngay!
Nhưng kẻ phụ trách công việc phòng thủ thành lúc này không phải An Phủ
Sứ La Văn Hoán, mà chính là nữ hiệp đa mưu túc trí Hoàng Dung đảm nhiệm, nàng thừa biết câu thành ngữ “Tiểu bất nhẫn ắt loạn đại mưu”. Chỉ cần
kiên chí bền gan, quân dân nhất trí, quân Mông Cổ khó lòng mà hạ thành
Tương Dương, nếu mình vì bị trêu tức quá mà mở thành ra nghênh chiến
thật không nào khác như trứng chim chọi đá, tự chuốc lấy thảm bại và
liệt vong, nghĩa là mặc sức địch khiêu khích, cứ lo cố thủ; nào hay
Quách Tỉnh ra đi trên hai tháng trời, biệt rõ âm tín, tinh thần cố thủ
thành trì của quân dân trong thành lên rất cao, nhưng lương thực mỗi
ngày một hao hụt đi.
Tự cổ chí kim, lương thực là vấn đề quan trọng số một của các binh gia,
lính bị đói, làm sao đánh giặc được, lương thực của thành Tương Dương
vốn phong phú xưa nay nhưng trải qua cuộc vây hơn già nửa năm của quân
Mông, và mấy trăm ngàn miệng ăn của quân dân trong thành, dần dà rút cạn trông thấy, thoạt tiên mỗi người quân dân đều được ăn hai nữa no, ngày
tháng kéo dài, rồi đến một ngày một bữa, sau cùng phải ăn đến lương thực trộn (như gạo trộn cám, khoai, rau lá v.v…). Riêng quân lính còn có
chút ít gạo trong bữa ăn, còn dân chúng đã phải ăn gà, vịt, chim, chó,
chuột, mèo, thậm chí đến vỏ cây cũng đã bị khai thác để đỡ bụng!
Các anh hùng và cấp chỉ huy bắt đầu lo quýnh, Toàn Chân lục tử và Kha
Trấn Ác cũng nhiều lần mạo hiểm đi cướp được chút lương địch, nhưng đâu
thấm thía gì, Hoàng Dung thấy thần đói đã xuất hiện khắp các bộ mặt của
quân dân thành Tương Dương, cứu binh nhà Tống lại không thấy đến, Quách
Tỉnh đi Lâm An bặt tin, dẫu cho nàng là người mưu trí đến đâu, lúc này
cũng đành thúc thủ vô kế, nàng chỉ nhìn trời than khẽ :
– Nay mình đã thế cô lực tận, không lẽ ta đành bỏ mạng nơi đây sao?…
Hoàng Dung than (…) bỗng ngoài thành tiếng vang như sấm dội, quân sĩ trên đâu thành nhao nhao lên :
– Hoan hô! Quách đại hiệp đã về! Hoan hô!…
Hoàng Dung nghe chồng về, tinh thần nàng phấn khởi hẳn, mừng vui hồi
hộp, vội lên ngay đầu thành, nhìn về ngoài thành, chỉ thấy đám quân Mông cổ rối loạn như ông vỡ tổ, người ngã ngựa lăn, cờ xí nghiêng ngả, trật
tự rối rung cả một vùng!
Hoàng Dung thấy quân Mông rối loạn như vậy, tưởng dâu viện binh quân nhà Tống đã đến, nào hay khi nhìn kỹ lại, đâu thấy cát bụi mịt mù gì! Nhưng nếu chỉ có mình Quách Tỉnh về làm sao quân Mông phải rối loạn hốt hoảng đến thế, nàng đang băn khoang nghi ngờ, thì hướng góc Đông bắc của quân Mông, đột nhiên bị bể vòng vây, chỉ thấy một người một ngực phóng như
bay về hướng thành Tương Dương.
Ai nấy cả mừng và lấy làm lạ, trên tay Quách Tỉnh không biết đang cầm vật gì?
Toàn Chân lục tử chăm chú nhìn theo, quả nhiên thấy Quách Tỉnh cưỡi trên Huyết Hãn Bảo Mã, song điêu bay trước mở lối. Quách Tỉnh tren tay cầm
một cây kiếm lưỡi tròn và dài bảy thước, xông đến đâu, người ngựa quân
Mông thịt bay máu tóe đến đó! Chẳng khác nào như một hung thần giáng
thế!
Hoàng Dung kinh lạ, không hiểu chồng mình ở đâu có cây kiếm thô bạo để
tung hoành trên sa trường như vậy. Tuy là dũng mãnh tuyệt luân, nhưng
sức người có hạn, nội lực đâu mà có thể sử dụng lâu dài trong trận đánh! Đang lúc nàng mải lo nghĩ vu vơ, bỗng tiếng vó ngựa vang lên “rầm rập”
thì ra quân Mông đã dàn ngay một đội kỵ binh cả trăm người, tung vó đuổi về hướng Quách Tỉnh, bụi cát cuốn khắp lên một vùng!
Đoàn kỵ binh chưa kịp kề gần Quách Tỉnh, thình lình chàng đã hét lên một tiếng dữ dội, tung ngay ngọn kiếm quái lạ trên tay phạt ngay một vòng
tròn, bất thần chàng bay vào đám kỵ binh như một làn khói, những tiếng
thảm thiết rú lên rợn người, cả một bên cánh trái, có đến mười tám mạng
kỵ binh bị ngã lăn xuống ngựa!
Thì ra Quách Tỉnh đã dùng đến Bộc Lưu Khiêu Thạch (hất đá dưới ngọn
thác). Tất cả tinh thần và sức lực chàng dồn hết vào ngọn kiếm quái lạ
ấy, người còn lơ lửng trên không, chàng đã ngang nhiên đánh ngã một lúc
mười tám mạng, cả ngựa cũng chịu cùng số phận nghĩa là khi ra tay, Quách Tỉnh đã đánh ra mười tám đòn trong một lúc!
Trận đánh cứ quanh đi quẩn lại, mỗi lần ra tay là y như mười tám người
và mười tám ngựa bị xóa mạng tại trận! Đám quân Mông chưa bao giờ được
chứng kiến cảnh đánh kinh dị như vậy, chúng hốt hoảng giật cương lùi
dần!
Quách Tỉnh lúc này liên tiếp hiển oai, tất cả quân Mông có mặt tại trận
đều khiếp đảm kinh hãi, quân nhà Tống trên thành reo hò cổ võ tưng bừng! Ngay lúc đó, trong binh trận của quân Mông, thình lình lướt ra hai viên tướng, một người tên Hốt Lỗ Thiệp Nhi, kim khôi kim giáp, cưỡi trên yên ngựa với một binh đao Tấn Thiết Tuyên Hoa Phủ (Búa rìu), còn một tên
nữa là Thất Nhi Bát Luật, ngân khôi ngân giáp, sử dụng một đôi gậy ngắn
Lang Nha Bảng, đều là hai viên tướng “cưng” của Hốt Tất Liệt mới được
điều động từ Mạc Bắc lại đây, chúng nào đâu biết lợi hại của Quách Tỉnh, cho rằng đối phương dù sao cũng chỉ đơn thân độc mã, mình mới đến, hay
là cơ hội cho mình hiện rõ tài năng cho Hốt Tất Liệt tán thưởng, ngó hầu được trọng dụng, bèn thúc ngay ngựa xông bừa ngay sang.
Nhưng chỉ trong hiệp đầu, binh đao của hai viên dũng tướng đã gẫy hết
ráo! Chớp nhoáng Thất Nhi Bát Luật thấy động bạn mình đã bỏ mạng về tay
Quách Tỉnh, tâm thần hắn rụng rời hoảng hốt, lúc này mới biết địch thủ
không phải là tay xoàng, vừa tính quay đầu bỏ chạy, nào hay bảo mã của
Quách Tỉnh đã xông nhanh sang, Huyền Thiết kiếm của Quách Tỉnh đã chém
sang đầu tên tướng Mông, Thất Nhi Bát Luật không sao né kịp, đành giơ
ngay Lang Nha Bảng đã bị gãy bung thành bốn khúc, hai tay Thất Nhi Bát
Luật cũng bị tê luôn, sẵn thế Quách Tỉnh đưa ngay kiếm xuyên thủng ngực
luôn viên dũng tướng, tên này lăn ra chết không kêu được tiếng nào!
Quách Tỉnh biểu diễn Phi Bộc kiếm pháp của Độc Cô Cầu Bại trong trận
đánh, chỉ nhoáng mắt đã xóa mạng hai viên dũng tướng của quân Mông.
Trong khi quân Mông kinh hoàng chưa kịp tỉnh thần ấy, Quách Tỉnh đã hét
vang lên một tiếng, từ trên lưng bảo mã của mình, bung mình bay sang cột cờ của quân Mông giữa trận!
Đó là ngọn cờ của quân Mông để chỉ huy điều hành tam quân, cao trên ba
trượng, dài lối hai trượng đang tung bay phất phới trong gió, do sáu
viên tướng cầm giữ, trông oai phong lẫm liệt, khi chúng thấy Quách Tỉnh
xông lại như vị hung thần, bay hồn hoảng vía, la kêu bỏ cờ chạy tán
loạn, Quách Tỉnh vừa vụt đến nơi, hét lên một tiếng dữ dội vung luôn
Huyền Thiết kiếm phập một tiếng, chém ngay vào cột cờ, cả thân cột cờ to bằng tô canh ấy bị đứt gọn thành hai, lá cờ bị gió thổi tung (…) cả
hơn bốn trượng, quân Mông kinh hoàng thất đảm không tên nào còn dám xông lại ngăn chặn!
Quách Tỉnh thúc ngực chạy thẳng về cửa thành Tương Dương, Hoàng Dung
mừng quýnh lên, vội ra lện cho buông cầu treo, Quách Tỉnh thúc ngựa vọt
ngay lên cầu treo quân Mông chỉ còn nước trố mặt kinh hoàng nhìn thay
Quách Tỉnh lên thành.
Tiếng hoan hô của quân sĩ vang rền như sấm động khắp đầu thành, Khưu Xứ
Cơ thấy quân dân hoan hô Quách Tỉnh như vậy bèn gật vui vẻ hỏi :
– Sao Tỉnh nhi! Tình hình ở Lâm An ra sao? Triều đình có phát viện binh đến không?
Quách Tỉnh thấy quân dân thành Tương Dương hốc hác về nạn đói, chàng mủi lòng ứa nước mắt!
Hoàng Dung thấy thần sắc của chồng vậy, trong bụng đã đoán ra được bảy
tám phần, nàng lại sợ Quách Tỉnh nói thằng ra e ảnh hưởng đến tinh thần
các binh sĩ, bèn lên tiếng ngay rằng :
– Thưa Khưu đạo trưởng, anh Tỉnh nay mới đột vây về đây chắc còn mệt
lắm, chờ tý nữa sẽ nói về chuyện cầu viện với lão tướng hay!
Dứt lời nàng đưa mắt ra dấu cho Khưu Xứ Cơ biết, Trường Xuân Tử chợt
hiểu, thế là cả đoàn lo xúm xít theo sau Quách Tỉnh đi ngay lại An Phủ
Sứ nha môn, gặp nhau, Quách Tỉnh mới kể rõ mọi sự cấu kết âm mưu của
triều đình và vua Lý Tôn hoàng đế đã băng hà, ai nấy nghe xong tức giận
đồng thanh rằng :
– Mẹ kiếp quân gian thần lộng quyền thật! Vậy nay chúng ta đếch thèm giữ thành Tương Dương nữa, đầu hàng quách quân Mông, rồi kéo binh đánh
thẳng vào Lam An giết lũ chó chết trong triều cho hả giận!
Quách Tỉnh hét vang lên một tiếng, rút phắt ngay kiếm ra vung lên không
đến “ào” một tiếng, luồng gió do kiếm gây ra, đám ngói trên trần nhà như muốn rớt xuống, mọi người cả kinh, Quách Tỉnh trợn mắt rằng :
– Quân thần nhà Tống tuy hôn mê ngu muội, nhưng đại nghĩa căn bản của
chúng ta vẫn còn, nếu đã muốn đầu quân Mông, chúng ta tội gì phải chờ
mãi đến ngày hôm nay, xưa kia ngay như Võ Mục Vương, trong tay có sẵn
mấy trăm ngàn hùng binh, thế mà vẫn khẳng khái vì nghĩa và đến Phong Ba
đình vì Thập Nhị Kim Bài Chiêu xem vậy cũng đủ biết một vị trung thần,
không những phải báo trung quân vương, mà còn phải báo trung với cả dân
chúng bá tánh là khác! Vậy ai chủ trương hàng giặc, xin hãy nếm mùi kiếm đây trước!
Những lời nói đại nghĩa đanh đá ấy, khiến cho mọi người im thin thít, Lê Văn Hoán rằng :
– Lời nói Quách đại hiệp quả là chí lý, chúng ta giữ được ngày nào hay ngày ấy, nghĩa là mạng của ta tan theo thành Tương Dương!
Một tiểu tướng khẽ lên tiếng nói với La Văn Hoán :
– Đúng thế! Mình muốn đánh trận, nhưng ít nhất phải lo lương thực cái đã chứ!
Quách Tỉnh thấy mặt ai cũng hốc hác, khẳng khái nói :
– Nay tam quân không có lương thực, xem ra chúng mình khó lòng giữ thành Tương Dương, để tôi đi gặp Hốt Tất Liệt một chuyến xem sao!
Nghe vậy, mọi người kinh ngạc, Hoàng Dung hấp tấp rằng :
– Anh đi gặp Hốt Tất Liệt làm gì? Không sợ người ta thủ tiêu sap?
Quách Tỉnh cười nhạt :
– Thủ tiêu anh? Chắc không đến nỗi vậy, em đừng quên rằng Hốt Tất Liệt là con của Đà Lôi, mà Đà Lôi là chỗ kết nghĩa với anh!
Hoàng Dung hiểu ngay, biết chồng mình sẽ lợi dụng chút tình quen xưa nay để cảm hóa con người Hốt Tất Liệt bỏ vây hãm thành Tương Dương, tuy cái nghĩa này hơi ấu trĩ và quá ngâu thơ, nhưng ngoài ra không còn cách nào hơn. Quách Tỉnh nói tiếp :
– Chính anh muốn hy vọng chút tình nghĩa xưa ấy, nên mới đi thương lượng với Hốt Tất Liệt một chuyến, dù sao y cũng là Đại Hãn của Mông Cổ, chắc không đến nỗi nào mà mất hết nhân tính của con người, nghĩa là sao y
chịu gặp mình, anh sẽ có phương pháo ngay!
Hoàng Dung khẽ gật gù, Khưu Xứ Cơ đứng cạnh nói :
– Tỉnh nhi nói có lý lắm, vậy tôi cũng theo đi luôn!