Trong cuộc đời tôi, có hai lời nói dối và hai sự kiện kinh khủng nhất khiến tôi kinh hoàng. Mãi về sau này, mỗi khi hồi tưởng lại thời thanh xuân, tôi đều rùng mình. Thậm chí, tính cách bất cần, ngang ngược, kể cả lo lắng bất an, không tin tưởng vào đàn ông, có lẽ cũng bắt nguồn từ 4 nguyên nhân trên.
Lúc tôi khoảng 13- 14 tuổi, lứa tuổi dậy thì. Lần đầu tiên tôi bị kinh nguyệt. Tôi hoảng loạn vô cùng. Mẹ tôi không giải thích gì nhiều, mẹ chỉ hướng dẫn tôi lấy vải sô gấp thành từng miếng băng dài rồi dùng kim băng to ghim vào quần nhỏ. Mẹ tôi nói, phải tránh xa con trai ra, không chơi với chúng nó. Chúng nó sẽ làm cho mày chết. Lúc đó tôi rất ngố, nghe lời mẹ nói như vậy nên tôi sợ lắm. Càng lớn, mẹ tôi càng nói với tôi rằng bọn con trai sẽ làm cho mày mang thai. Không được chơi với chúng nó. Cho tới khi tốt nghiệp cấp 3, tôi được mẹ tôi nhồi nhét vào đầu rằng bọn đàn ông chỉ thích ngủ với con gái rồi bỏ đấy. Mà con gái đã ngủ với đàn ông thì sẽ ai dám lấy. Lúc đó, tôi tin tưởng lời mẹ tôi nói. Gia đình tôi không đến nỗi quá nghèo túng, nhưng hai chị em tôi luôn được “ăn bài ca” chửi của mẹ tôi mỗi khi xin tiền học. Có một lần, khi đó tôi 14 tuổi, người đàn ông mà tôi gọi bằng bố nuôi – gọi tôi sang nhà, đưa tiền cho tôi, nói tôi đi chợ mua rau, rồi nhặt rau, rửa rau hộ.
Nhà bên đó có hai người con trai, người con trai lớn học chung với tôi, người con trai út học chung với Phụng Lê. Cả hai anh em nhà đó đều nghịch và hư hỏng. Tôi không thích hai anh em nhà đó. Nhưng chẳng hiểu sao, hai anh em nhà đó lại thích tôi. Mẹ nuôi tôi rất thích con gái, không sinh được con gái nên quý hai chị em tôi lắm. Trong nhà bài trí thế nào, tôi đều thuộc. Nhớ mỗi lần sang bên nhà đó học chung cùng người anh, còn Phụng Lê học chung cùng người em. Mẹ nuôi tôi nhờ hai chị em tôi học chung với hai đứa con nhà bà để kèm cặp hai người đó luôn. Không ít lần hai chị em tôi “ăn chực” cơm ở nhà mẹ nuôi. Cho nên, đồ đạc bài trí thế nào, tôi đều thuộc như lòng bàn tay. Nhà bố mẹ nuôi tôi là nhà khá giả nhất ở khu nhà chúng tôi. Khi mọi nhà chỉ có xe đạp thì nhà bố mẹ nuôi tôi đã đi xe máy Cup 50. Thời đó, là giàu lắm rồi. Bố nuôi thì đi xe máy Dream Thái. Ông là bộ đội, chức vụ kế toán, đơn vị gì tôi cũng không biết. Mẹ nuôi tôi thỉnh thoảng hay mua đồ cho hai chị em tôi, mẹ nuôi tôi nói, khi nào lớn thì về nhà mẹ nuôi ở chung. Tôi rất ngố rừng, khi nghe mẹ nuôi tôi nói vậy. Tôi đều phồng mồm từ chối. Cả hai anh em đó không giận tôi, lại nhìn tôi rất kiểu cưng chiều, cười cười, còn nói cái gì mà khi nào đến tuổi sẽ cướp về nhà họ nuôi tiếp. Tôi giận lắm, tránh không sang bên đó chơi nữa. Kể cả mẹ nuôi tôi gọi sang, tôi cũng lấy lý do này nọ để không sang bên đấy nữa. Ấy thế mà…. …
Sau khi mua rau xong, tôi gọi cửa sắt, đưa rau cho người bố nuôi kia. Ông bảo tôi vào nhà, nhặt rau hộ ông, hôm nay mẹ nuôi con đi làm về muộn. Tôi chần chừ, nghĩ ngợi thế nào, tôi lại đi vào nhà, nhặt rau hộ. Tôi cho rau vào bồn rửa, xả nước. Chẳng hiểu từ lúc nào, ông bố nuôi kia đứng sau tôi, ôm lấy lưng tôi, nói nhỏ: Con cho bố ôm một lúc, bố sẽ cho con tiền học. Tháng nào mẹ con cũng mắng hai chị em con vì bà không có đủ đóng tiền học phải không?
Tôi giãy dụa. Tôi rất sợ sự đụng chạm như vậy. Mẹ tôi đã nói: đàn ông đều là bọn không tốt. Tôi vùng vẫy. Ông bố nuôi tôi càng ôm chặt, hôn lên cổ tôi, hôn lên tóc tôi, ông dụ dỗ tôi, ông nói sẽ cho tôi tiền học, sẽ cho tôi tiền mua đồ dùng học tập, mua quần áo, mua cặp sách mới. Ông nghe con trai lớn nói đồ dùng của tôi đều cũ cả rồi, sách giáo khoa toàn mua từ hàng sách cũ. Tôi cắn răng không khóc, tôi càng giãy giụa, ông ta càng siết chặt tôi. Ông sờ soạng người tôi, từ bầu ngực còn đang chúm chím xuống đến quần tôi, bàn tay to lớn kia khua khoắng vuốt ve đám lông măng thưa thớt. Tôi cắn răng không dám khóc. Tôi giãy dụa mãi cũng mệt, để mặc ông ta thích làm gì thì làm. Đúng lúc đó tiếng mở cửa lách cách vang lên, may sao, mẹ nuôi tôi đi làm về, ông ta nhét vội một xấp tiền vào tay tôi rồi nói: mang đi đóng tiền học và mua đồ dùng mới. Đừng nói cho ai biết.
Đêm hôm đó, tôi sốt cao.
Tôi nghỉ ở nhà hai ngày, đến ngày thứ 3, mặc dù vẫn ốm, tôi vẫn nhất quyết đi học. Phụng Lê rụt rè xin tiền mẹ tôi. Vẫn như mọi lần, mẹ tôi chửi Phụng Lê một trận thậm tệ rồi mới lấy tiền ra đưa cho Phụng Lê đóng tiền học. Tôi giận dữ vô cùng. Trong lòng tôi lúc đó có bao nhiêu giãy dụa khổ sở. Lời nói của ông bố nuôi với việc làm của ông bố nuôi, tự nhiên nhảy vào trí não tôi. Hai luồng suy nghĩ chính – tà đánh nhau trong đầu tôi mãnh liệt. Cuối cùng, tà niệm thắng. Tôi đồng ý với cách thức của ông ta, đổi lại, tôi có tiền đóng tiền học. Trừ những lúc tôi bị kinh nguyệt ra, những hôm nào nhà cửa vắng vẻ, là ông ta lại ra hiệu cho tôi sang nhà. Tất nhiên không chỉ dừng lại việc sờ soạng, ông ta còn đi vào trong tôi. Ban đầu rất đau, tôi cắn răng không nói. Ông ta nói rằng không vào hết, chỉ ở bên ngoài thôi, sau này tôi còn phải lấy chồng. Tôi không hiểu ý của ông ta lắm. Thời đó, điện thoại bàn, ti vi hay xe máy chỉ thấy ở nhà giàu có, lúc đó cũng chưa có internet như bây giờ. Với lại bố mẹ cũng không bao giờ nói chuyện giới tính với con cái, phim ảnh cùng lắm chỉ dừng lại ở mức độ ôm hôn nhau. Chính vì thế, tôi mù mờ về mọi thứ.
Có tiền, tôi đưa cho Phụng Lê đóng tiền học. Tôi kể cho Phụng Lê nguồn gốc vì sao tôi có tiền, nhưng tôi không nói việc bỉ ổi của ông bố nuôi. Mọi việc chỉ diễn ra hai tháng, mẹ tôi thấy chúng tôi không còn xin tiền như trước mà chờ khi nào mẹ tôi có tiền thì tự đưa cho hai chúng tôi. Bà hỏi tôi, tôi nhất mực không nói. Bà đánh tôi, tôi cũng không khai ra. Có lần đánh lằn người tôi, rớm máu, Phụng Lê lao vào can ngăn và nói tất cả cho mẹ tôi. Thực ra, tiền mẹ tôi cho hai chị em đóng tiền học, chúng tôi cất riêng vào một chỗ. Thỉnh thoảng có sinh nhật bạn, hoặc là mua quà tặng ông bà nội và ông bà ngoại. Tiền còn thừa chúng tôi cất đi, không động chạm đến khoản đó. Hai chị em tôi tính khi nào vào cấp 3, tiền học sẽ nhiều hơn, lúc đó sẽ bỏ ra dùng bù trừ dần. Nhưng từ khi mẹ tôi phát hiện ra bí mật đó, mẹ tôi không cho chúng tôi tiền học nữa, bảo tôi sang xin ông bố nuôi. Tiền mà chị em tôi tích cóp lại, mẹ tôi cũng tịch thu nốt.
Tôi cùng quẫn vô cùng. Tôi xấu hổ. Mỗi lần ra đường, tôi không dám ngẩng đầu nhìn ai cả. Từ học sinh giỏi, tôi học sút xuống còn học sinh tiên tiến. Mẹ tôi cho tôi một trận đòn nhớ đời. Chuyện này kéo dài cho tới khi tôi tốt nghiệp cấp 2, chuyển sang cấp 3. Nhà bố mẹ nuôi tôi cũng chuyển đi chỗ khác. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Người con lớn năm đó không thi đỗ trường cấp 3 công lập, chuyển sang học trường dân lập. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp người đó đứng ở cổng trường cấp 3 của tôi, có khi tôi thấy người đó ngồi hút thuốc ở hàng nước vỉa hè gần nhà tôi. Cho tới khi gia đình tôi chuyển đi nơi khác, tôi không còn gặp lại người đó nữa.
Từ lúc xảy ra sự kiện kia, bóng ma đó vẫn quanh quẩn trong trí não tôi khiến tôi có cái nhìn lệch lạc về mọi thứ. Nỗi sợ đàn ông của tôi càng ngày càng dâng cao, tôi sợ ngay cả khi nói chuyện với họ. Nếu làm bạn thì được, nhưng nếu bất kỳ ai trong số những người tôi biết phát sinh tình cảm với tôi thì ngay lập tức, tôi tìm mọi cách trốn tránh. Tôi sợ. Bí mật kia là một nỗi nhục đen tối nhất trong cuộc đời của tôi, tôi sẽ giấu cho tới lúc chết.
Hôm nay, sau khi mẹ tôi than thở không có quần này áo nọ, bất giác, lại gợi về ” vết ố” của tôi năm đó.
Tôi biết mẹ tôi không có bộ quần áo nào tử tế. Phần lớn quần áo của mẹ tôi, của hai chị em tôi đều là người ta cho. Quần áo cũ nhưng vẫn lành lặn – kiểu như cũ người mới ta – khi chúng tôi mặc lên, coi như là quần áo mới. Tôi đi làm được gần một năm, đến giờ tôi vẫn chưa mua cho mẹ tôi được một bộ quần áo nào tử tế.
Công ty tôi tuy là công ty cổ phần nhưng lại một nửa cổ phần là của Nhà nước cho nên cơ chế trả lương cũng theo qui chế Nhà nước. 3 tháng đầu thử việc, sau đó ký hợp đồng 3 tháng, rồi kí hợp đồng 6 tháng. Hết 6 tháng sẽ kí tiếp 1 năm. Hết 1 năm sẽ được coi như là hợp đồng vô thời hạn. Tôi đang trong hợp đồng 6 tháng, có phụ cấp ăn trưa. Nhưng tiền lương cùng phụ cấp ăn trưa, nếu tính theo cơ chế thị trường, vẫn là thấp. Tôi chỉ đủ trả xăng xe, ăn trưa, trả tiền học cho Phụng Lê là hết. Tôi được biết những nhân viên khác trong bể bơi toàn là nhân viên nghề chuyển sang, nghĩa là họ được hưởng lương theo bậc tay nghề. Vì thế, cứ 2-3 năm thì thi lên bậc một lần, mỗi lần đó lại được tăng lương theo bậc nghề.
Một hôm, tôi làm ca tối, vị trí bán vé bể bơi, tôi đang ăn tối thì chú soát vé đứng bán vé hộ tôi. Tôi phát hiện chú không xé cuống vé. Không phải một lần, mà rất nhiều lần. Cuối ngày hôm đó, mọi người đi về hết, trong bể còn vài khách bơi, chú soát vé trực đêm, tôi kiểm hàng cuối ngày để bàn giao cho ca sáng hôm sau. Chú soát vé đưa cho tôi một ít tiền và bảo rằng: tiền lương thấp nên mọi người trong bể bơi toàn ” lấy tiền nhưng không xé vé” như thế. Chú dặn tôi đừng nói cho ai. Cùng là nhân viên với nhau nhưng có người nọ người kia, không phải ai cũng biết điểm dừng, không phải ai cũng biết sống. Tôi từ chối không nhận tiền đó. Chú nhét vào tay tôi và bảo tôi mua quần áo mà mặc. Là con gái mà chả có lấy bộ quần áo nào cho ra hồn cả. Hai mắt tôi hình như có nước, mũi tôi cay cay. Tôi gật đầu cầm tiền.
Có khoản tiền thêm đó, tôi mua cho mẹ tôi và Phụng Lê mỗi người một bộ quần áo. Về phần tôi, tôi sẽ mua sau. Tôi kể chuyện này cho chị Thúy Chi nghe. Chị nói: tiền lương thấp nên mọi người “cải thiện” bằng cách này. Nhưng làm cái gì cũng phải có điểm dừng, đừng nhìn thấy tiền mà tham, đến khi trượt dốc, thiệt mình chứ chẳng ai thiệt cùng mình. Bài học “Hòa đồng mà không hòa tan” nó là như thế đấy !
Thỉnh thoảng bác Giám đốc gọi tôi lên, hỏi tình hình dưới bể bơi, hỏi tôi thấy có hiện tượng gì lạ không. Tôi cương quyết lắc đầu. Nhưng chẳng có ai biết, cái lắc đầu đó cần bao nhiêu dũng khí, trong lòng tôi lúc đó có bao nhiêu giằng xé. Nói dối thật không dễ dàng chút nào. Nhất là với người thật tâm quí mến tôi như con đẻ. Tôi biết, bác Giám đốc vẫn nói đùa với mọi người ở dưới bể bơi rằng: nếu con bé Phụng Yến mà làm con tôi thì nhà tôi có 3 con Phụng.
Mỗi lần nhớ tới câu nói đó của bác Giám đốc, lòng tôi trầm xuống.
Ngược lại, mẹ tôi và Phụng Lê thì lại vui vô cùng. Mẹ tôi có quần áo mới nên mặt mũi rạng rỡ hẳn ra. Phụng Lê từ bé đã sống nội tâm, ít biểu lộ tình cảm ra bên ngoài, nhưng tôi nhìn thấy trong mắt em gái tôi niềm vui sáng rỡ. Từ khi chúng tôi dậy thì đến giờ, đây cũng là lần đầu tiên, hai chị em tôi dắt nhau đi ra chợ mua áo lót. Từ trước đến giờ, chúng tôi đều mặc lại áo lót cũ của người khác. Cái thì rộng, cái thì chật, thật là khổ sở. Mỗi tội hai chị em tôi chẳng quan tâm đến dáng dấp hình hài nên bên ngoài nhìn thế nào, chúng tôi đều mặc kệ. Có điều bây giờ lớn hơn rồi, từ sâu thẳm trong suy nghĩ, cả hai chúng tôi đều thích làm đẹp. Dù gì thì chúng tôi cũng là con gái. Mà đã là con gái thì bản năng trời sinh vẫn thích những cái đẹp.
Loáng một cái, một năm dần trôi qua. Tính ra tôi cũng đi học tại chức được 2 tháng. Ở lớp tại chức, tôi có vài người bạn. Chúng tôi tình cờ chơi với nhau, tình cờ phát hiện ra tuổi của người nọ hơn kém người kia 1 tuổi. Nhóm chúng tôi có 6 người. Toàn là con gái. Dần dần, cũng có thêm 2 người con trai: một người bằng tuổi tôi, một người kém tôi 2 tuổi. Phần lớn những người học tại chức đều là vừa đi học vừa đi làm. Tôi làm quen với mọi người và phát hiện ra điều thú vị này. Sự tự ti trong tôi giảm đi đáng kể. Tôi bắt đầu hòa đồng với mọi người hơn. Người bạn trai học cùng lớp với tôi, cho tới sau này, là người bạn thân duy nhất của tôi có giới tính nam.
Bạn ấy tên Đỗ Quang Hào. Tôi thường gọi là Xu. Tên của bạn ấy là Hào – vừa là Su hào, vừa là đơn vị tiền tệ Hào ngày xưa. Tôi gọi là Xu – vừa là Su hào, vừa là đơn vị tiền tệ Xu ngày xưa. Ban đầu cậu ấy kêu oai oái. Trong lớp tôi, cậu ta chỉ cho phép duy nhất một mình tôi gọi tên cậu ta như vậy. Nhà hai chúng tôi gần nhau, cho nên, buổi chiều đi học, tôi toàn bắt cậu ta đưa đón tôi đi học. Cả lớp tôi nghĩ rằng hai chúng tôi đang yêu nhau. Tôi gầm thét phản đối, bạn tôi nói: Người ta nói cũng có lý. Tôi đá cậu ta một phát, cấm cậu ta có ý nghĩ thích tôi. Tôi tuyên bố: nếu cậu thích tớ thì tớ sẽ không chơi với cậu nữa. Cậu ta chỉ cười hiền hòa. Tôi phải công nhận một điều: cậu ta khá là chiều theo sở thích của tôi.
Cho đến một buổi chiều, tôi ngồi chờ Xu đến đón tôi đi học như mọi khi, tôi bỗng thấy Khánh Phong lững thững đi về phía cầu thang nhà tôi. Tôi chột dạ.
Kể từ hôm tôi và Khánh Phong nói chuyện với nhau ở quán cà phê gần nhà, hai chúng tôi phần lớn đều nhắn tin hỏi han nhau là chính. Mà người chủ động nhắn tin thường là Khánh Phong. Tôi ở trong guồng quay học tại chức, học vi tính, thậm chí tôi còn đăng ký cả một khóa học thêm tiếng Anh. Từ lúc tôi tham gia vào trò chơi ” quay vòng vé bể bơi” tôi có thêm đồng ra đồng vào. Tiền dôi dư có được, tôi dốc toàn bộ vào việc học. Chính vì thế thời gian của tôi gần như kín mít cả tuần. Trên vai tôi lúc nào cũng là một cái balo chứa sách vở và một bộ quần áo sơ -cua. Tôi toàn mặc quần bò với áo phông, thuận tiện cho việc đi lại. Nếu là mùa đông, tôi khoác thêm một chiếc áo khoác dày nữa là xong. Chẳng hiểu sao chiều hôm đó, Khánh Phong lại bất ngờ đến nhà tôi mà không báo trước.
Khu tập thể nhà tôi có 5 tầng, mỗi tầng có 6 hộ. Phía cầu thang bên này có 2 hộ, phía bên kia có 4 hộ. Nhà tôi ở phía 2 hộ. Có nghĩa là phía nhà tôi có nhà tôi và nhà của anh Quốc Cường. Mỗi phía cầu thang đều có cửa sắt chung ở ngoài.
Khánh Phong đứng ở ngoài cổng sắt chung, đứng thẳng tắp, anh nhìn tôi hơi cười. Có lẽ anh buồn cười khi nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của tôi. Tôi vào nhà, lấy chìa khóa mở cổng sắt chung, vừa mở vừa hỏi chuyện anh.
– Sao giờ này anh lại ở đây?
– Anh đến xin phép bố mẹ em cho anh đưa em đi chơi
– Ôi, em không đi được đâu. Em đi học thêm.
– Em học vào những ngày nào?
– Em học thứ 2-4-6.
– Vậy hôm nay anh đưa em đi học nhé.
– Hề hề, em có bạn đưa đi học rồi
Tôi cười giả lả. Trong nhà tôi lúc này không có ai. Anh bước vào nhà, ngồi xuống ghế. Tôi đưa anh cốc nước ấm. Tháng 11, trời lạnh giá. Ngoài cửa sổ, từng đợt gió rít lên ù ù.
Anh nhắc lại đề nghị được đưa tôi đi học. Tôi chưa kịp đáp, đã nghe anh nói: Em đi học buổi nào, anh sẽ đưa em đi học buổi đó. Trừ khi anh bận, trừ khi anh đi công tác, anh mới không đưa em đi.
Tôi trề môi trêu anh: – Anh làm như em là người yêu của anh không bằng. Em có chân thì em tự đi. Anh hà tất phải phí thời gian với em làm gì.
Anh vừa uống nước vừa đáp: Anh không hao phí thời gian đưa đón em đi học thì anh mất vợ chứ chả chơi. Anh còn biết có một cậu luôn đưa em đi đón em về đấy nhé.
– Hờ, em quên nói với anh, đó là bạn trai em. Bạn trai em đấy.
– Bạn trai em chứ không phải là người yêu em.
– Ơ, người yêu em đấy. Anh hết cơ hội rồi. Em là hoa có chủ rồi nhé
– Người yêu em chứ không phải là người em yêu. Hai điều này hoàn toàn khác nhau mà.
– Ơ…. …..
Tôi cứng miệng ấp úng, còn anh vẫn thản nhiên uống nước. Đúng lúc, Xu gọi điện thoại cho tôi, cậu ta nói đang ở dưới tầng 1 chờ tôi xuống rồi. Bất giác tôi nhìn Khánh Phong. Anh chỉ mỉm cười, không nói gì cả.
Tôi nói thật, nụ cười của anh rất đẹp. Tôi cảm giác rất yên bình, rất trong sáng, rất hòa nhã. Tôi cảm giác có một sự rung động nhẹ trong lòng. Bố tôi lảo đảo đi về, gào thét gọi tôi ra mở cửa sắt chung. Tôi chậm rãi nói trong điện thoại với Xu: Chờ tớ, tớ xuống luôn.
Tôi nhìn Khánh Phong, cầm balo đã chuẩn bị sẵn. Tôi nghĩ hẳn anh đã nghe rõ và hiểu ý câu trả lời của tôi.
Anh bước ra cửa, đi giày, đứng chờ tôi ở cửa. Tôi đi giày, đeo balo, đi ra cổng sắt chung, mở cửa cho bố tôi vào nhà. Anh chào bố tôi. Bố tôi nào có nghe thấy ai nói cái gì nữa, ông đang trợn mắt nhìn tôi, lầm bầm làu bàu chửi rủa. Tôi xấu hổ, cúi đầu. Tôi định khóa cửa sắt chung thì nghe tiếng một người con trai khác nói: Em cứ để cửa cho anh.
Tôi quay lại, thấy Quốc Cường cười tươi. Tôi cười lấy lệ rồi rũ mắt xuống. Tôi xấu hổ với anh.
Từ khi gia đình tôi chuyển đến khu tập thể này, bên trong gia đình tôi thế nào, anh là người hiểu rõ nhất. Những lần tôi cãi mẹ tôi, tôi khóc một mình – cũng là anh chứng kiến. Tôi muốn đi học, tôi muốn học ngoại ngữ, hai mẹ con tôi nói qua nói lại với nhau – anh cũng chính là người nghe rõ nhất. Bởi vì thế, tôi xấu hổ.
Có lần, tôi ngồi trước ban công, gục mặt lên hai tay, mặc cho gió rét thổi từng đợt lạnh buốt, tôi ngồi im bất động. Anh đến cạnh tôi và nói: Em muốn đi học, hãy cố gắng để được đi học. Em muốn học ngoại ngữ – hãy thực hiện bằng được. Em hãy cố gắng đạt được điều em muốn bằng mọi giá. Em hãy ngẩng đầu lên mà sống. Em hãy tự tin vào bản thân em. Có tự tin, em sẽ đứng vững.
Lần đó tôi rất xấu hổ. Mẹ tôi ý muốn một bộ vòng ngọc trai. Tôi không đồng ý mua, tôi nói muốn dành tiền đi học thêm tiếng Trung Quốc. Mẹ tôi gào lên, chửi rủa: Học làm gì mà lắm thế. Đầu óc ngu si mà cứ thích đi học. Nếu thông minh thì mày đã đỗ Đại học rồi, đằng này đầu óc có giới hạn mà cứ thích học cái này cái kia. Học xong thì ai xin việc cho mày. Mày có quen biết ai không mà đòi xin việc ngon. Chỗ ngon đã chẳng dành cho mày. Tôi tủi thân vô cùng. Nghĩ đến hoàn cảnh nhà mình, đúng là chẳng quen thân với ai có chức quyền cả. Học xong không xin được việc, coi như công toi. Tôi ngồi ở ban công, nhìn thẫn thờ một cách vô định. Tôi cảm giác có người đứng cạnh tôi, nhìn sang, hóa ra là anh ta. Tôi và anh ta không ai nói với ai câu gì, chỉ nhìn về phía trước.
– Anh ta là hàng xóm à? – một giọng nói nhỏ nhẹ cất lên.
Tôi thảng thốt dứt khỏi suy tư, nhìn sang bên cạnh. Tôi quên mất còn có một người đang đi cùng – là Khánh Phong.
Tôi gật đầu thay cho câu trả lời. Anh lại nhẹ nhàng nói: – Anh cảm giác, người hàng xóm đó rất thích em.
Tôi nhìn anh một cách ngạc nhiên, vừa lắc đầu vừa tự nói một mình: Làm sao có thể…. …
Hai chúng tôi cũng đi xuống tầng 1, Xu ngồi chờ tôi trên xe máy. Cậu ta nhìn tôi cười rạng rỡ thay cho lời chào. Tôi bắt đầu giở tính mè nheo:
– Xu, tớ đói bụng. Hay mình đi ăn trước rồi mới vào lớp được không?
– Không được, muộn giờ rồi
– Nhưng tớ đói
– Đói kệ cậu. Ở nhà nãy giờ không ăn còn kêu cái gì.
– Ô cậu không thương tớ à?
– Không
Tôi giả vờ dỗi, đánh cậu ta vài cái. Chợt nghe có tiếng hắng giọng. Tôi nhìn Khánh Phong, cười toe toét
– Xu à, đây là bạn tớ. Anh ấy tên Khánh Phong
– Anh Khánh Phong à, đây là bạn học cùng em. Tên là Xu
– Vớ vẩn, tớ tên là Hào. Xu Xu cái gì, không cho phép giới thiệu tên của tớ như thế – Xu giả vờ giận tôi.
Khánh Phong nhìn hai người bọn tôi, anh nheo mắt cười, kiểu như anh trai đang nhìn hai đứa em chành chọe với nhau.
Tôi giơ hai ngón tay hình chữ V, gập gập xuống: Chào anh, em đi học đây.
Khánh Phong vẫn nhìn tôi cười, gật đầu.
Tôi và Xu đi học, vừa đi vừa nói chuyện bô lô ba la dọc đường, hai chúng tôi không biết, vẫn có một người âm thầm đi đằng sau.
Trên đường đi, tôi kể cho Xu nghe mọi thứ. Với cậu ấy, tôi chẳng giấu gì cả. Từ suy nghĩ cho đến cung bậc tình cảm của tôi, ngoài Phụng Lê ra, cậu ta là người hiểu tôi nhất.