Gươm Đàn Nửa Gánh

Chương 3: Kẻ lạ trên bờ bến tây giang



Gió như đẩy vẳng trăng trôi trên một biển cả mênh mang dát bằng bạc.

Bên sông vắng một con thuyền gác mái bên bờ như đậu lại một dòng sông đầy ánh trăng. Và ánh trăng vằng vặc đêm nay soi rõ trong khoang thuyền bóng hai người trẻ tưổi đang lặng lẽ ngồi bên nhau.

Tiếng đàn trong như dòng nước, thanh thoát và u buồn như trăng khuya réo rắt như ru lòng ngưới rời xa thế tục.

Sau khi khúc Phượng cầu Hoàng” chấm dứt, âm thanh như lan theo lớp sớng trùng trùng chạy đến chân mây.

Phượng Trì như còn bàng hoàng chưa qua cơn mộng đẹp chợt tỉnh lại lên tiếng hỏi :

– Hiền huynh vừa gảy xong khúc đàn hết sức diệu kỳ! Tiểu muội nghe như tiếng phụng gáy đầu non, hoàng kêu biển Bắc … Thương nhớ xa xăm lạ lùng …

Phúc Chân vẫn lạnh lùng, đôi mắt chàng sáng rực trong đêm, không biết chàng có nghe lời Phượng Trì nói hay không chàng không đáp lại gì cả. Một lúc khá lâu, bỗng Phúc Chân trao cây đàn tỳ bà cho Phượng Trí và nói:

– Nàng giữ hộ tôi chiếc đàn này. Bên bờ có kẻ lạ đang rình mò. Để xem hắn định làm gì ta ?

Nói vừa dứt lời, Phúc Chân cho tay vào túi áo rộng và nhanh như chớp vẩy tay ra một cái. Một luổng ánh sáng như bạc loáng như sao sa bay về hướng bụi cây bên sông.

Choeng t Một tiếng va chạm nhau tóe lửa. Mũi độc tiêu của Phúc Chân bị kẻ lạ đánh bật ra, văng dội lại rơi tỏm xuống nước.

Phúc Chân tưởng là kẻ lạ ấy không tài nào đở được mũi độc tiêu phóng cực kỳ bất ngờ và nhanh như tên bay của chàng.

– Giỏi lắm !

Khen rồi toàn thân chàng đã lao vút lên đứng gọn bên bờ sông trước một bóng đen từ trên bụi cây lao xuống.

Bóng đen ấy mặc toàn đồ dạ hành đen tuyền, lưag đeo kiếm, chuôi kiếm nhô lên khỏi vai. Bỗng nhiên bóng đen vụt quãng mình chạy đi như bay. Phúc Chân tức giận trổ thuật phi hành đuổi theo bén gót. Cả hai phút chốc rời khởi bến Tây Giang đến ba bốn dặm đường.

Lúc này, trên bờ sông lại chợt có một bóng người cũng mặc áo dạ hành phóng mình đánh vù xuống dòng nước trong ngần lạnh lẽo.

Chiếc thuyền bỗng nhiên quay tít như chong chóng.

Trên thuyền Phượng Trí lảo đảo như say rượu và hoảng hết vì bất ngờ không biết phải đối phó ra sao. Rồi thuyền bị lật úp xuống dòng sông. Phựơng Trì chưa kịp nhảy lên bến toàn thân nàng đã rơi xuống dòng nước.

Nàng vốn không quen bơi lội, mà kề lạ hình như là tay có thủy tính lạ lùng.

Hắn bơi như rái cá, một tay chộp lấy nàng vừa lôi vào bờ còn tay kia cầm cả chiếc đàn tỳ bà làm bằng loại gỗ ngô đồng cẩn ngọc quý.

Lên đến bờ sông Phượng Trì còn sặc sụa, ói ra mấy ngụm nước. Người nàng mệt nhoài như muốn bất tỉnh Kẻ lạ bế nàng lên, lao vút về hướng hạ lưu dòng sông. Phút chốc đến một nơi hoang rậm có sẩn một cỗ xe màu đen tuyền, trên xe cắm một hiệu kỳ trong đêm cũng đen thẫm phất phơ như một chiếc phướn chiêu hồn.

Hắn đặt nàng lên xe, chiếc đàn thì hắn cất trong chiếc túi vải xanh đeo sau lưng. Sau đó hắn lập tức ra roi cho cỗ xe,quay lại theo đường mon chạy về hướng Long Châu trấn.

Khi qua các ải quan, các trạm chứa quân lương của bọn lính Thanh, chiếc hiệu kỳ như một dấu hiệu tối mật mà bọn quân canh hễ trông thấy đều vội vàng tránh sang một bên mở cửa ải cho xe qua không dám hỏi han một tiếng.

Xe đã dừng lại bên mạt lộ vắng trong khi Phượng Trì còn chập chờn mê mệt, haì tay nàng bị trói chặt bằng một loại dây gần thú rẩn chấc và bên ngoài toàn thần nàng bị bao phủ bởi một lớp vải đen kín mít. Chỉ thỉnh thoảng xe mới dừng để vừa nghỉ ngơi, vừa lấy thêm thực phẩm rồi lại lao vun vút về hướng Long Châu. Đôi khi Phượng Trí cũng thữ vùng vẫy để xem thữ sức chặt của sợi dây trói. Nhưng rồi nàng tuyệt vọng ngay vì biết chắc rằng với loại dầy gân này càng vủng vẫy, nút thắt càng siết lại thêm chứ không ích gì. Nang cũng đã thử chửi rửa, gào thét nhưng trã lời nàng chỉ có tiếng gió rít và tiếng cười khì khì đáng ghét của kẻ lạ đã bắt cóc nàng. Nhưng cuối cùng cũng tới trấn Long Châu, chiếc xe hình như vẫn không chú ý gì đến cảnh vật chung quanh hoặc là nó đã có mục có mục đích rõ ràng của nó. Nó lao vút để rồi đứng sững lại trước dinh Tổng trấn Long Châu.Còn Phúc Chân khi đã đuổi theo kẻ lạ ngoài năm dặm, chàng mới sực nhớ những dấu hiệu lạ lùng và kêu thầm trong bụng :

“Thôi rồi !

Ta đã lầm mưu kẻ gian phi rỗi ! Chàng vội vàng quây quả trở lại.

Trăng vẫn lạnh lùng sơi trên bến Tầy Giang, ánh trăng giúp chàng nhin rõ chiếc thuyền của chàng nằm lật úp giữa dòng vẫn còn bập bềnh như một xác chết và sóng lăn tăn vẫn còn đập vào bên bờ cớ như không hề có chuyện lạ xảy ra cã.

Dưới ánh trăng, Phúc Chân nhặt được một chiếc hài thêu của Phượng Trì rơi lại trong đám cỏ hỗn loạn vì bị dày xéo. Lần theo vết cỏ xơ xác ấy, Phúc Châu đi dần về phía hạ lưa Tây Giang và ở đoạn này chàng phát hiện thêm những vết bánh xe cày mặt đất lên còn tươi rói như nó vừa mới rời khỏi đây thôi. Phúc Chân hối hận vì sự sơ sẩy của mình, chàng còn biết chuộc lại lỗi lầm bằng cach nào khác hơn là phải quyết tâm tìm cho ra con người ngọc ấy GÁI VIỆT GIỮA THANH CUNG Tổng trấn Long Châu vừa rời khỏi hoàng môn liền hỏi viên Điện tiền chỉ huy sứ vốn là bạn đồng liêu với mình:

– Hoàng thượng đã hồi cung rồi phải không hiền huynh?

Viên quan cơi điện trả lời :

– Trương Triều Hổ đến chậm quá, đức Kim thượng vừa tới Bảo Hòa điện ngự tiệc với các vị hoàng tữ rối.

– Hôm nay có lễ lạc gì mà đức Kim thượng ra đấy với các hoàng tử ?

Điện tiền chỉ huy sứ Viên Phục nói :

– Được tin Tôn Sĩ Nghị đại thắng tiến vào Thăng Long thành nên đức Kim thượng rất hoan hỉ ban yến cho các triều thần đến cùng hưỡng những giờ phút hoan lạc đó. Trong lễ mừng công này hình như người có cất nhắc tướng Trương Triều Long và ban thêm một tước hiệu cao quý nữa.

– Gia đình chúng tôi cũng thơm lây vì chiến thầng nay trong đó có sự đóng góp của Trương Triều Long, hiền Và với một cử chỉ rất đắc ý Trương Triều Hổ nói thêm:

– Chắc ngài Tể tướng cũng có mặt tại Bảo Hòa điện?

Viên Phục hỏi lại:

Ửa ! Ngài tìm Tể tướng có việc gì ?

– Trương Triều Long có đưa về ]đnh aâng lên đức Kim thượng ba vật quý ở nước Nam có lẽ ngài sẽ đại hoan hĩ đấy Những vật quý ấy tôi còn để ở ngoài khách quan.

Viên Điện tiền chỉ huy sứ nói:

– Hãy đưa đến Bảo Hòa điện ngay. Ta có nghe Người vừa nhắc đến việc này.

Người rất ưa kiếm báu và đàn tì bà. Còn nàng thiếu nữ thanh tân của quần Tây Sơn tuyệt đẹp . thì tất nhiên là ngài sẽ đưa vào việc “ngự thiện” ở tẩm cung. Ba món đó Trương tướng quần đã có đưa tin về triều từ hôm qua phải không ?

– Đa tạ ! Đó là tin riêng ở biên cương, tiểu đệ cũng chưa được biết.

Nói rồi bái tữ nhau, Trương Triều Hổ lập tữc đi vỉ Ma điện Bảo Hòa.

Ngây hôm sau vua Cân Long ngự đến Tây nội. Đó là một tòa lầu đài trong hoa viên rộng lớn của vườn thượng uyển mênh mông. Những người tuyệt sắc tữ khắp đất Trung Nguyên hoặc từ các nước khác bị bắt, bị mua hoặc dầng về triều đình cho vua Càn Long nhiều không kể xiết. Người đẹp nào có giá trị “đặc biệt” khuynh quốc khuynh thành mới được đưa vào Tây cung này. Nơi đây, cũng còn một vài cung nữ gia từ đời Khang Hi, Ung Chánh hoàng đế còn sót lại. Họ dạn dày kinh nghiệm về khoa “chuốt lục tô hồng” cho các vi nữ nhân hiếm quý mới được đưa đến.

Tần Muội, một nữ cung nhân già nói với Phượng Trì:

Tại cung Tây nội này xưa nay những mỹ nhân tuyệt sắc và được thánh Thượng sủng ái lắm mới đặc biệt đưa vào Nếu vừa lòng chúa thượng thì việc gì trên đời này lại chẳng được. Nay mỹ nhân tà đất Việt sang mà được trọng vọng như vậy, mỹ nhân có biết chăng … nàng đã khiến cho hàng ngàn cung phi mỹ nữ được chọn ở chính quốc lấy làm ghen tức. Chắc có lẽ nàng đã toại nguyện rồi ?

Thấy Phượng Trì lằng lặng không nói, bà ngở nâng vì vừa mới đến nên còn thẹn thùng e sợ …

Bà cùng bọn nữ cung nhân chợn màu áo thích hợp với làn da mịn như nhung màu đa óng như mở gà tươi thắm yêu kiều của nàng. Đồng thời bới lại kiểu tóc cho thanh tân sang quý nhất của cung đình Mãn Thanh cùng tô sơn điểm phấn và như tẩm nàng trong những lớp hương liệu thơm tho quyền quý mà nhà vua ưa thích nhất rồi đưa vào ngự cung, nơi đó chờ vua Càn Long đến ngự. Cuối cùng, bà không quên dặn dò:

– Nàng hãy biết rằng hễ được Thánh thượng yêu vì thì sống còn giàu sang bốn bể, ghét thì tan ngọc nát vàng, tấm thân suốt đời chịu giam hãm trong lãnh cung dưới tòa mặt thất toàn đá xanh lạnh lẽo để rồi làm quỷ vô thường mà thôi. .

Phượng Trì vẫn lạnh lùng im lặng.

Nhần dịp đưa khay vàng trà sen vàơ cho nàng, Tần Muội đã kín đáo rắc vào đó một ít hương liệu, ấy là loại hương mê hồn để cho thần trí con người sẽ hoàn toàn bị điều khiển bời lạc thú ái ân hầu thỏa mãn tính dâm ác của một ông vua tràn trề thú tinh như Càn Long.

Khi Tần Muội và lũ cung phi lui ra ngoài thì lão thái giám họ Điền nhỏ thó lùn tịt tới nơi. Lão ta nhìn cô gái Việt không chớp mắt vì sắc đẹp lộng lẫy của nàng. Lão có nhiệm vụ kiểm tra lần cuối bất cứ người đẹp nào lần đầu được dâng hiến cho đấng quân vương.

Lão ta tĩ mỉ xem xét từ vạt áo mỏng, từ hàm răng trắng như ngọc đến những cái móng tay nho nhỏ được cắt thon như quản bút dài và cả đến thái độ cử chỉ của từng mỹ nhân.

Đột nhiên, lão ta tiến sát gần Phượng Trì mà hỏi :

– Cô nương từ Thăng Long thành sang phải không ?

Lần đầu tiên từ khi vào đây, Phượng Trì gật đầu mát rơm rớm lệ.

– Cô nương có thích cảnh giàu sang tột đỉnh trong nội cung này không ?

Vẫn im lặng nàng lắc đầu.

Lão nhin quanh, khi đã biết chắc chung quanh không còn một bóng người, lão mới nói khẽ:

Cô nương yên lòng … tôi cũng là người Thăng Long sang đây đã bốn mươi năm rồi.

Phượng Trì nghe giọng nói khàn khàn trong họng tên thái giám già nua. Lão vừa nói giọng Thăng Long lơ lớ vì cô em giọng cho thật nhỏ.

– Nương tử ơi, đức Hoàng Thượng không có thói quen hành lạc với người đẹp nào trong buổi gặp gỡ đầu tiên cả và nương tử phải biết Hoàng thượng có máu lạ là rất ưa chuộng các mỹ nhân có mái tớc đẹp như sóng gợn của nương tử đấy ! Buổi đầu tiên ngài thường ưa nhìn gắm mái tóc huyền phơi phới ấy rất lâu … và hít thở hương vị nồng nàn của nó. Nếu nương tử quyết đảm không muốn nhơ thân với nhà vua thì tiểu thần sẽ cho biết một mánh khóe …

Phượng Trì nhìn dò dẫm lão rồi hỏi :

– Nếu cùng là người quê hương Thăng Long, xin lão hãy giúp tôi thoát khỗi ngục hình này.

Tên thái giám nói:

Giúp thì đâu có khó. Gặp người cùng quê hương lão cũng sẵn sàng liều cái mạng già này lắm chứ. Nhưng theo ý lão nương tử hãy gắng gượng một đêm nay. Nhất là đêm nay đức Kim thượng sẽ chỉ “chiêm ngưởng thưởng thức” mái tóc đẹp của nương tử mà thôi Đấy lão cho nương tử vật này dùng thoa lên mái tóc rồi cứ ngồi trơ như đá Hãy cố gẩng để chống lại cơn cuồng vọng của nhà vua.

Phượng Trì cầm lấy chiếc hạp sáp nhỏ mà lão thái giám vừa trao vừa dặn dò Hãy bôi lên mái tóc và hãy chịu mùi tanh hôi một chút, nhất định nó sẽ làm cho “lão vưng” nôn oẹ chạy xa còn sau đó, hãy để lão sắp đặt … Nhưng nên kín miệng kẻo lão và nương tử cùng chịu bay đầu đấy …

Phượng Trì tạ ơn lão, tiễn lão ra rồi ngổi lặng lẽ, thẫn thờ . Bỗng có tiếng hô vang:

Hoàng thượng giá lâm !

Lôi hô vang đội uy nghi của lão thái giám già hầu cận vua Càn Long làm tăng thêm vẻ long trọng của từng bước rồng xuống ngự. Về tuổi tác, tên thái giám này lớn hơn vua Càn Long cả một con giáp đáng lẽ đã bị thải ra khỏi nội cung rổi nhưng tữ lầu nhờ tài mẫn cán phục vụ nên y rất được quần vương tin côn nên đến bây giờ lão vẫn bảo toàn được vị trí trong nội cung. Đám phi tần và thị vệ đều chịu dưới quyền cai quản của hắn. Khi bước vào nội cung, như thường lệ, Càn Long hỏi:

– Nhà ngươi đã xong “bổn phận” chưa ?

Lão thái giám làm vẻ ngập ngừng thưa :

Nàng tuyềt sắc … nhưng tầu bệ hạ …dờng như nàng cớ chút bệnh gì đó mà …

mồ hôi không được thanh lám. Xin bệ hạ hãy lưu tâm về chi tiết nhỗ ấy.

Càn Long câu này :

– Không lẽ Trương Triều Long lại dâng một “cống phầm” chưa hoàn hảo đến cho ta ?

Lão thái giám khúm núm :

Tầu bệ hạ ….nàng có thể nói tuyệt sắc và gần như toàn hảo … duy có mùi mồ hôi … hoặc mùi mái tóc có hơi là lạ hoặc giả các người đẹp Nam man đều có cái vị phương Nam ấy ?

Càn Long bị gợi tính tò mò, lòng lão già tám mươi thích của lạ kích thích hần lên. Lão vua này tuy tuổi cao nhưng còn rất cường tráng vì lão thường dùng các loại sâm nhung quý hiếm, các vị thuốc “cải lão hoàn đồng” và các toa thuốc tăng lực tết nhất của các danh y được thữ thách tuyển chọn trong nước.

Cộng vào đó, Càn Long cũng như vua cha là Ung Chính đã bị Lã Tứ Nương và Ngư Nhương hành thích là hai tay đại cao thủ đã được các đại sư Thiếu Lâm, Côn Lôn và các vị Phật sống Tây Tạng truyền cho nội công và võ học vì thế mà nội lực của các vị vua này hết sức sung mãn.Trước đây Ung Chính là tay đệ nhị Thiếu Lâm võ công.Càn Long ra lệnh cho bọn thị vệ theo hầu được ra khỏi cung Tây nội chỉ đề lại lão thái giám già ngồi đợi nơi tòa bát giác trước Tây cung để phòng nhận lệnh khấn cấp.

Lão vua già Càn Long tới giờ “lâm hạnh” bước vào Tây nội trong giáng bệ vệ của vị chủ nhân khắp cả thiên hạ. Nhà vua tuy râu tóc đã bạc nhưng vẫn còn phương phi và màu da vẫn ửng hồng láng lầy. Thoáng thấy mỹ nhân ngồi quay lưng ra ngơài, mái tóc mây xõa tràn như dòng suối chảy, dưới ánh đèn như những viên ngọc lưa ly sáng rực, nhà vua kêu lên :

– Ái nương, có phãi nàng là người đẹp nhất của Tây Sơn Nguyễn Huệ ?

Nét mặt ụ uẩn của Phượng Trì phản chiếu trong tấm gương lớn sáng ngời và nàng vẫn lặng yên.

– Ái nương, nàng quay mặt ngọc lại đây cho trẫm xem nào ! Chao ôi, thật là một mưu vật trên đời này. Hãy nói họ tên cho trẫm được biết …

Phượng Trì vẫn ngồi thẫn thờ như người mất hồn … Càn Long đến cạnh nàng đưa tay vuốt nhẹ dài trên làn tóc mầy huyễn ảo. Lúc đó Phượng Trì lại xích xa nhà vua một khoảng. Càn Long là vị vua già bay bướm, lão đưa tay chạm vào vai nàng và khẽ xoay người nàng lại.

Phượng Trì cứ nhìn sững vào mặt vua, điều đó không có một ai, kể cả các sủng phi dám làm như vậy.

Nàng khẽ kêu lên:

– Xin bệ hạ miễn tội, trong người thiếp đang có bệnh … Vị vua già vẫn không có phản ứng gì vì lão đã gặp biết bao người đẹp lần đầu nhập cung, người nào lần đầu cũng tưởng tượng ra một bệnh gì đó. Nhà vua sững sờ rồi thưởng thức vẻ đẹp kỳ ảo của người cung phi mới rồi sau khi thỏa mãn cặp mắt, lão lại tiến sát bên nàng đưa bàn tay gân guốc to lớn ve vuốt ót trắng ngần của mỹ nhân.

Chợt lão sặc lên một cái, dụi mũi rồng lia lịa rồi đứng bật dậy.Một mùi kinh tởm như mùi thây ma vừa tanh vừa hăng hắc bốc ra dưới mái tóc nàng. Cũng chính cái mùi ấy đã làm Phượng Trì như muốn mê loạn, thần trí ghê tởm vô cùng nhưng vì muốn giữ thân nàng phải cố gắng bậm gan ngỗi lỳ như kế hoạch của lão thái giám đồng hương. Càn Long bước như chạy ra cửa cung đứng gợi lớn :

– Lão quái tử !

Giọng của Càn Long lúc này vừa chế nhạo vừa như khinh bĩ. Cái hỗn danh do Càn Long gợi ấy mãi thành quen, lão lại thấy nó có vẻ thân mật đặc biệt. Lão thái giám ì ạch chạy đến, miệng thưa vang lên :

Muôn tâu Thánh thượng, có hạ thần đây!

– Lão đến ta hỏi mau !

Lão thái giám đã biết việc gì rồi nên rất bình tlnh giả vờ làm ra vẻ kinh ngạc quỳ xuống chờ lệnh. Vua Càn Long khoát tay rồi lấy khăn lau mũi l1a lịa nói :

– Thật là thối tha bẩn thỉu chưa từng thấy !

Lão thái giám giả vờ run rẩy, nhưng trong lòng thì lão lại cố ghìm tiếng cười trong cổ họng. Cố dằn lắm lão mới tâu được :

– Thánh thượng truyền dạy điều chi?

Càn Long một tay phe phểy vạt long bào trước mũi, một tay vịn đai ngọc nới – Người thì đẹp như ngọc ngà không kém gì Tây Thi, Bao Tự vậy mà …sao thối quá ! Thối quá !

Lão thái giám lùn lần này không ngăn được tiếng cười, lãọ vội vờ ho lên hổn hển và cố gằn giọng tâu :

– Hạ thần đã có báo trước … tâu thánh thượng … cô gái Việt này có cái mùi … là lạ …Càn Long chửi đổng nạt lớn :

– Cái gì là lạ … nó thối tha như một xác chết chưa chôn làm sao ta chịu được …?

– Dạ nhưng hạ thần tiếc nàng quá đẹp … có lẽ chưa có mỹ nữ nào hơn !

Càn Long ấm ức :

Ngươi coi lại thử xem, hãy xét y phục xem có được sạch sẽ chăng. Ta mới đụng tới mái tóc đã chịu hết nổi rồi. Thôi hãy đưa ta qua Nam Thanh cùng đọc sách chứ ta mất thú để “lâm hạnh”, “lâm sàng” rồi.

Nói xong vội vã bỏ đi. Lão lùn lạch bạch chạy theo sau kéo theo bầy thị vệ cũng rầm rập vội vàng theo để … bão vệ thần rồng. Tuy là vua chúa nhưng trước đây đã cớ lần Càn Long tự ý một mình vi hành xuống miền Giang Nam. Lão ta từng giả làm dân đi quan sát việc thi hành pháp lệ của nhà Thanh, trừng phạt các quan lại tham nhũng và trên bước giang hồ ấy, Càn Long đã chạm trán và lăn lóc khá nhiều với đám dân đen nghèo khổ, gian trá, cường đạo hiểm nguy đủ mọi chuyện. Cũng vì vậy, Càn Long cớ phần nào chrư ảnh hưởng của đám “đầu đen” ấy nên nói có phần kém vãn vẻ trang trọng hơn các bậc tiên đế. Càn Long cũng là người phá vở nhiều cơ chế lạc hậu rườm rà, thực thi trực tiếp, giải quyết nhanh gọn nhiều việc phức tạp do các vương triều phong kiến cổ hủ trước để lại Lão đã quen ăn nói bộc trực thơ bạo của bọn hảo hán Giang Nam, và cũng do đó, Càn Long gần như lập tức nghe lời Tôn Sĩ Nghị xua quân đánh chiếm nước Nam.

Lão thái giám chạy gần như muốn đứt hơi mới theo kịp nhà vua già nhưng mạnh mẽ ấy.

Càn Long dừng chân quay đầu hỏi :

– Theo ta làm chi nữa ! Mau về xem xết lại coi nàng ra làm sao ? Ngày mai không thể như thế được nữa. Phải tắm gội cho nàng và chải chuết thật sạch sẽ thanh nhã …

– Dạ dạ xin kính vâng thánh chỉ. .

– Ta cho về tất cả, để mình ta đọc sách !

Càn Long bước vào tòa Bích Đồng viện, hôm nay vì còn tức tối cái mùi hôi của tần mỹ nhăn nên quát nạt cả đám thị nữ, thái giám và đuổi hết, chẳng cần tên nào canh gác cả.

Lão vua già cúi gầm trên án thư, nhưng những hàng chữ cứ to phồng lên không ra hình dáng gì cả.

Càn Long bỗng sực nhớ đến Ung Chính cũng bị mất đầu trong lúc ngồi trước án thư và cũng ở Bích Đổng viện này. Lão nổi cười lên khanh khách.

– Từng hổi này, ta còn sợ ké nào ám sát ta được !

Càn Long làm vua đã lâu, việc triều chính đã ổn định. Tộc Hán đang chịu nhục làm ăn yên ổn, thời đại lão tương đối thanh bình thịnh trị. Cả nhà vua, cả tộc Mãn đã hòa cùng tộc nhà Hán cùng vui thú vui của Hán tộc và lão đã, làm chúa tể thiên hạ, hưởng phúc lộc bậc nhất. Nay gần tám mươi, sai quân đánh chiếm nước Nam thì Tôn Sĩ Nghi đã đánh đến kinh đô báo tiệp thắng lợi liên tiếp quả là xứng đáng sự nghiệp của vị hoàng đế anh minh thần võ. Càn long càng nghĩ càng khoái trá cười vang như sấm …

Bọn thị vệ tuy bị đuổi ra khỏi Bích Đồng viện nhưng cũng chỉ lển quấn chung quanh chứ không dám đi xa để phòng khi Hoàng đế cớ nổi cơn cho gọi thì ứng tiếng kịp ngay.

Càn Long còn cho thuê một bọn sư phụ sư bá Lạt Ma Tây Tạng, võ sĩ nhà Thanh và cả hiệp sĩ Phù Tang đều có mặt trong trong đền viên minh để đề phòng toán vệ sĩ này toàn những tay trung thành, được ân sủng hậu, luôn luôn sẵn sàng chết vì chúa thượng. Hắn vừa rất tin cẩn bọn vệ sĩ ấy lại. vừa lúc nào cũng bi ám ảnh bởi “thiên mệnh” docái chết mất đâu của vua Ung Chính.

Càn Long đọc sách đến khuya rồi trở về Bắc cung nghỉ ngơi cùng hoàng hậu.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.