Định Mệnh Là Những Chiếc Giày

Chương 15: Vở hài kịch đẫm nước mắt



Sáng hôm ấy tôi đến lớp với một gương mặt phờ phạc hốc hác vì thiếu ngủ. Thề có chúa cái lí do mất ngủ nó hoàn toàn không liên quan đến Anh Quân nhưng lại do anh mà ra. Tôi mất ngủ vì đống bài tập anh giao quá nhiều! =’= Vậy đấy, trong mọi tình huống, trong mọi trường hợp tôi vẫn là đứa được anh “ưu ái” nhất. Nếu như tất cả chỉ cần làm mấy bài tính toán trong sách giáo khoa thì tôi lại phải è cổ làm tất tần tật từ mấy bài lý thuyết dài ngoằng cho đến mấy bài tính toán nhìn đau cả mắt, cả trong sách giáo khoa, sách bài tập và một quyển bài tập anh đưa riêng cho tôi. (Sau này tôi mà làm việc ở phòng thí nghiệm, ai mà làm mất nhãn của mấy lọ dung dịch gì gì đó tôi sẽ đuổi việc thẳng tay không thương tiếc). Đó mới chỉ là môn hóa, riêng môn hóa thôi nhé. Lên lớp 11 cuộc sống thật sự cũng không dễ thở hơn chút nào với đống bài tập thì cứ ngày một cao ngất ngưởng, toàn bộ thời gian của tôi bị đống bài tập đó nuốt chửng. Cả tuần, khoảng thời gian mà tôi yêu nhất có lẽ là những buổi tối tập đàn, chỉ có những lúc đó tôi mới không cần phải suy nghĩ đến những phép nhân chia cộng trừ hay phải đắn đo suy nghĩ xem chất này có tác dụng với chất kia hay không… Nhìn rộng hơn một chút tôi mới phát hiện ra rằng toàn bộ số thời gian mà tôi có, đa phần đều có sự xuất hiện của Anh Quân. Do duyên số chăng?! Mà thôi, cho dù lí do có là gì đi nữa thì tôi cũng nguyền rủa nó.

– Trời! Mày nhìn như zombie sống dậy ấy. – Lam trợn tròn mắt nhìn tôi.

– Ờ, cũng tương tự vậy.. – Tôi thều thào đáp lại nó.

– Ừ, vừa nãy tao gặp Khang đấy. Ông ý nhắn tao là bảo mày lát họp câu lạc bộ vớ vẩn gì mà mày tham gia ý. – Lam tiếp tục cặm cụi nhắn tin.

– Sao anh Khang không nhắn tin cho tao?

– Ô hay tao biết được. Mà tao chuyển lời rồi đấy, mày đi hay không thì tùy.

Đương nhiên là phải đi rồi, đó là nguyên tắc số 1 của câu lạc bộ mà, không thành viên nào được phép vắng mặt trong các buổi triệu tập câu lạc bộ trừ những thành viên nghỉ có phép trên lớp học. Tôi đi học sờ sờ đây mà không đến chắc thầy tổng phụ trách lột da tôi làm thắt lưng mất.

Hết tiết 1 tôi lóc cóc xuống dưới phòng truyền thống. Đi xuống đến cầu thang tôi gặp một kẻ dở hơi có sở thích kì quái là thích trêu chọc người khác. Mà người có sở thích “dị nhân” như thế thì còn ai khác ngoài Anh Quân, “lão” thầy giáo chiếm được nhiều cảm tình của các nữ sinh nữa. Chắc anh vừa mới đến, tôi đoán vậy do anh vẫn xách chiếc túi màu nâu kẻ theo mình chứ không để trong ngăn tủ ở phòng giáo viên. Tôi vẫn giữ nguyên vận tốc, không đi nhanh mà cũng không đi chậm, hoàn toàn lơ đi sự hiện diện của Anh Quân.

– Này ngốc kia.

Tôi mím môi, cố giữ im lặng bởi tôi biết tôi mà nói lại thể nào cũng cãi nhau, mà đây là ở trường, ở trường đó chứ không phải ở nhà. Làm sao mà tôi tùy tiện được chứ.

– Này tôi gọi em đó!

Tiếng anh gọi chỉ khiến tôi đi nhanh hơn.

– Trịnh Tú An!

Lúc này tôi mới dừng lại à không không, không phải là dừng lại đơn thuần mà là sững lại ấy. Giọng anh nghiêm và to lạ thường kìm hãm bước chân vội vàng của tôi. Nếu người khác thích thầm một ai đó thì họ sẽ tìm cách tiếp cận người kia còn tôi thì ngược lại. Tôi thích Anh Quân nhưng tôi lại luôn giữ khoảng cách với anh. Cái thứ nhất vì tôi sợ nếu tôi cứ ở gần anh anh sẽ phát hiện ra tình cảm của tôi. Cái thứ hai là vì cứ hễ nhìn thấy tôi, bất kể ở chỗ nào, bất kể đang làm gì anh đều có thể tống thêm cho tôi một núi bài tập to tổ bố. Và thứ ba, lí do cuối cùng và cũng có lẽ là lí do nhảm ruồi nhất, là vì anh cứ gọi tôi là “ngốc”. Tôi có phải con thiểu năng đâu mà cứ gọi tôi là ngốc mãi thế? Tôi có càu nhàu, có phản bác, có kêu la thì anh lại chuyển sang gọi tôi là “hâm”. Y học bó tay luôn.

– Thầy gọi em ạ? – Tôi quay lại hỏi bằng khuôn mặt hồn nhiên vô (số) tội.

– Chứ không là tôi tự kỉ à?

– Có khi lại thật thế đấy ạ – Tôi lầm bầm

– Em nói gì cơ?

– Dạ không có gì ạ, em đang bảo trời hôm nay đẹp, trăng thanh gió mát nắng ấm ạ…

– Bây giờ đang là buổi sáng mà? Mà có trăng sao còn nắng ở đâu ra?

– À… à.. – Tôi hố nặng rồi. – Là… là vì mặt trời chiếu ánh sáng vào mặt trăng… rồi…rồi …ờm… tại em xem phim nhiều nên lẫn ý mà thầy. Phim “Mặt trăng ôm mặt trời” đó thầy..ha..haha..ha…

– Ồ ra là thế. Em còn có cả thời gian xem phim cơ à, vậy thì tăng bài tập lên nhé….

Nói rồi Anh Quân cười lớn. Anh đi vượt qua tôi tiến lên phía trước. May cho anh là tôi thích anh nếu không thì tôi chỉ cần một đạp thôi là anh “đoàn tụ” với nền nhà rồi. Mình có hơi ác quá không ta? Mô phật! 😀

Sau một hồi thấy anh vẫn đi cùng đường với mình tôi đâm ra tò mò. Con đường này chỉ dẫn duy nhất đến phòng truyền thống, tại sao anh lại đi đường này? Mọi khi anh có bao giờ xuống đến đây đâu cơ chứ.

– Thầy đi đâu thế ạ?

– Tôi đi đâu kệ tôi. Còn em?

– Ờ thì … em đi đâu kệ em…

– Láo nhể. Chết thật. Tăng bài tập.

Tôi trưng ra bộ mặt chán nản. Đã đến tới phòng truyền thống mà anh vẫn đi theo, tôi bực bội đứng khựng lại.

– Sao thầy cứ đi theo em thế?

– Ai nói tôi đi theo em? Tưởng bở à?

Anh Quân nguýt dài rồi tiến nhanh lên phía trước đẩy cửa bước vào. Tôi tròn mắt nhìn rồi cũng chạy theo sau. Bước vào phía trong phòng truyền thống tôi vô cùng bất ngờ. Mấy cái kèn cũ kĩ nhét xó giờ chất đống trên nóc tủ sắt yêu dấu của thầy tổng phụ trách có cái đầu hói và bụng bự lắc lư, đến cái đàn piano to đùng còn bị kê tít vào một góc chừa chỗ cho các thành viên của câu lạc bộ và gần như tất cả các thầy cô giáo trong trường. Có việc gì mà đông đúc thế nhỉ?

– À Tú An đến rồi à, lên trên đây đi.

Duy Khang thấy tôi vừa bước vào liền gọi lớn, anh quay sang bên nói nhỏ gì đó với một chị xinh xinh có cái búi tóc nhỏ trên đỉnh đầu.

– Có việc gì mà đông giáo viên thế anh? – Tôi hỏi.

– Sắp tới trường mình kỉ niệm 50 ngày thành lập trường. Chương trình đợt tới sẽ có cả giáo viên và cả học sinh tham gia. Anh đang hóng mấy thành viên mới của câu lạc bộ mình để xem các em ý như nào còn phân công. Còn riêng em thì luyện tập piano đi thi giật giải về cho trường.

– GÌ? THI THỐ GÌ Ở ĐÂY???

Tôi gào tướng lên khiến tất cả mọi người trong phòng đang nghe thầy phổ biến nội dung cũng phải quay ra nhìn tôi.

– Khe khẽ cái mồm thôi. – Duy Khang gõ nhẹ vào trán tôi một cái nhắc nhở

– Em xin lỗi nhưng mà em thì biết gì mà thi với chả thố? Trong trường cũng có nhiều người biết piano mà. Đùng một cái tự nhiên chọn em chả công bằng gì cả ý.

– Thế giờ em thích thế nào? Không phải anh chọn đâu mà các cô chọn đấy.

– Chẳng hiểu sao >

Tôi chẹp miệng vài cái rồi cũng tìm cho mình một chỗ ngồi cho đỡ mỏi chân. Chẳng hiểu từ đâu mà tôi cứ dính phải mấy cái cuộc thi vô bổ dở hơi như thế. Cái trường này có hơn 2000 học sinh, chắc chắn trong số đó phải có vài chục người biết về piano chứ, đâu phải mình tôi biết đâu mà cứ nhất thiết phải chọn tôi? Tôi cũng còn có rất nhiều chuyện cần lo chứ có phải chỉ có mỗi tập piano không thôi đâu. Tôi còn phải ăn, phải ngủ, phải chơi, gần đây thì còn phải làm xong cả núi bài tập của lão già chết tiệt kia nữa, lấy đâu thời gian mà đàn với đóm? Tôi ngồi nghe thầy thông báo rồi chọn lọc các tiết mục mà trong lòng thấy chán nản. Anh Quân được đa số mọi người đề nghị có một tiết mục văn nghệ gì đó cho lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường. Ai cùng đổ dồn về nhìn vị thầy giáo lúc nào cũng cố tỏ ra lạnh lùng xa cách với ánh mắt mong ngóng chờ đợi. Tôi không biết anh có đồng ý hay không.

Anh biết đánh piano nhưng lại không muốn động tới piano vì chuyện cũ, chuyện về một người con gái mà anh yêu rất nhiều. Anh nói rằng người con gái đó khiến anh không thể quên nhưng anh cũng đã thôi không nhớ về người đó nữa. Vậy anh có thể quay trở lại với piano không? Thực lòng mà nói, cảm xúc trong tôi bây giờ thực sự rất rối ren. Anh đã thật sự quên được người đó chưa hay câu nói hôm sinh nhật tôi chỉ là một lời nói để anh tự bảo vệ lấy cái tôi cao ngất ngưởng của mình?

– Xin lỗi mọi người nhưng tôi có biết đàn hát gì đâu mà tham gia… -Anh Quân cười nhẹ rồi xua xua tay. Tim tôi trùng xuống… Tôi ghét cái sự kiêu hãnh của anh… Nó làm tim tôi đau, nó làm lòng tự trọng của tôi bị tổn thương nhưng trên hết nó làm tôi sợ. Tôi sợ cái suy diễn của mình trở thành sự thật. Anh vẫn còn tình cảm với cô ấy… Tôi đứng dậy định bước về lớp nhưng thầy tổng phụ trách đã gọi tôi lại ngay trước mắt mọi người.

– À phải rồi, An đã biết là em sẽ nhận được vinh dự đi thi cho trường chưa em?

– Em nghĩ là nên trải đều cái vinh dự ấy cho tất cả những người khác nữa ạ.

– Tôi đáp

– Em nghĩ tất cả những thành viên khác của câu lạc bộ biết chơi piano cũng có quyền được đi thi chứ ạ?

– À cái này thì tất nhiên. Danh sách những người có đủ khả năng đi thi tôi sẽ lập sau nhưng tôi tin tưởng nhất ở em. Mong em sẽ không làm chúng tôi thất vọng. Cuộc thi sẽ diễn ra vào khoảng tháng 11 hay 12 gì đó nên em cứ yên tâm tập luyện. Tôi không thể từ chối nhưng cũng không muốn nhận lời. Tôi bây giờ chẳng có tâm trạng để nghĩ gì hết, chỉ “vâng” một câu vô thưởng vô phạt rồi xin phép về lớp với lí do quên đồ. Tôi cứ đi, bước từng bước thật chậm qua từng lớp học. Giờ mà về lớp tôi cũng chẳng còn tâm trí đâu mà học. Cái suy nghĩ anh vẫn chưa quên được người cũ cứ bám chịt lấy não tôi, khiến tôi cảm thấy hụt hẫng. Tôi quyết định bùng học tiết này và sẽ vào lớp ở tiết học sau.

Tiết này là tiết thể dục của thầy Dũng, ông thầy lắm chuyện nhất trường. Các mẹ các chị buôn chuyện cũng chưa bằng chuyện thầy Dũng đi gom nhặt ở từng ngõ ngách trong trường. Nhưng bù vào cái tinh cách hơi có phần “khác thường” đó thầy lại là một người hiền lành và ít khi phạt học sinh. Chính vì ỷ lại vào cái sự hiền lành đó của thầy mà tôi rất hay viện cớ để xuống tập trung muộn, lần này cũng không phải là ngoại lệ. Bác bảo vệ đánh trống thông báo vào tiết đã được hơn 15′ mà tôi vẫn còn đi rất thong dong từ trên lớp xuống phòng thể chất. Tôi thực sự rất nhởn nhơ cho đến khi bước gần đến cửa phòng thể chất, Việt Anh đang đứng ôm cây.

– Này ông có nhất thiết cần phải bày tỏ tình cảm với cái gốc cây đến mức độ thế này không?

– Bà im đi tôi bị phạt đấy.

– Phạt á? Thầy Dũng có bao giờ phạt ai đâu?

– Hôm nay thầy Dũng có việc bận đột xuất phải đi ngay, nhờ thầy Quân điều khiển cả lớp tập thể dục.

– Thế tại sao ông lại phải ra đây ôm cây thế này? Ông làm gì à?

– Tôi không đi giày, cãi bướng. Thầy Quân cho tôi ra đây suy nghĩ về sự khác biệt giữa giày và dép quai hậu.

– Thế còn vụ ôm cây?

– Tôi đứng đây chán quá không biết làm gì đành vặt lá cây chơi, đúng lúc thầy Quân đi ra, thầy bắt tôi ôm cây để xin lỗi… Ôi mẹ ơi… Còn ai dị hợm dở hơi hơn cái lão thầy này không chứ. Phạt nó đứng suy nghĩ về giày với dép thôi đã đủ rồi lại còn ôm cây. Đúng là có một không hai, dở hơi không ai bằng. Bỏ mặc Việt Anh tiếp tục đứng ôm cây tôi đi vào phòng thể chất. Cả lớp tôi lúc này đang ngồi chơi rất thoải mái, chẳng ai phải tập tành gì hết. Còn người được nhờ trông hộ tiết thì đang ngồi cầm điện thoại, đôi lông mày khẽ cau lại. Tôi dám cá là anh lại đang chơi mấy cái trò mà anh cài sẵn trên điện thoại. Tôi xin phép anh vào lớp anh cũng chẳng thèm ngước mắt nhìn lấy một cái, mà anh cũng chẳng biết là tôi đang nói với anh, vẫn chăm chú vào màn hình điện thoại.

– Thầy!

– Tôi gọi lớn

– À Tú An đấy hả.

– Lúc này anh mới chịu buông điện thoại, hai tay day day đôi mắt nâu vẻ mệt mỏi. Anh hạ âm lượng xuống mức chỉ mình tôi có thể nghe thấy.

– Tôi đang phân vân không biết nên cho em tập bài nào thì phù hợp. – Em không tập đâu. – Tôi cáu kỉnh – Gì? Sao lại không tập? Tôi đã phải nhấn mạnh thầy tổng phụ trách nhắc tên em rồi mà còn làm biếng không tập hả? Biết mình lỡ lời Anh Quân im bặt. Đôi lông mày vừa dãn ra giờ lại cau vào.

– Do thầy?

– Nếu không làm thế thì em thể nào cũng sẽ trốn. Tôi còn lạ gì em nữa.

– Nhưng em không có thời gian. Bài tập trên lớp thầy cho rõ nhiều.

– Tôi giảm là được chứ gì.

– Mặc kệ, em không tham gia đâu. Sau đó tôi bỏ ra một góc ngồi với Thùy và Lam. Thùy thì cố học thuộc hết đống bài sử trong vở để đề phòng lát bị gọi lên kiểm tra miệng. Lam thì liên tục kể về chuyện nó với anh bạn bên lớp A3. Tôi chưa bao giờ gặp cậu người yêu hoàn hảo của Lam cho dù lớp A3 cách lớp tôi có vài bước chân. Tôi cũng không quan tâm lắm về cậu bạn đó. Dù đã tự nhủ lòng rằng tôi không sao, rằng tôi đã suy nghĩ quá nhiều về chuyện của Anh Quân nhưng lòng tôi vẫn thấy có gì đó hẫng hụt. Như thể tôi bị ném xuống một cái hố không đáy, cứ thế rơi xuống, rơi nhưng không chạm được đến đáy của cái hố đó. Cũng giống như tôi thực sự chẳng thể nào chạm được vào suy nghĩ của Anh Quân. Tại sao tôi lại phải cảm thấy thế này chứ?

Tại sao tôi lại buồn phiền nhiều đến thế? Lo lắng suy nghĩ nhiều về chuyện đã qua của một người suốt ngày chèn ép bắt nạt tôi thì tôi được cái gì nào? Buồn thế chứ buồn nữa thì anh cũng đâu có biết rằng tôi thích anh… Tôi hoàn toàn không muốn quan tâm nhưng bản thân lại cứ suy nghĩ đến việc đó quá nhiều. Tâm lí của những người đang yêu kì quặc thật. Tôi đến phát cáu với bản thân mình mất thôi. Tối hôm nay là trung thu. Những gian hàng bán bánh trung thu mọc lên như nấm. Đi tới đâu cũng có thể dễ dàng thấy các loại đèn lồng, đèn ông sao trang trí ở các cửa tiệm. Trên phố Hàng Mã đã bắt đầu đông hơn. Nhìn cảnh đường phố nhộn nhịp tôi lại nhớ đến ngày mình còn bé, cứ vào dịp trung thu là lại đòi bố mẹ mua cho các loại mặt nạ và đồ chơi chất đầy phòng.

Tôi nhớ ngày ấy cứ đúng vào hôm rằm là bác tôi lại tổ chức phá cỗ trung thu cho tôi cùng các anh chị em họ. Do các anh chị tôi đều đã lớn hết, đa số đều đã có gia đình và có con, tôi lại là đứa bé nhất thế nên tôi nghiễm nhiên được phá cỗ với các cháu của mình. Cũng chỉ là những đứa trẻ hơn kém nhau vài tuổi nên rất dễ chơi thân. Ngày đó ngoài mâm ngũ quả và bánh trung thu còn có một món đặc trưng cho mùa thu đó là cốm. Hương cốm thơm lừng gợi cho tôi cảm giác mình đang đứng trên một cánh đồng dịu nhẹ. Nhưng đó là ngày xưa. Thời gian trôi dần rồi ai cũng phải lớn. Tôi đã không còn thích mấy thứ đồ chơi như ngày xưa ấy, các anh chị tôi cũng bận bịu với công việc, bác tôi cũng không còn tổ chức những buổi ăn uống như thế nữa. Vẫn là họ hàng nhưng giờ lại có gì đó xa cách. Gạt mình ra khỏi những cám dỗ của qúa khứ tôi tiếp tục làm nốt mấy bài trong sách mà Anh Quân giao về nhà. Làm được một lúc tôi nghe tiếng mẹ từ dưới nhà gọi lên. Tôi buông bút rồi cũng chạy xuống xem mẹ gọi gì. Chưa xuống tới nơi tôi đã nghe giọng Anh Quân léo nhéo ở trước cổng nhà. Có vẻ anh vừa đi mua đồ về.

– Con bảo với anh Anh Quân là sẽ sang bên đó sớm để chuẩn bị đúng không?

– Mẹ tôi nhẹ nhàng hỏi.

– Dạ?

– Tôi hoàn toàn chẳng nhớ gì về lời hứa hôm đó. Nghe mẹ nói tôi mới vỡ lẽ ra.

– Không sao ạ. Cháu cũng vừa đi mua đồ về, tiện thể qua đón em An luôn.

– Anh Quân mỉm cười nói với mẹ tôi.

– Bố cháu có gửi lời mời bác và anh chị qua ăn cơm ạ. Cháu xin phép đón em An qua trước để giúp bố mẹ cháu chuẩn bị đồ ạ.

– Ờ vậy hai đứa đi đi. Con còn đứng đần ra đấy làm gì còn không mau lên thay đồ rồi chuẩn bị đi với anh đi. Tôi làm theo lời mẹ, lóc cóc chạy lên thay mộ bộ quần áo khác rồi lại lạch bạch chạy xuống để chuẩn bị đi cùng Anh Quân. Từ đầu đến cuối tôi chẳng nói câu nào, chỉ lừ lừ làm theo như một con robot người ta sai gì làm nấy, hoàn toàn không có cảm xúc.

– Sao im lặng thế?

– Anh Quân nhìn tôi qua gương chiếu hậu khi xe dừng ở một ngã tư đợi đèn đỏ Tôi chẳng nói gì chỉ nhún vai một cái tỏ ý không muốn cuộc trò chuyện tiếp tục diễn ra.

– Do việc tập đàn hả?

– Anh mặc kệ tôi, tiếp tục “độc thoại”

– Tại sao em không tập?

– Em không thích.

– Tôi miễn cưỡng trả lời.

– Tại sao lại không thích?

– Bởi vì không thích. Không thích đơn giản vì không thích, thế thôi! – Không thích cũng phải có lí do chứ.

– Cần quái gì lí do. Thầy từ chối tham gia hoạt động của trường cũng có lí do đâu. … Cuộc cãi vã vẫn cứ xoay quanh một cái vòng luẩn quẩn. Mãi cho đến khi về đến Back In Time tôi mới chịu nhượng bộ, xách túi đồ chờ Anh Quân cất xe. – Thế rốt cục vẫn chỉ là xoay quanh chuyện tôi không tham gia hoạt động của trường thôi chứ gì? Phải không?

– Em không muốn nói nữa, mệt rồi! Tôi gắt lên đầy bực dọc rồi đi thẳng lên nhà trên. Tôi thật sự rất muốn hỏi xem có phải anh vẫn còn tình cảm với người cũ nên mới từ chối tham gia hay không nhưng câu hỏi ấy vẫn chỉ là để tôi dùng tự hỏi chính mình. Suy cho cùng, tôi có là gì của anh chứ. Học trò à? Em gái à? Người quen sao? Bạn? Hay là con gái của bạn thân của mẹ?

Tôi nghĩ rằng dù có là ai trong số kể trên đi nữa thì tôi có quyền gì mà tra xét vấn đề tình cảm của anh? Tôi có quyền gì mà bực dọc, mà giận dỗi với anh? Thực chất tôi chẳng là gì cả. Anh Quân từng kể với tôi rằng anh có khá nhiều bạn, cả trong nước lẫn ngoài nước. Nhưng người anh tin tưởng và thật sự coi là bạn thì chỉ đếm trên đầu ngón tay, người hiểu được anh càng “hiếm” hơn cả các loài động vật trong Sách Đỏ nữa. Chính vì vậy anh rất coi trọng những con người ấy, anh còn nói rằng anh còn có một danh sách những người cần coi trọng. Khi nghe được điều này tôi đã bật cười, cho rằng cái danh sách này thật là điên rồ, anh thật là đã đặt bản thân mình quá cao rồi. Nhưng ngay lúc này đây, khi tự nhìn lại thì tôi lại tự cười bản thân mình bởi bây giờ tôi vô cùng muốn biết rằng trong cái danh sách chẳng-giống-ai đó có tôi hay không. Cái danh sách đó thực ra chẳng phải anh đã đặt bản thân lên quá cao mà là để anh có thể xác định được anh cần cư xử với họ như thế nào, để anh nhớ rằng những con người ấy là những người mà anh cần trân trọng. Trong những người đáng trân trọng đó có tôi không?

Tôi ngồi ở một góc trong phòng bếp và ngồi nhìn các chị nhân viên đang bỏ từng mẻ bánh trung thu ra khỏi lò nướng. Tôi ngồi đây nãy giờ chỉ để làm một công việc nhàm chán đó là ngồi gấp những hộp bìa này lại để khách có cái đựng bánh trung thu đem về. Đây là công việc ít vui nhất mà tôi từng làm, nó thậm chí còn nhàm chán hơn việc ngồi đợi xe bus 2 tiếng đồng hồ. Anh Quân bước tới, tay áo xắn cao, mồ hôi lấm tấm. Anh mỉm cười, kéo chiếc ghế bên cạnh tôi rồi ngồi xuống vớ lấy mấy cái hộp mà tôi vừa gấp xong đang để một đống ở trên bàn. Anh mở mấy chiếc hộp đó ra rồi lại đóng vào, xoay xoay chiếc hộp trên tay rồi gật gù công nhận.

– Đẹp phết nhỉ. Em khéo tay đấy.

– Chỉ là cái hộp thôi mà.

– Chỉ là cái hộp mà mấy chị nhân viên yêu quý của em xếp không nổi đấy. Cái thì thò ra cái thì thụt vào. Có cái thiếu nguên một mảng bìa không cài vào được cơ.

– Thầy nói xấu nhân viên nhé.

– Tôi trả lời nhưng mắt thì vẫn cứ dán vào tấm bìa trong tay

– Đã giao hẹn là ở nhà thì không có thầy trò gì rồi cơ mà.

– Nhưng đây là phòng bếp mà, có sao đâu. mấy anh chị nhân viên thì cũng quen biết hết cả rồi. Sau đó cả gian bếp chìm trong những tiếng bước chân vội vã của các anh chị nhân viên, tiếng bình đun nước kêu tu tu, tiếng loạt soạt của những mảnh bìa trên tay tôi. Anh Quân cứ ngồi đó nhìn những miếng bìa màu đỏ in hình mặt trăng màu vàng rồi táy máy những miếng bìa chưa được ghép.

– Có nhiều hoa tay là sẽ khéo đúng không?

– Anh Quân nhìn hai bàn tay đang xòe ra của mình và hỏi một câu mà tôi cho là hết sức ngớ ngẩn.

– Sao ạ? – Xem hoa tay kiểu gì nhỉ?

– Em biết xem đấy. Đưa em xem cho.

– Thôi khỏi, tôi biết tôi có bao nhiêu hoa tay rồi không cần em xem.

– Anh vội vã rụt tay lại

– Đưa em xem nào, em cũng không có nhiều hoa tay đâu. Tôi cố gắng kéo tay anh. Cuối cùng anh cũng chịu xòe cả 10 đầu ngón tay ra cho tôi xem nhưng mặt thì xị xuống.

– Ơ.. Sao lại..

– Tôi có một cái thôi, là cái mà em vừa xem xong đấy.

– Anh làu bàu.

– À… Tôi cố gắng giữ cho mình không được cười. Anh có đúng một cái hoa tay ở ngón tay cái, bảo sao lại không cho tôi xem hoa tay. Nhìn khuôn mặt anh chốc chốc lại cau vào khiến tôi hết sức buồn cười. Tôi biết mình mà cuời bây giờ thì thể nào cũng sẽ có động đất hay là sóng thần hay gì đó đại loại thế xảy ra. Sau gần 2 tiếng đồng hồ, tôi rốt cục cũng xếp xong đống bìa thành những chiếc hộp xinh xắn để người ta có thể gói bánh trung thu và mang về. Vươn vai rồi vặn mình một cách rất thoải mái, lúc này tôi mới nhận ra rằng Anh Quân đã rời đi từ lúc nào. Nhìn lên đồng hồ, bây giờ mới có 4h chiều, mẹ và anh chị tôi chắc phải còn lâu nữa mới đến. Tôi đứng dậy, bàn giao lại đống hộp trên bàn cho anh quản lí mới của quán rồi cũng không ở lại làm quẩn chân mọi người.

Tôi leo lên phòng Anh Quân, định gõ cửa nhưng nghĩ lại thôi. Tôi đi một mạch lên trên tầng 4, nơi có căn phòng trống với cây dương cầm đặt ở đó với bao nhiêu kỉ niệm của anh cùng với nguời con gái mà anh yêu. Chắc cô ấy cũng đã từng ngồi chỗ mà tôi đang ngồi, nghịch những phím đàn mà tôi đang thấy. Riêng tôi, một người không hề biết, không hề liên quan đến những việc xảy ra trong quá khứ mà còn có thể hình dung ra cảnh tượng hết sức lãng mạn có hai người trong một căn phòng chỉ chứa một cây đàn piano với những tấm ảnh kỉ niệm và những lãng hoa bất tử nhỏ bé nơi góc phòng thì Anh Quân, một người biết rất rõ và cũng là nguời đã trải qua một cuộc tình đẹp như mơ, việc nhớ lại những chuyện đã xảy ra là việc không tránh khỏi. Tôi ngồi xuống trước cây đàn, ngón tay lướt nhẹ trên những phím đen trắng, đầu óc vẫn không ngừng suy nghĩ mông lung. Tại sao tôi lại chơi piano nhỉ? Lúc đầu tôi đâu có thích piano đâu. Đúng vậy, ngày xưa tôi không hề thích piano dù chỉ là một chút xíu. Hồi tiểu học tôi có một cậu bạn thân, cậu ta không học chung với tôi nhưng nhà cậu ta gần nhà tôi. Ngày ấy tôi đồng ý ngồi yên một chỗ, tập đi tập lại những nốt nhạc nhàm chán chỉ vì bị cậu bạn đó “rủ rê lôi kéo”.

Cậu ấy cũng đi học piano nhưng ngược lại với tôi, cậu ấy yêu piano. Đó chỉ là lí do lãng nhách ban đầu. Tôi chịu khó tập luyện piano có lẽ là vì bố, bố tôi đặc biệt thích tiếng đàn piano. Ông nói tiếng đàn piano giúp ông thư giãn, thoải mái và cảm thấy dễ chịu. Cô giáo dạy đàn của tôi từng nói rằng mỗi bản nhạc đêu là những cảm xúc riêng và không cảm xúc nào giống nhau hết. Cảm xúc được nhắc đến ở không chỉ là của người viết nhạc mà là của người chơi đàn, họ bày tỏ cảm xúc của mình qua từng giai điệu thăng trầm của bản nhạc, bày tỏ tâm trạng của mình qua những phím đen trắng. Chính vì vậy tuy cùng một bản nhạc nhưng qua sự thể hiện của hai người khác nhau lại có thể mang âm hưởng khác nhau.

“To Zanarkand” là bản nhạc mà tôi yêu thích nhất cho dù nó có khó chơi đến mức nào đi nữa. Lần đầu tiên tôi nghe thấy “To Zanarkand” là ở trên máy tính của ông anh già, khi mà bộ series game Final Fantasy vẫn còn đang là một trò chơi hot nhất thời bấy giờ. Cô giáo dạy đàn của tôi thường hay nói rằng, mỗi bản nhạc đều có một ý nghĩa riêng của nó. Cô thường hay đánh một đoạn nhạc ngắn rồi đố chúng tôi đoán ý nghĩa của bản nhạc. Hồi ấy tôi vẫn còn bé nên không hiểu được ý nghĩa của bản nhạc là cái khỉ gì, mà suy cho cùng thì một nhóc con bé tí bé teo như cái kẹo thì biết quái gì về ý nghĩa chứ, chỉ cần nghe lọt tai là thích rồi. Lớn thêm chút nữa, khi tôi hiểu biết hơn về cái gọi là “ý nghĩa” tôi cũng tập tành tìm hiểu ý nghĩa của bản nhạc đã nghe được trên máy tính của lão anh trai.

Nhưng rốt cục cái bộ não “con bò” của tôi cũng phải chịu thua. Ngày qua ngày, tôi dẹp bỏ cái ý định tìm hiểu về ý nghĩa ý ngủng gì đó qua một bên và tiến đến tập luyện nó. Đây hoàn toàn không phải là một bản nhạc dễ đối với những người mới tập, nhất là khi đó lại còn là một con bé lóc cha lóc chóc. Dù thế nhưng tôi vẫn tập từng nốt rời rạc, nghe nó hao hao bản nhạc gốc nhưng cũng chỉ là hao hao mà thôi. Cho đến bây giờ, các nốt nhạc của bài “To Zanarkand” thì vẫn vậy nhưng con nhóc bé tí teo ấy đã trở thành một nữ sinh. Kĩ năng có thể đã tiến bộ rất nhiều, ý nghĩa thì cũng có thể đã hiểu một chút nhưng cảm xúc khi chơi bản nhạc ấy thì vẫn chỉ có thể gói gọn trong một từ: Buồn! Tôi cứ tiếp tục chơi đàn, ngón tay lướt trên mặt đàn. Giai điệu của bản nhạc cứ thế cứ thế ngân lên từng nốt rồi im bặt chỉ vì có một đoạn trong bài nhạc đó tôi vẫn chưa luyện được. Tôi không thể tiếp tục đánh nốt đoạn phía sau.

– To Zanarkand?

– Anh Quân đứng ở cửa từ lúc nào, thấy tôi ngừng lại anh mới lên tiếng.

– Sao không chơi nữa?

– Em không biết đánh phần sau.

– Không biết?

– To Zanarkand là em tự học, học mò.

– Ồ… Tôi có bản sheet của bài này đấy, nếu em muốn thì có thể photo. Ngồi lui sang kia. Anh ra lệnh cho tôi ngồi xích sang một bên rồi cũng ngồi lên chiếc ghế dài. Anh vặn vẹo cổ tay rồi chỉnh lại tư thế ngồi sao cho ngay ngắn và thoải mái nhất. Anh Quân đặt tay lên phím đàn, đôi mắt nâu dính chặt vào những phím đen trắng. Anh nói mà không nhìn tôi.

– Em cũng đánh đi. Tôi với em mỗi người một khuông tay. Đến chỗ nào không biết thì dừng lại, tôi sẽ chỉ. Hành động của anh khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Anh đánh piano, rồi còn bảo cả tôi đánh cùng, mỗi người đánh một khuông tay. Anh bắt đầu đánh mặc cho tôi đang tròn mắt nhìn. To Zanarkand, bản nhạc có những hợp âm trong trẻo lặp đi lặp lại. Tôi nghe thấy tiếng nhạc, nhưng không phải là do cây đàn phát ra mà là từ cái máy tính ngu ngốc của anh trai tôi.

Tiếng đàn của Anh Quân khiến tôi không thể phân biệt được đâu là thực tại và đâu là quá khứ. Giữa những thứ đã qua và những thứ đang xảy ra luôn luôn có một mối liên hệ nào đó khiến chúng được móc nối lại với nhau, khiến tôi thi thoảng vẫn hay lạc về quá khứ rồi từ quá khứ trở lại với thực tại. Tôi thẫn thờ nhìn Anh Quân chơi bản nhạc ưa thích của mình. Tiếng nhạc này là sao nhỉ? Là vui? Hay là buồn? Ngày trước, ý nghĩa của bản nhạc đối với tôi chỉ là một khúc nhạc ru tôi vào giấc ngủ. Lớn hơn chút nữa tôi nhận ra nó nhiều hơn là để ru ngủ. Lớn hơn chút nữa tôi lại nhạn ra bản nhạc ấy nhuộm một màu buồn. Sau khi đã tìm hiểu về Final Fantasy, bản nhạc To Zanarkand đối với tôi lại là một câu chuyện tình buồn, rất buồn… Phải chăng Anh Quân đang kể về chuyện tình của mình??? Có một câu chuyện cũng buồn như thế, có lẽ là buồn hơn thế. Hoặc có lẽ đáy chỉ là một câu chuyện quá đỗi bình thường nhưng vì một lí do nào đso mà tôi cảm thấy buồn. Đó là câu chuyện cuộc đời tôi, câu chuyện về việc tôi thích người mà tôi đã từng rất ghét, còn anh ta thì luôn mang bóng hình người cũ. Một vở hài kịch thấm đẫm nước mắt! Những nốt cuối ngân, Anh Quân dừng lại nhưng đôi bàn tay vẫn đặt trên phím đàn. Anh nhìn về phía ngoài sân rồi khẽ buông một tiếng thở dài. Dù trời đã sang thu nhưng cái oi bức của mùa hè thì vẫn còn tồn đọng khiến cho căn phòng càng trở nên ngột ngạt. – Lâu rồi không động tới piano. Giọng anh trầm trầm. Anh Quân rút ra một bông hoa hồng trắng được làm từ giấy ăn rồi nhẹ nhàng đặt lên phím đàn.

– Tôi không khéo tay nhưng cũng đẹp đấy chứ đúng không?

– Chắc thế ạ…

– Em có biết tại sao tôi từ chối tham gia hoạt động ở trường không? Tôi lắc đầu.

– Tôi tin rằng mình tài năng hơn tất cả bọn họ nhưng tôi không muốn thể hiện. Nhưng em thì khác.

– Dạ? Khác? Sao lại thế ạ?

– Nếu em đạt giải, con đường đên đại học của em sẽ dễ dàng hơn.

– Chỉ có vậy thôi ạ?

– Thế em nghĩ còn vì lí do gì khác à?

– Dạ không hihi

– Vậy từ mai chúng ta sẽ tập luyện nhé. To Zanarkand? Hôm nay anh chơi piano, nghĩa là anh không còn nhớ về người cũ nữa? Tôi cười, một nụ cười ngu ngốc và ngớ ngẩn. Và thế là To Zanarkand đối với tôi, bằng một cách nào đó, trở thành một bản nhạc tuy buồn, nhưng vui… Một cơn gió thổi ngang qua, bông hoa giấy mà anh vừa xếp khẽ rung rinh, cánh hoa trắng mong manh như báo hiệu cho một khởi đầu mới mà chẳng ai có thể đoán trước được nó là gì. Tôi tin rằng đoạn đường đó sẽ gập ghềnh khó đi nhưng nếu bên cạnh tôi có anh thì tôi còn sợ gì nữa?! 🙂


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.