Tiết Đoan ngọ năm nay không giống mọi năm. Nguyên nhân bởi vì năm nay là một năm rất đặc biệt. Đó là năm “Thiên địa phong vân, long phượng quần phương” sáu đại bảng đồng thời xuất hiện. Hôm nay vừa đúng là tiết đoan ngọ, nên cũng là ngày hiện bảng.
Cái gọi là “Thiên địa phong vân, long phượng quần phương” sáu đại bảng là chỉ “Thiên bảng”, “Địa bảng”, “Phong vân bảng”, “Long bảng”, “Phượng bảng”, “Quần phương phổ”. Trong sáu bảng này “Thiên bảng” là thần bí nhất, bởi vì sáu mươi năm “Thiên bảng” mới đổi mới một lần, hôm nay chính là ngày Thiên bảng tái hiện.
Lần đầu “Thiên bảng” xuất hiện là ở sáu mươi năm trước. Thời kỳ đó võ lâm sôi nổi chưa từng có, cao thủ nhiều như mây, đạt đến đỉnh cao hơn bao giờ hết; Lúc ấy, Thiên cơ cốc chủ – Thiên cơ thư sinh đã viết lên trên bảng năm vị cao thủ, chính là năm tuyệt thế cao thủ thời bấy giờ, có thể nói mỗi người là nhân vật thuộc cấp bậc tôn sư. Thế rồi bảng gốc được gọi là “Thiên bảng”, cũng là “Thiên bảng” lần đầu tiên. Năm đại cao thủ ghi trên Thiên bảng, cũng vì sự xuất hiện của nó mà nổi danh bốn biển, uy chấn bát hoang. Mặt khác, sau đó Thiên cơ cốc chủ tuyên bố với võ lâm, rằng cứ sáu mươi năm sửa đổi “Thiên bảng” một lần. Cho nên, “Thiên bảng” hôm nay đã là lần thứ hai rồi.
Sáu mươi năm trước, do “Thiên bảng” xuất hiện, “Địa bảng” liền xuất hiện theo, so với “Thiên bảng”, “Địa bảng” ký tải tổng cộng hai mươi võ lâm cao thủ, trừ năm cao thủ lợi hại nhất trên “Thiên bảng” ra. Song, sự khác biệt giữa “Thiên bảng” và “Địa bảng” cũng cực kỳ rõ, sự chênh lệch giữa hai bảng là rất lớn. Nếu xét về võ công thì võ công của người đệ nhất Địa bảng tối đa cũng chỉ xấp xỉ sáu bảy phần so với người đệ ngũ Thiên bảng mà thôi. “Địa bảng” xuất từ “Võ lâm thư viện”, “Võ lâm thư viện” hai mươi năm sửa bảng một lần, chỉ có hai mươi người, tuyệt không tăng thêm. Do độ khó của “Thiên bảng” cực cao, người bình thường tuyệt đối không có cách nào tiến vào được, vì vậy “Địa bảng” càng là giấc mơ mà người võ lâm mưu cầu. Vì “Địa bảng” hai mươi năm sửa đổi một lần, do đó năm nay đã là lần thứ ba rồi.
Bởi vì “Thiên bảng” và “Địa bảng” xuất hiện, khiến cho người võ lâm vì muốn được nổi danh trên bảng mà dốc sức luyện võ, phong trào tập võ rất hưng thịnh, khiến nhiều người đều khổ luyện võ công, cố gắng để một đêm thành danh. Kể từ đó, người võ lâm lớp lớp xuất hiện, cao thủ như mây, việc tranh giành “Địa bảng” cũng càng lúc càng khó khăn, rất nhiều cao thủ võ công xuất chúng, vì đủ loại quy tắc nên không thể tiến vào “Địa bảng”, tâm tro ý lạnh, chuyển sang tổ bang lập phái, muốn lấy cách thức khác để thành danh, nhằm đạt được mục đích. Bang phái trong võ lâm mọc lên như rừng, nhất thời không ít nhân vật phong vân, nổi danh không dưới cao thủ “Địa bảng”. Cũng chính khi đó, “Thiên tinh thư viện” liền lập ra “Phong vân bảng”, trên mặt ký tải ba mươi sáu nhân vật phong vân, ngoài những nhân vật nổi tiếng nhất nằm trên Thiên bảng và Địa bảng ra, đa số là nhân vật đầu não ở một số bang phái, hoặc là một số nhân vật trội nhất. “Phong vân bảng” khác với “Thiên bảng” và “Địa bảng”, bởi vì “Phong vân bảng” luôn luôn đổi mới, mỗi ngày đều có thể thay đổi, tùy theo tình thế biến ảo của võ lâm. Ngoài ba bảng vừa kể, ở hai mươi năm trước trong võ lâm lại xuất hiện ba bảng nữa, đó là “Long bảng”, “Phượng bảng” và “Quần phương phổ”. Trước tiên nói về “Long bảng”, bên trên ghi toàn là cao thủ trẻ tuổi. Hễ là thiếu niên cao thủ dưới ba mươi tuổi, đều có thể thành nhân vật trên “Long bảng”. Số người trên “Long bảng” có mười sáu, tất cả là nhân vật võ lâm kiệt xuất một đời, người nào có thể liệt danh trên “Long bảng”, thì người đó có vinh quang vô thượng, đó chính là cung điện trong tim vô số thiếu niên. Cứ mười năm “Long bảng” sửa đổi một lần, tức là mỗi mười năm, nhân vật trên bảng sẽ thay đổi toàn bộ, cũng có nghĩa là nhân vật trên “Long bảng” lần đầu tuyệt đối không thể xuất hiện trên “Long bảng”ở lần thứ hai. Mà cứ ba tháng thay mới một lần là chỉ, trên cơ bản nhân vật bài danh “Long bảng” là không thay đổi, nhưng trong ấy cá biệt có nhân vật mất tích hay chết đi hoặc là tình huống khác, khi phát sinh biến hóa, sự xắp xếp trên “Long bảng” cũng sẽ biến đổi tương ứng. Đó gọi là thế sự vô thường, lý nào há không thay đổi. “Long bảng” và “Phượng bảng” tương đối ứng với nhau, tình huống cũng như nhau, có điều một bên là thiếu niên, bên kia lại là thiếu nữ, mà số người cũng từ mười sáu trở thành mười. Cùng mười năm thay đổi một lần, ba tháng thay mới một lần. “Long bảng” và “Phượng bảng” cùng xuất từ “Bạch lộc thư viện”, năm nay đã là lần thứ ba.
Nói đến đây, không thể không nói một tý về “Bạch lộc thư viện”. Trong võ lâm lưu truyền câu nói, “Nhất cung nhị các tam cốc tứ viện” là chỉ mười địa phương trong võ lâm, trong đó bốn viện phân biệt ra là “Võ lâm thư viện”, “Bạch lộc thư viện”, “Thiên tinh thư viện” và “Phượng hoàng thư viện”. Bốn đại thư viện này gọi là bốn tổ chức tình báo trong võ lâm, đối với tình hình võ lâm cực kỳ rõ ràng. Từ “Võ lâm thư viện” – “Địa bảng”, “Thiên tinh thư viện” – “Phong vân bảng”, “Bạch lộc thư viện” – “Long phượng bảng” thì có thể nhìn ra, bọn họ hiểu rõ đại thế võ lâm như thế nào rồi. Đối với cách làm của ba đại thư viện, “Phượng hoàng thư viện” cũng không chịu rớt lại phía sau, sau khi “Long bảng” và “Phượng bảng” xuất hiện, “Phượng hoàng thư viện” cũng đã ghi một bảng, gọi là “Quần phương phổ”. Như vậy, trong sáu bảng của võ lâm, ngoại trừ “Thiên bảng” thì năm bảng kia đều xuất từ bốn đại thư viện.
“Quần phương phổ” giống với năm bảng trước ở chỗ mười năm sửa đổi một lần, ba tháng thay mới một lần, năm nay cũng là lần thứ ba rồi. Chỗ khác của “Quần phương phổ” là nó lại phân ra “Thiên tiên phổ” và “Bách hoa phổ”, trong đó “Bách hoa phổ” và “Long bảng” giống nhau, cứ mười năm sửa đổi một lần, ba tháng thay mới một lần, chỉ có điều số người vẻn vẹn mười hai mà thôi. Còn “Thiên tiên phổ” thì khác, một khi lên bảng, quyết không sửa đổi, cũng hạn chế không thay mới, điểm này giống như “Thiên bảng”. Khác biệt lớn nhất với năm bảng kia là, “Thiên tiên phổ” cứ mười năm lại tăng thêm số người, nữ nhân có khả năng tiến vào tuyệt đối phải là nhân nhi mỹ lệ nhất thiên hạ. Nếu như không có người hợp cách để chọn lựa, “Thiên tiên phổ” liền hoãn lại một lần, quyết không lạm dụng cho đủ số. Cho nên kể từ lúc xuất hiện ở hai mươi năm trước, trong võ lâm đáo để chẳng có bao nhiêu người được xưng là tuyệt thế.
Từ lúc “Thiên bảng” xuất hiện sáu mươi năm trước, nơi “Thiên bảng xuất hiện” – Phượng hoa sơn đã trở thành thánh địa võ lâm, kể từ đó, năm bảng kia cũng tuyển trạch tại nơi đây. Như vậy, rất thuận tiện cho nhân sĩ võ lâm hiểu rõ tình hình võ lâm. Từ đây, mỗi lần đến ngày niêm yết bảng đều có vô số nhân sĩ võ lâm đến xem.
Phượng hoa sơn có một tấm thạch bích, cao mười trượng dài hơn ba mươi trượng, giống như là một tấm gương lớn, bóng loáng sạch sẽ. Đây chính là nơi sáu bảng công bố. Hôm nay trời quang mây tạnh, từ rất sớm, mấy trăm người võ lâm đã tụ tập trên Phượng hoa sơn, toàn là đến xem tình hình sáu bảng công bố. Những người này phần lớn là nhân viên tình báo của một số bang phái, đến đây để lấy tin tức mới nhất. Trong đó cũng có một số kẻ mới xuất đạo, đến xem náo nhiệt; còn có một số hảo hán võ lâm độc lai độc vãng, cũng đến nhìn cảnh tượng vui vẻ.
Trong đám đông một lam y thiếu niên hai ba hai bốn tuổi cũng đang xem thạch bích đó, nhân vì toàn bộ nhân vật trên lục đại bảng chỉ có một người đã dùng kim cương chỉ khắc lên thạch bích. Nên nhìn từ xa cũng có thể thấy rất rõ ràng. Nhìn kỹ lam y thiếu niên, chỉ thấy hắn chừng hai ba hai bốn tuổi, thần khí sung túc, vẻ mặt như ngọc luôn luôn hiện nét tươi cười, hiển nhiên có chút tà khí, nhưng lại có một thứ mị lực không thể nói ra. Lam y thiếu niên theo dòng người mà đi, lúc này hắn đang đứng trước thạch bích, tĩnh lặng chăm chú nhìn thạch bích. Ánh mắt thiếu niên như bị hấp dẫn liền dính chặt vào hai chữ “Thiên bảng” cao nhất trên thạch bích. Lúc này đứng cạnh lam y thiếu niên không nhiều, chỉ có vài người mà thôi. Bởi vì hầu như những người khác đều đang vây quanh “Phong vân bảng” và “Quần phương phổ”, không ít người đứng xung quanh “Long bảng” và “Phượng bảng”. “Thiên bảng” ngược lại vì thế mà rất thanh tĩnh. Lam y thiếu niên tĩnh lặng chăm chú nhìn thiên bảng, Nơi cao nhất là ngũ đại cao thủ lần thứ nhất của sáu mươi năm về trước. Bài danh như sau:
Thứ nhất: Đao hoàng – Bá Thiên.
Thứ hai: Kiếm hồn – Liễu Diệp.
Thứ ba: Vô song thư sinh – Tống Văn Kiệt.
Thứ tư: Thiên tâm thánh nữ – Sở Nhược.
Thứ năm: Phật môn thần tăng – Thiên nhất thần tăng.
Lam y thiếu niên ánh mắt nhẹ nhàng dừng lại ở trên bốn chữ lớn Đao hoàng – Bá Thiên, tựa hồ nhớ lại chuyện gì, lại giống như là lưu luyến điều chi, có lẽ là vị thiên hạ đệ nhất năm xưa này đang ám thị điều gì chăng, không ai biết được. Phía dưới một hàng chính là vừa mới khắc lên hôm nay, danh sách của những tuyệt thế cao thủ lần thứ hai, tĩnh lặng khắc trong đó, tựa hồ tuyên cáo với thiên hạ rằng, lần này đã sản sinh ra các bậc tông sư cao thủ rồi vậy, danh tự của bọn họ đã được khắc trên thạch bích đó.
Thứ nhất: Thiết chưởng càn khôn – Lưu Phong.
Thứ hai: Vân trung lão nhân – Ngưu Hạc.
Thứ ba: Quyền thần – Lý Bất Hối.
Thứ tư: Cửu hiện vân long – Diệp Long.
Thứ năm: Giáng long tuyệt kiếm – Lâm Tâm Dao.
Thứ sáu: Tam tuyệt thư sinh: Tô Phóng Văn.
Lần này thiên bảng có sáu người, so sánh với lần trước đã nhiều hơn một người. Lam y thiếu niên tĩnh lặng nhìn rất lâu, rồi chuyển thân đi về phía “Địa bảng”. Trên “Địa bảng” đã ký tải tiếp theo lần thứ nhất, đến nơi hiện ra bốn mươi tám cao thủ đỉnh nhất của lần thứ tư. Lam y thiếu niên nhìn lần lượt từ trên xuống dưới, đã mất không ít thời gian. Lúc này, số người trên Phượng Hoa sơn cũng giảm đi rất nhiều, không ít người sau khi ghi lại danh sách các bảng đã lập tức rời khỏi, nơi này, vốn có bốn ngàn năm trăm người, bây giờ giảm xuống chỉ còn trên trăm người. Lam y thiếu niên nhìn phía còn lại, “Phong vân bảng” đã phí của hắn rất nhiều thời gian, khi hắn đến trước “Phượng bảng”, ở đây đã không còn bao nhiêu người rồi. Lam y thiếu niên khóe miệng chứa đựng nét cười, ánh mắt nhẹ nhàng quét qua thạch bích, chỉ thấy phượng bảng lần này, tĩnh lặng khắc lên danh tự của mười người.
Thứ nhất: Thánh tâm ngọc nữ – Lý Vân La, đến từ “Thiên tâm các”, hai mươi tuổi.
Thứ hai: Thiên phượng tiên tử – Tần Nguyệt, hai mươi mốt tuổi, không rõ thân phận.
Thứ ba: Bách hoa tiên tử – Hoa Ngọc Như, Bách hoa chúa, hai mươi tuổi.
Thứ tư: Thúy ngọc hồ điệp – Đường Mộng, đến từ Đường môn, hai mươi bốn tuổi.
Thứ năm: Hoa sơn nhất phượng – Thu Nguyệt, mười tám tuổi.
Thứ sáu: Thượng Quan Yến, đến từ Thượng quan thế gia, mười chín tuổi.
Thứ bảy: Tư Đồ Phiêu Phiêu, đến từ Tư đồ thế gia, hai mươi ba tuổi. Thứ tám: Phượng hoàng tiên tử – Dư Mộng Dao, đến từ “Phượng hoàng thư viện”, hai mươi hai tuổi.
Thứ chín: Ngọc tiêu tiên tử – Miêu Nhược Lan, Phi yến môn chủ, hai mươi tư tuổi.
Thứ mười: Linh lung kiếm – Diệp Tinh, đến từ Giang nam Diệp gia, hai mươi tuổi. Bạn đang xem truyện được sao chép tại:
TruyenFull.vn
chấm c.o.m
Lam y thiếu niên nhẹ nhàng nhớ kỹ những danh tự này, dồn lại với hai lần trước ghi nhớ tên của hai mươi mốt người này trong đầu. Đảo mắt nhìn quanh hiện trường thấy còn lại vài người, thiếu niên thân hình nhẹ nhàng di chuyển, lại đến trước “Quần phương phổ”. Lam y thiếu niên tĩnh lặng chú ý nhìn kỹ những danh tự trên thạch bích. Thiếu niên cảm thấy vô cùng hứng thú, lần này “Bách hoa phổ” ký tải mười hai vị mỹ nhân, trong “Phượng bảng” đã chiếm hết tám vị. Chỉ thấy “Bách hoa phổ” ghi chép mười hai người, phân biệt ra là:
Thứ nhất: Bách hoa tiên tử – Hoa Ngọc Như
Thứ hai: Thiên phượng tiên tử – Tần Nguyệt.
Thứ ba: Ngọc tiêu tiên tử – Miêu Nhược Lan.
Thứ tư: Băng tuyết liên hoa – Bạch Liên Hoa.
Thứ năm: Thúy ngọc hồ điệp – Đường Mộng.
Thứ sáu: Hoa sơn nhất phượng – Thu Nguyệt.
Thứ bảy: Ngọc nữ kiếm – Lâm Phương.
Thứ tám: Linh lung kiếm – Diệp Tinh.
Thứ chín: Thượng quan thế gia – Thượng Quan Yến.
Thứ mười: Tư đồ thế gia – Tư Đồ Phiêu Phiêu.
Thứ mười một: Mai côi đao – Mai Hương.
Thứ mười hai: Ngọc quan âm – Diệu Duyên.
Lam y thiếu niên sau khi nhìn hết “Bách hoa phổ”, mục quang dừng lại trên “Thiên tiên phổ”. “Thiên tiên phổ” và “Bách hoa phổ” không giống nhau, “bách hoa phổ” tổng cộng ghi chép ba mươi sáu vị tuyệt sắc mỹ nhân, cứ mười năm một lần, năm nay chính là lần thứ ba. Nhưng “Thiên tiên phổ” cho đến bây giờ, trên bề mặt chỉ có tám danh tự, cũng nên nói là, từ hai mươi năm trước, cho đến hiện tại, chân chính được gọi là tuyệt thế vẻn vẹn chỉ có tám vị. Lam y thiếu niên trong thời điểm này, nụ cười trên vẻ mặt càng đậm, có một thứ tà dị nói không nên lời. “Thiên tiên phổ” bắt đầu biên soạn từ hai mươi năm trước, ở hai mươi năm trước, trên bề mặt chỉ có ba danh tự.
Người thứ nhất: Huyết mẫu đơn – Ngọc Vô Hạ.
Người thứ hai: Y thánh – Liễu Vô Song.
Người thứ ba: Lãnh nguyệt tiên tử – Triệu Thanh Âm.
Tiếp phía dưới là người của mười năm trước, vỏn vẹn hai người.
Thứ nhất: Thiên hạ đệ nhất tài nữ – Trầm Ngọc Thanh.
Thứ hai: Băng nguyên chi hoa – Hàn Nguyệt.
Nhưng năm nay có ba người trên bảng, phân biệt ra là:
Thứ nhất: Giáng long tuyệt kiếm – Lâm Tâm Dao.
Thứ hai: Thánh tâm ngọc nữ – Lý Vân La.
Thứ ba: Phượng hoàng tiên tử – Dư Mộng Dao.
Lam y thiếu niên nhớ kỹ danh tự của tám người này. Trong tám người trừ “Giáng long tuyệt kiếm” – Lâm Tâm Dao và Thiên hạ đệ nhất tài nữ – Trầm Ngọc Thanh ra, sáu người còn lại tất cả là nhân vật trên “Phượng bảng”. Rõ ràng đều không đơn giản. Tuy nhiên trong lòng lam y thiếu niên lại đang nghĩ, tương lai phải kiếm cơ hội lấy tám người này về làm vợ, đó là chủ ý hay, sắc tâm đến là không nhỏ. Nghĩ đến đây, trên mặt lộ ra nụ cười có chút tà dị. Sợ rằng thiên hạ cũng tìm không ra người thứ hai có chí khí như vậy.
Lúc gần đi, thiếu niên lại nhìn “Bách hoa phổ” một cái, thầm nhủ những người này cũng không tệ, gặp gỡ cũng phải cưới về làm vợ. Thân hình nhẹ nhàng di chuyển, bóng người màu lam bồng bềnh đi xa, suốt không gian còn lưu lại tiếng cười đắc ý, chầm chậm tan nhẹ trong gió, dần dần bay xa.