Khi Phước Quang vội vã vồ chồm lên người Thanh Nhạn thì hắn bị một thiên trượng nện ngay gáy. Hắn nổ đom đóm mắt quay lại. Một bóng người to lớn đứng ngay trên bậc cửa sổ, tà áo rộng vá bằng trăm mảnh của bóng đen bay phần phật đưới ánh trăng nhợt nhạt. Trong bóng tối, Phước Quang chưa nhận ra mặt đối thủ là ai thì bóng đen đã gầm lên:
– Tên tặc tử! Còn đứng lóng ngóng ở đó phải không? Có mặc quần áo vào hay đợi lão gia cho thêm một thiên trượng nữa vào óc?
Phước Quang kinh hoàng kêu lên:
– Ngoại gia! Trời ơi ngoại gia đến đây làm gì?
Đúng bóng đen là Thiền Long đại sư. Đại sư cười lên ha hả:
– Mi hỏi ta đến đây làm gi ư! Ta đến đây để tóm cổ tên cháu ngoại mất dạy về lại Gia Miêu chứ còn làm gì nữa?
Phước Quang lốm cồm bò đến chỗ quần áo.
– Ngoại gia ơi! Con đâu đã về Gia Miêu được! Còn bao nhiêu việc ở đây và con còn hứa dẫn cô nương đây tới Thăng Long …
Thiền Long đại sư nháy xuống sàn gỗ, đại sư đưa trảo pháp vương ra chộp lấy gáy áo Phước Quang:
– Đồ mất dạy! Định dẫn cô nương nầy đến Thăng Long bằng cách cởi hết quần áo ra như vậy phải không?
Phước Quang co rúm người lại. Xưa nay hắn là người rất ngang ngược hung hãn nhưng rất sợ ông ngoại hắn. Vì từ khi mẹ hán qua đời ông ngoại hắn vừa nuôi hắn như một người mẹ vừa là người thầy đã dạy cho hấn võ công từ tấm bé. Phước Quang giãy giụa trong tay ông:
– Ngoại gia! Ngoại buông cháu ra cháu mới gọi cô nương dậy được!
Thiền Long đại sư quăng hắn một cái vô góc phòng.
Phước Quang cắn răng chịu đau bò lại chỗ Thanh Nhạn đang nằm bất tỉnh.
– Cô nương! Cô nương dậy mau trời sáng rồi!
Sau một hồi lay mạnh mà Thanh Nhạn vẫn còn nằm mê mệt. Thiền Long đại sư nóng nảy quát lên:
– Mi cho người ta ngửi thuốc mê hay sao mà cô nương nằm như chết vậy?
Phước Quang ấp úng chối quanh:
– Dạ đâu có thuốc mê, có lẽ cô ta ngủ mê vì mệt mỏi quá chăng?
– Mi mau lấy trâm cài đầu của cô ta châm mạnh vào các huyệt Nhân trung, Thập tuyên.
Phước Quang riu ríu nghe theo. Hắn rút chiếc trầm trên tóc của Thanh Nhạn châm mạnh vào các huyệt mà ông ngoại đã bảo:
Một lát sau Thanh Nhạn tỉnh dậy. Nàng ngơ ngác hỏi:
– Ủa! Trời đâu đã sáng?
Chợt nhìn thấy người lạ nàng kinh ngạc kêu lên:
– Ngươi … ngươi … đại sư là ai mà lại vào đây?
Thiền Long cười lớn:
– Ta không vào đây thì cô nương đã bị thằng nhãi con này nó hại rồi!
Phước Quang vội át đi:
– Ngoại gia! Con chỉ đùa thôi mà!
Thiền Long đập thiền trượng xuống sàn:
– Thôi im đi! Trời tuy chưa sáng nhưng cô nương cũng nên dậy sớm để sữa soạn lên đường đi Thăng Long!
Thanh Nhạn vẫn còn ngửi thấy mùi “mê hồn hương” Phảng phất. Nàng xua tay trước mặt và hỏi Phước Quang:
– Có phải ngươi vừa lấy mê hồn hương ra không?
Phước Quang ậm ọe chối:
– Không! …. ờ mà tôi đã nói trước với cô nương là tôi cần một ít để cho bọn quân trạm gác ngủ say!
Sư Thiền Long xen vào:
– Thôi khỏi cần! Vì bọn quân gác ta đã đưa chúng lên Niết bàn cả rồi!
Cả Thanh Nhạn lẫn Phước Quang đều trố mắt:
– Bọn chúng chết hết cả rồi?
Đại sư cười vang như thích ý lắm:
– Ha ha! Gặp thiền trượng của lão tổ đây thì không lên Niết bàn còn biết đi đâu?
Quay sang Thanh Nhạn đại sư nói:
– Còn cái lọ “mê hồn hương” ấy ta thấy cô nương nên quăng xuống con sông trước mặt đi cho rồi. Vì để chỉ có hại cho cô nương mà thôi!
Sợ sư Thiền Long lại nhắc đến hành vi bỉ ổi của mình, Phước Quang vờ giục giã:
– Thôi chúng ta lên đường cho sớm sủa. Ngoại gia cũng về luôn Gia Miêu ngoại trang chứ?
Sư Thiền Long đáp:
– Ta không về Gia Miêu ngoại trang. Ta đi theo các ngươi đến Thăng Long tóm cổ con Hồ Cầm về một thể!
Phước Quang đáp xuôi xị:
– Vậy ta cùng đi! Có ông ngoại thì sợ gì bọn giặc có dọc đường nữa?
Cả ba sửa soạn trong chốc lát.
Khi ba người đang tìm chiếc đò của lão Lạt Ma hòa thượng trôi dạt đâu đó để sang sông bỗng nhiên xuất hiện một chiếc thuyền sơn rất đẹp che rèm màn lụa đỏ, chiếc thuyễn trôi lơ lững rồi tấp vào bờ ngay chỗ ba người đang đứng.
Trên thuyền nhảy xuống một tráng niên, Phước Quang và Thanh Nhạn vùng kêu lên một lúc:
– Nguyễn Tiểu Sơn!
Đại sư Thiền Long hỏl:
– Nguyễn Tiếu Sơn là ai vậy?
Thanh Nhạn đáp:
– Hiệp trấn thủ ở đây, thay thế cho quan trấn thủ vừa qua đời.
Lúc ấy Tiểu Sơn đã tiến lại gần, y thi lễ rất cẩn trọng:
– Nương tử định đi đâu?
Sư Thiền Long xen vào:
– Ta rủ cô nương đây đến Thăng Long có chút việc. Quan gia nghĩ sao?
Tay Tiểu Sơn vẫn vòng lại ở thế thi lể y cau mày:
– Tiểu sinh nghĩ không được vì đã có lời hứa với cha Phê- rô.
Thiền Long nóng nảy ra mặt:
– Phê- rô là ai ta không cần biết, chĩ biết ta lỡ rủ cô nương đây ra Thăng Long là cô nương phải theo ta thôi! Lên đường!
Đại sư Thiền Long và Thanh Nhạn đã tới thành Thăng Long sau ba tháng vượt suối trèo non.
Thăng Long thành đã lâu lắm Thanh Nhạn không trông thấy chốn kinh kỳ đô hội này.
Lần trước ở đây đường phố còn đầy bóng giặc Mãn Thanh nghênh ngang và nhiều dãy phố đóng cữa im lìm vì dân chúng sợ quân ngoại xâm cướp bóc.
Lần nây Thăng Long không côn bóng một tên giặc, trận chiến thắng mùa xuân của vua Quang Trung như vẫn còn dư âm hùng tráng của nó.
Nhiều nhà phố hàng xưa kia của dân Hoa kiều cũng đóng cửa vì chủ nhân đã bỏ chạy về Tàu, nhưng đa số các hàng quán của người Nam đã mở cửa buôn bán tấp nập. Hàng hóa đầy ắp ở các cửa hàng vì bọn Tây dương mang vào nước ta một lượng hàng lớn lạ mát qua các cửa khẩu phố Hiến, Hội An hay Đà Nẵng.
Thăng Long khi Thanh Nhạn đặt chân tới cũng còn đang ồn ào vì tin đồn hai hiệp sĩ một nam một nữ đại náo ở trước trấn doanh của đô đốc Long ngoại biên kinh kỳ.
Từ khi cuộc hỗn loạn trước trấn doanh đô đốc Long xảy ra, cấm vệ quân Tây Sơn hình như được tăng cường nhiều hơn và tưần tra dày đặt hơn. Cả quân thám báo cũng được tung ra đế truy tìm lai lịch hai thủ phạm là Nguyễn Đại Thạch và Nguyễn Hồ Cầm.
Buổi chiều đầu tháng chạp ở Thăng Long khí trời lạnh dữ dội, Thanh Nhạn cóng cả người, nàng đã mua thêm hai áo ấm mà vẫn thấy chưa đủ để ngự hàn.
Riêng đại sư thì hình như không biết lạnh lẽo là gì.
Trời chập choạng tối sư gia đã rủ Thanh Nhạn ra du ngoạn ở đê sông Hồng.
Sư thích thú nói:
– Ngắm mặt trời lặn trên sông Hồng thực là thú vị.
Thanh Nhạn hoàn toàn không thấy thú vị gì cả nhưng vì nể sư suốt ngày nóng ruột vì chưa tìm ra tông tích của Hồ Cầm nên cũng đành chiều lòng đi theo sư.
Chiều hôm ấy cũng như chiều hôm trước, Thanh Nhạn theo sư Thiền Long hóng gió trên đê sông Hồng. Gió từ phia Kinh Bắc thổi lồng lộng chạy về phía Thăng Long làm Thanh Nhạn muốn nổi da gà. Đứng với sư một lát, mặt mũi tê cóng vì lạnh, Thanh Nhạn rên rỉ:
– Rét quá! Thôi về nhà trọ đi đại sư!
Mặt sư Thiền Long lúc ấy căng thẳng lắm, sư khẽ kéo tay Thanh Nhạn thì thào:
– Cô nương! Cô nương nghe thử có tiếng gì văng vẳng từ xa.
Thanh Nhạn dừng chân lắng nghe.
Từ đâu xa xôi trên dòng sông đỏ ngầu phù sa hình như có tiếng đàn vọng lại nho nhỏ. Tiếng đàn càng lúc càng xích lại gần. Nàng đáp:
– Tiếng đàn tỳ bà!
Sư Thiền Long kêu lên:
– Tiếng đàn Hồ Cầm! Ôi! Phải rồi tiếng Hồ Cầm của ả cháu ta đây mà!
Lúc ấy trời đã chập choạng tối, trên dòng sông bỗng xuất hiện một chiếc thuyên lớn khác hẳn những chiếc thuyền đánh cá và thuyền buôn vẫn thường lưu thông trên sông Hồng ở cái mũi đóng cong cao hẳn lên và vì màu sơn đen tuyền của nó. Chiếc thuyễn lớn với hai lá buồm rộng vẫn lờ đờ trôi và tiếng đàn vẫn thánh thót buông trên dòng sông lộng mờ tối.
Sư Thiền Long dặn:
– Cô nương cứ đứng đây đợi, ta sẽ xuống thuyền xem soa Thanh Nhạn rúu lại:
– Cho tôi đi với!
Trên thuyền vẩng lặng nhưng trong khoang vẫn vẳng ra tiếng đàn. Sư vừa quát lớn vừa xông thẳng vào khoang thuyền:
– Có khách đến xin nghe đàn!
Cửa màn khoang thuyền mở rộng:
bên trong có hai người ngỏi ủ rũ, Nguyễn Đại Thạch và Hồ Cầm đang ôm một chiếc tỳ bà gãy điệu hành vân. Sư Thiên Long mừng rỡ.
– Hồ Cầm! Cháu có nhận ra ai đây không?
Hồ Cầm ngước mắt lên, mặt nàng thoáng vẻ vui mừng nhưng rồi lại sa sầm xuống:
– Ngoại gia! Cháu nhớ ngoại gia lắmchứ! Ngoại gia cứu cháu với!
Sư Thiền Long kinh ngạc:
– Ai làm gì cháu mà ta phải cứu! Cứ đứng dậy ra đây với ta. Chúng ta về Gia Miêu.
Hồ Cầm ủ dột chau mày không nói gì khiến Đại Thạch phải đở lời:
– Hồ Cầm muốn về Gia Miêu ngoại trang lắm, nhưng cả hai chúng tôi đều đã uống “dã tinh thảo” tê liệt hết tay chân rồi!
Sư Thiền Long kêu lên:
– “Dã tinh thảo”? Nhưng sao lại uống để tê liệt?
– Chúng tôi bị bọn thám báo của Sa La Nạp mới từ Yên Kinh sang bắt uống để bắt chúng tôi về Trung Quốc!
Chợt ngó thấy Thanh Nhạn, mặt Đại Thạch lại sa sầm xuống:
– Tiểu thư! Lần này chắc là vĩnh biệt rồi! Tội đã bị chúng cho uống độc dược không thể nào cử động được nữa!
Sư Thiền Long tính nóng như lửa, sư cầm thiền trượng đập mạnh vào vách thuyền:
– Bọn thám báo Sa La Nạp là bọn nào hãy để lão gia đập vỡ sọ cả lũ!
Vách thuyền bị vỡ bung để lộ ra một căn phòng nhỏ kế bên. Hai tên thám báo Mãn manh bay vọt tới trước mặt sư Thiền Long. Đại Thạch vẫn nói với Thanh Nhạn:
– Tiếu thư hãy về Phú Xuân báo với Nguyễn Huệ bọn Mãn Thanh quyết chí phục hận nên cho thám báo qua trước dòm ngó tình hình nước Nam, liệu mà đối phó!
Một tên thám báo mặc hắc y xuất chiêu một thế “[i][navy]Kim kê độc lập cả quyền và cước đều đánh vào Thiền Long, còn tên mặc lam y giơ đại đao chém vụt vào Thanh Nhạn.
SưThiên Long cười ha hả chống thiền trượng trước mặt Thanh Nhạn đở dao cho nàng còn tay trái gạt xuống đánh quyền cước đối phương qua một bên. Đại đao chạm vào thiên trượng kêu lên một tiếng “choang” cực lớn, đao đã gãy làm đôi. Tên hắc y gầm lên.
– Lão này lợi hại thật!
Hắn chưa kịp dứt lời trảo pháp của sư Thiền Long đã vươn ra chụp đúng vào huyệt Bách hội của hắn. Sư giật mạnh tay lôi tên này sát vào mình. Thấy đồng bọn của mình bị đối phương khống chế, tên hắc y xuống tấn mổm phùng lên như rắn hổ mang. Đại Thạch kêu lên:
– Đại sư coi chừng! Hắn phun dã tinh thảo” đó!
Chỉ trong chớp thắt một luồng khí màu đen từ trong miệng tên hắc y phun ra.
Nhưng lão đại sư đã chớp nhoáng đẩy tên lam y ra hứng hết luồng độc khí đó trong tay vẫn khống chế huyệt Bách hội của hắn. Tên lam y rũ người xuống như một chiếc giẻ rách. Tên hắc y la hoảng:
– Tưởng đại huynh! Tưởng đại huynh yên tâm, đệ sẽ giải độc ngay!
Hắn thò tay vào túi môc la mấy viên trắng nhỏ nhét vào miệng tên lam y.
Tay sư Thiền Long như có lò so đã bật ra đúng miệng tên lam y và bóp mạnh lại làm hắn không sao cử động xương quai hàm được. Sư Thiền Long đại sư quát:
– Móc hết thuốc đưa đây không ta bóp chết tên chó chết này!
Tên hắc y mắt tái nhợt vì bị đối phương ép vào thế cùng nhưng hắn đành riu ríu nghe lời vì tên lam y vừa nói:
– Đưa thuốc giải cho hắn đi không ta chết mất!
Tên hắc y đành móc một gói nhỏ ném xuống mặt sàn thuyền, Thanh Nhạn cúi xuống nhặt lấy mở ra, toàn là những viên thuốc trắng nho nhỏ. Sư Thiền Long bảo:
– Cho Đại Thạch và Hồ Cầm nhai mỗi người một nữa.
Thanh Nhạn vội vàng làm theo.
Một lát sau Đại Thạch và Hồ Cầm đã được giải độc, cử động lại như bình thường.
Tên hắc y vẫn gầm gừ có về tức giận không làm gì được Sư Thiền Long thấy vậy bèn nói:
– Ngày hôm nay chúng ta mượn tạm thuyền này để đi du ngoạn còn hai nhà ngươi hãy chịu khó bơi về Yên Kinh mà bẩm báo với Càn Long!
Hồ Cầm lúc ấy mới chạy đến ôm chầm lấy ông ngoại, nàng xúc động rưng rưng khóc:
– Ngoại gia! Ngoại gia tha tội cho cháu đã trốn nhà đi mà không xin phép ngoại gia!
Đại sư Thiền Long vỗ vai cháu, giọng thẫn thờ:
– Ngoại gia sẵn sàng tha thứ cho cháu! Hà! Cháu ơi! Nhưng cháu phải về Gia Miêu ngoại trang để làm giỗ mẹ cháu chứ.
Hồ Cầm tự nhiên khóc nấc lên.
– Ngoại gia ôi! Nhất định cháu phải về Gia Miêu để chết bên mộ mẹ cháu vì cháu đã trúng kim độc của Sa La Nạp ở Quảng Đông chỉ còn sống được hai năm nữa thôi!
Hồ Cầm trật vai áo cho ngoại coi. Vết kim độc vẫn sưng và ửng đỏ như mới vừa bị trúng thương ngày hôm qua. Đại sư Thiền Long xúc động nhăn nhó cặp lông mày bạc:
– Hà! Nhà ta bạc phước quá! Phước Quang đã bỏ thây nơi đất khách quê người còn cháu dù có chết bên mộ mẹ cũng có hơn gì!
Thấy không khí buồn thảm quá Thanh Nhạn xen vào:
– Vết thương cô nương không thể chữa được sao?
Hồ Cầm đáp:
– Muốn chữa phải đến Yên Kinh tìm Sa La Nạp, mà cô nương ơi! Đời tôi đã chấm dứt lâu rồi, còn chữa làm gì nữa?
Hồ Cầm chùi vội nước mắt quay sang Đại Thạch:
– Còn đại huynh, đại huynh định đi đâu hôm nay?
Nguyễn Đại Thạch vòng tay vái sư Thiền Long:
– Mạng sống đến hôm nay là nhờ ơn đại sư, xin nguyện có ngày báo đáp.
Còn hôm nay? Cố nương ơi, thân tôi lưu đãng từ nhỏ bây giờ lại gửi cho mây trời gió núi chứ biết đi đâu?
Thanh Nhạn kêu lên:
– Đại ca không về Phú Xuân với tôi sao? Tôi phải về để báo với Quang Trung hoàng đế … Chúng ta là con dân nước Nam mà!
Đại Thạch vui vẻ nói:
– Chí tiểu thư cao rộng, tôi xin cảm phục. Thôi chúng ta cùng về Phú Xuân cùng Quang Trung Nguyễn Huệ giúp Người giữ yên bờ cõi, chống giặc phương Bắc đang hăm he xâm lấn, ngăn ngừa hậu họa do Nguyễn Ánh Đàng Trong mang lại …
Hết