Cữu U Ma Động

Chương 8: Là nhược thùy lại thêm chất độc - Cá và người cùng sống bên nhau



Ðúng như danh xưng của đầm là Thủy trung nhược thủy, và đúng như những gì Lưu Trúc Hàn đã nói. Ngay lúc Vương Thế Kỳ vừa rơi vào giữa đầm nước thì mặt nước liền vỡ ra và nuốt chửng lấy thân hình quá nhỏ nhoi của Vương Thế Kỳ và không tạo thành bất kỳ một âm thanh nào. Ðến những giọt nước đáng lẽ phải tung bắn lên như thường khi phải có nếu có một vật gì đó rơi vào bất kỳ một vung nước nào thì Thủy trung nhược thủy này lại không hề xảy ra.

Tuy nhiên có một điều mà dù là Lưu Trúc Hàn hay bất kỳ ai khác cũng vậy. Nếu chưa rơi vào Thủy trung nhược thủy thì không bao giờ biết được. ÐÓ là phần đáy của đầm nước đặc dị này không cách mặt của đầm nước là bao nhiêu, chỉ hơn một trượng là cùng.

chính Vương Thế Kỳ hiện đang là người lâm vào hiểm cảnh mới nhận ra điều này.

Và hơn thế nữa không phải đầm nước chiếm hết toàn bộ phạm vi của lòng trung ở địa hình đặc dị này. Bao quanh đầm nước Thủy trung nhược thủy vẫn còn có nhiều khoảnh lư bằng đủ rộng trước khi tiếp giáp với phần chân của các vách đá tạo thành lòng trung.

Ðang lúc rơi xuống Vương Thế Kỳ cũng kịp nhận ra điều này.

Với hai điều nhận thấy đó khi hai chân vừa chạm vào nền đáy cứng của đầm nước Thủy trung nhược thủy, Vương Thế Kỳ với chí cầu sinh đã nhanh nhẹn di chuyển ở dưới đáy và tiến về phía bờ của đầm nước.

Vì là Thủy trung nhược thủy có đặc tính kỳ dị là bất kỳ vật gì dù nhẹ đều chìm nghỉm xuống đáy nước nên Vương Thế Kỳ hầu như không gặp khó khăn gì trong sự dịch chuyển dưới đáy nước. NÓ không bị sức nước đẩy ngược lên bên trên khiến phải mất cân bằng như bao loại vũng nước khác thường phải có.

Chính vì lẽ đó Vương Thế Kỳ không thể không thở phào nhẹ nhõm khi nó rốt cuộc cũng leo lên được một trong những khoảnh lư bằng ngoài phạm vi của đầm nước.

Thủy trung nhược thủy đã không nhấn chìm được nó như Lưu Trúc Hàn đã tưởng và hy vọng.

Lúc đó canh năm hầu qua và bầu trời ửng sáng đã xuất hiện trong tầm nhìn của Vương THẾ Kỳ.

Bầu trời đối với Vương Thế Kỳ lúc này chỉ là một khoảnh tròn vành vạnh do địa hình của các vách đá tạo thành và chỉ cách Vương Thế Kỳ đúng ba mươi trượng chiều cao.

Tuy chỉ là ba mươi trượng chứ không phải là mấy trăm trượng như ở vực Phong Nha huyệt động nhưng nếu Vương Thế Kỳ muốn tự mình thoát được hiểm cảnh này thì chẳng khác nào việc san đất lấp biển cả.

Các vách đá dẫn lên bên trên có hình chữ bát, phần đáy thì to còn phần miệng thì thu hẹp lại. Nếu muốn diễn tả lại cho thật đúng thì cả địa hình này lẫn đầm nước Thủy trung nhược thủy chính là một bầu rượu cực to vì các vách đá chính là cái bầu còn đầm nước chính là phần rượu chứa ở bên trong.

Với địa hình này như trước đó Vương Thế Kỳ đã nghi, dù có ai đó dòng dây xuống cho nó từ bên trên nó cũng không tài nào thoát được trừ phi…

“Phải, trừ phi ta chắp cánh mà bay được như loài chim điểu hoặc có một bản linh bất phàm như những vị đại tiên thì mới hy vọng thoát được Lưu Trúc Hàn ơi Lưu Trúc Hàn, ngươi vì sao phải hãm hại Vương Thế Kỳ ta chứ? Vì sao chứ? ?”

Một thân một mình giữa một khung cảnh rõ ràng là tuyệt địa, vương Thế Kỳ không khỏi gào lên như thế.

NÓ hoàn toàn không hiểu là vì duyên cớ gì Lưu Trúc Hàn lại quyết lòng hãm hại nó. Không lẽ chỉ vì một lời nói vô tâm của nó cho rằng việc Lưu Trúc Hàn cố tình ẩn tàng một thanh kiếm giữa ngọn thiết phiến là không quang minh chính đại mà Lưu Trúc Hàn để tâm và dùng cách này để hại nó cho hả cơn tức giận sao? Nếu chỉ vì duyên cớ này thì quả thật là phi lý. Phi lý đến vô nhân và thật bất cận nhân tình, không còn đạo nghĩa gì cả.

Càng nghĩ càng giận, Vương Thế Kỳ lại gào, “Lưu Trúc Hàn, nếu Vương Thế Kỳ ta không chết và còn gặp lại người ta sẽ trả lại cho người gấp trăm gấp ngàn lần những gì ta đang phải gánh chịu.?”

Thoát chết?

Vương Thế Kỳ đang ở vào tình cảnh mà phần chết là điều chắc chắn mà nó còn vọng tưởng đến việc thoát chết và báo thù ư?

Như muốn minh chứng cho Vương Thế Kỳ biết rằng nó đang nuôi một hy vọng hoàn toàn hão huyền là ảo vọng thì bỗng từ bên trên có một vật chợt rơi xuống.

NÓ với tâm trạng phấn khích, lướt mắt nhìn thật nhanh vào vật đó, là một con thỏ rừng vô tội và xấu số. CÓ lẽ con thỏ này sau một đêm nghỉ ngơi đã thức giấc với thể trạng sung mãn. Và đang khi tung tăng chạy nhảy đã quá đà và rơi luôn xuống đầm nước.

Ðã biết đây là đầm nước Thủy trung nhược thủy và biết rằng nó phải cần có vật thực để chi dụng qua ngày. Vương Thế Kỳ bèn hau háu nhìn vào con thỏ tội nghiệp. Với ý niệm phải ghi nhớ cho thật kỹ vị trí rơi xuống của con thỏ để chốc nữa nó sẽ vớt lên nên Vương Thế Kỳ càng căng mắt ra nhiều hơn để nhìn cho thật rõ.

Và Vương Thế Kỳ nhất thời bàng hoàng đến không thốt được bất kỳ một lời nào trước những gì mà mắt nó đang nhìn thấy.

Con thỏ đương nhiên là phải chìm xuống đến đáy nước. Vì đây là Thủy trung nhược Thủy kia mà?

Thế nhưng hình dạng của con thỏ chưa kịp khuất khỏi tầm nhìn của Vương Thế Kỳ thì toàn bộ con thỏ chợt tan biến đi giữa đầm nước như không hề có một con thỏ nào vừa rơi xuống đầm nước cả.

Nhưng, trước khi con thỏ hoàn toàn tan biến thì trong một thoáng Vương Thế Kỳ còn kịp nhìn thấy khung xương trắng hếu của con thỏ.

Khung xương trắng hếu đó chính là con thỏ lúc nãy chứ không thể nào khác được? Vì khung xương đó rõ ràng có hình dạng của một con thỏ. Và khung xương đó đã xuất hiện ngay đúng vị trí của con thỏ.

“Ðộc, nước trong đầm có chất độc. Thu ?tru ngnhược Thủy chứa toàn độc thủy. Chết, phen này chết chắc rồi. Ðộc thủy kia thế nào cũng phác tác và biến ta thành một thi thể tan rửa không còn lại một dấu vết nào cả.?”

Không nói được, không động đậy được thì Vương Thế Kỳ cũng vẫn Còn suy nghĩ được. Và đó chính là những ý nghĩ của bản thân Vương Thế Kỳ trước lúc đầu óc của nó bị tê liệt hẳn đi vì quá đỗi kinh hoảng.

Một lúc lâu sau đó, phải nói là thật lâu, Vương Thế Kỳ mới bàng hoàng tỉnh hồn.

NÓ quét mắt nhìn quanh khắp lòng trũng. NÓ không bỏ sót bất kỳ một xó xỉnh nào.

Ðúng như nó đang nghĩ. Ðúng với điều nó đang nhận định. Chung quanh không những đã vắng lặng như tờ mà bất kỳ một dấu vết nhỏ nào của bất kỳ một sinh vật nào nó cũng không hề nhìn thấy.

Ðiều đó có nghĩa là những sinh vật đã từng có ở đây, sinh sống ở đây thì đã lâu rồi không còn tồn tại nữa. Vì tất cả đều bị độc thủy hủy diệt.

Bởi trước Vương Thế Kỳ không lẽ đã không từng có ai hoặc là cố tình leo xuống hoặc vô tình rơi xuống hoặc bị thù nhân ném xuống hay sao?

Nếu có, và nếu tất cả những người này cũng như Vương Thế Kỳ bây giờ nghĩa là họ cũng đã thoát khỏi đầm nước bằng cách đi ở dưới đáy nước như nó, nhưng vẫn không sao thoát được tuyệt địa này thì thi thể của họ ở đâu? Hài cốt của họ ở đâu?

Chung quanh đầm nước, trên tất cả những khoảnh lư bằng quanh đây, không hề có dù chỉ một mẫu xương nhỏ.

Những người đó, đương nhiên phải có không lẽ tất cả trước khi mệnh chung đều tự vùi mình xuống đáy đầm nước cả sao?

Nếu không phải thế thì việc không hề có một hài cốt nào quanh đây đã chứng minh rằng tất cả đều tan rã thây thi vì độc thủy.

Hoặc họ bị tan rã thây thi ngay giữa đầm nước như con thỏ lúc mới rồi, hoặc họ đã leo lên được một trong những khoảnh lư bằng như nó rồi cũng bị chất kịch độc của Thủy trung nhược Thủy hủy hoại.

với tâm trí non nớt của một đứa trẻ, Vương Thế Kỳ chỉ nghĩ được như thế. Và chỉ như thế thôi cũng đủ làm cho Vương Thế Kỳ phải thất vọng đến não nề rồi.

Không phải thất vọng mà là tuyệt vọng.

Sinh cơ chỉ trở lại với Vương Thế Kỳ khi mặt nước chợt khẽ xao động.

“Sao mặt nước lại xao động? Chẳng lẽ lại có một sinh vật gì xấu số nữa vừa rơi xuống hay sao?”

Tuy không muốn nhìn lại một lần nữa cảnh tượng thảm khốc như nó đã nhìn vào con thỏ, nhưng với bản tính của một đứa trẻ Vương Thế Kỳ không thể không nhìn.

Mặt nước vẫn xao động nhưng lần này là ở một phương vị khác.

NÓ chớp mắt vài lượt như không tin vào điều nó vừa nhìn thấy!

NÓ lại căng mắt ra để nhìn!

và nó lại thấy mặt nước tiếp tục xao động và là xao động ở một phương vị khác nữa!

Càng không tin vào điều đang xảy ra, từ lúc nào Vương Thế Kỳ đã di chuyển quanh đầm nước với hy vọng là được nhìn gần hơn vào vật đang liên tục làm cho mặt nước xao động. Mắt thì dõi nhìn vào vật đó còn chân thì cứ dịch chuyển theo bản năng.

“Bõm.?”

Do không nhìn xuống dưới chân nên Vương Thế Kỳ vì đi hết khoảnh lư bằng liền bước luôn xuống đầm nước.

Chực nhớ đây là độc thủy, Vương Thế Kỳ hốt hoảng đến thác loạn và nhảy vội lên khoảng lư bằng khác gần đó.

NÓ đứng yên và chờ độc thủy chắc chắn sẽ làm cho hai chân của nó phải tan rửa.

Một khắc.

Hai khắc.

NÓ vẫn bình yên vô sự.

“Thật quái lạ, quái lạ trên chỗ tưởng.?”

Vương Thế Kỳ buộc phải lẩm bẩm thành lời khi nó nhận ra là cho đến tận bây giờ nó vẫn chưa bị độc thủy hủy diệt.

“Hay độc thủy kia chỉ giết hại những sinh linh không phải là người?”

Y nghĩ này vừa xuất hiện trong tâm trí nó thì chính miệng nó đã lớn tiếng phản bác, “Phi lý, là người hay là các sinh linh khác đều chẳng phải là những nhục thể với huyết đỏ sao? Ðâu có chuyện độc thủy có tác dụng với loài sinh linh và ngoại trừ sinh linh khác, phi lý! ?”

Tự mình phản bác lấy mình vì không sao giải thích được điều này nên Vương Thế Kỳ vòng hai tay ôm lấy đầu và ngồi xuống.

NÓ vừa tọa vị chưa yên chỗ đã phải nhảy nhổm lên vì kinh ngạc.

NÓ cúi đầu nhìn lại chỗ mà nó vừa mới ngồi.

NÓ đưa hai tay dụi mắt.

NÓ lẩm nhẩm đọc, “Ta đã nhầm. Chất độc trong đầm nước thật là lợi hại. Ta thật hổ thẹn với danh xưng Ðộc Vương của ta.?”

Ðọc xong, Vương Thế Kỳ ngẩn người suy nghĩ, “Ðộc Vương? Hắn là một nhân vật thành danh nhờ khả năng thi độc. Sao lại phải hổ thẹn? Không lẻ chính Ðộc Vương cũng phải bỏ xác ở đây? Ðộc Vương còn chịu chết, không lẽ bản thân ta lại không chết vì độc thủy?”

Ðây là bút tích đầu tiên, chứng tỏ đã từng có người tìm xuống đây mà Vương Thế Kỳ lần đầu tìm gặp.

NÓ đưa mắt nhìn lại đầm nước.

Mặt nước đã không còn xao động nữa.

“có lẽ do vừa rồi ta đã tạo thành một tiếng động khá lớn và khá đột ngột nên sinh vật to như loài cá kia đã giật mình và lặn đi mất rồi.?”

Tự lẩm bẩm rồi lại tự gật đầu với chính mình, nhưng liền ngay lúc đó Vương Thế Kỳ chợt kêu lên, “Khoan đã, ta vừa nói điều gì? Tiếng động? Phải rồi, sao lại bảo nhược thủy không hề tạo thành tiếng động? Vậy tiếng động vừa rồi vì sao lại có?”

Không tin vào điều này, Vương Thế Kỳ chợt ngã xuống và vươn tay ra. Nhưng ngay lúc nó định vỗ thử xuống mặt nước xem có tạo thành tiếng động hay không thể, nó chợt dừng lại.

NÓ không dám cho tay vào độc thủy.

Ðược một lúc, nó tặc lưỡi một cái, “Chực… đã hai lần chạm vào độc thủy rồi. Thêm một lần nữa đâu có gì cả khác chứ?”

“Bõm.?”

Quả nhiên Vương Thế Kỳ không hề sợ trong lần chạm thứ ba vào độc thủy. Và quả nhiên là Vương Thế Kỳ vừa làm cho Thủy Trung Nhược Thủy phải vang lên thành một tiếng động rõ ràng.

“Vậy là không phải rồi. Con thỏ, và cả ta nữa, lúc rơi xuống đầm nước đâu đã có tiếng động nào vang ra? Nhưng tại sao ở vị trí này mặt nước lại phát ra tiếng động khi ta ra vào? Chỉ ở vị trí này hay ở những vị trí khác vậy?”

Nỗi băn khoăn này khá lớn khiến Vương Thế Kỳ phải quên đi việc nó chạm tay vào độc thủy nhưng lại không bị độc thủy làm tổn hại.?”

Bước đi vài bước trên khoảng lư bằng là mặt đá, Vương Thế Kỳ lại ngồi thụp xuống và vỗ mạnh tay vào mặt nước.

“Bõm.?”

Tay nó khi va vào mặt nước vẫn tạo ra tiếng động.

“Vút ?”

Nhảy vọt qua khoảnh lư bằng kế đó, Vương Thế Kỳ lập lại động tác trên hai lần nữa ở hai vị trí khác nhau.

“Bõm.?”

“Bõm.?”

Ðứng yên, Vương Thế Kỳ thầm nghĩ, “Vậy thì trúng rồi. Ta đã nghĩ ra rồi. Thủy Trung Nhược Thủy, tên gọi thật hay! Ðây vốn là một đầm nước bình thường như bao đầm nước khác, chỉ có ở khoảng giữa của đầm nước mới có một loại nước đặc dị được gọi là Nhược Thủy. Từ bên trên nếu có vật gì rơi xuống thì vì phải rơi đúng vào vùng trung tâm và đó là Nhược Thủy nên mọi vật đều phải chìm ngay. Ðồng thời không hề tạo ra tiếng động. Và có lẽ, chỉ ở vùng Nhược Thủy mới là độc thủy, còn ở xung quanh thì không phải.?”

Nghĩ xong, một lần nữa Vương Thế Kỳ lại lên tiếng tự phản bác với chính nó, “Nhưng rõ ràng là lúc nãy ta đã rơi đúng vào vùng nhược Thủy mà sao cho đến lúc này ta vẫn chưa bị độc thủy làm hại? Tại sao Chứ?”

Băn khoăn, nghi ngại Vương Thế Kỳ lại đảo mắt nhìn quanh. Cứ như là cảnh vật xung quanh sẽ giúp nó tìm được các lý giải hiện tượng kỳ quái đã xảy ra với nó vậy.

Và thật là may mắn khi mục quang của Vương Thế Kỳ không hiểu sao lại nhìn ngay vào chỗ chân nó đang đứng.

Trên mặt đá, cạnh chỗ nó đứng có nhiều hàng chữ đã được ai đó dùng chỉ lực ghi lại bằng bút pháp vừa tinh xảo vừa nhỏ li ti.

“Lão nạp vì muốn tìm hiểu thấu đáo sự kỳ diệu của hóa công nên đã mạo hiểm tìm đến nơi này. Ðộc thủy quả lợi hại, trên chỗ tưởng của lão nạp. Tiên thiên khí công của lão nạp xem ra vẫn không ngăn ngừa được độc tính của độc thủy. Bây giờ muốn thoát đi thì đã muộn rồi, lão nạp đành lực bất tòng tâm thôi.

Nhưng lão nạp dù có chết đi cũng không lấy gì làm tiếc, chỉ tiếc cho pho chưởng Hàng ma thập bát do lão nạp ngộ ra phải thất truyền mà thôi.

Nay lão nạp tự nguyện lưu lại pho chưởng này, trao tặng lại cho người nào may mắn hơn lão nạp.

VÔ Danh Tăng.?”

Ngay phía dưới chỗ thụ danh Vương Thế Kỳ còn nhìn thấy trên mặt đó một đường khắc vuông vức với mỗi bề là ba tấc.

Thoạt đầu Vương Thế Kỳ nghĩ rằng trong hình vuông này trước đây VÔ Danh Tăng có ghi lại toàn bộ kinh văn của pho Hàng ma thập bát chưởng, và do trải qua một thời gian đủ lâu nên bao nhiêu bút tích đều bị phai mờ.

Nhưng sau đó, khi nó xem lại phần lưu tự bên trên của VÔ Danh Tăng, với những nét chữ vẫn còn tinh xảo như vừa mới được viết thì nó lại nghĩ khác, “Nếu phần kinh văn còn bị phai mờ theo thời gian thì những bút tích ở trên tại sao vẫn còn? CÓ chăng là còn có điều bí ẩn ở ngay hình vuông này. Phải chăng đây chỉ là một hộc đá, nơi kinh văn được lưu lại, mà VÔ Danh Tăng đã dùng một khối đá vuông vức đúng kích cỡ để đậy lại?”

Cho là như thế, Vương Thế Kỳ bèn tìm cách nạy khối đá lên.

Sau một hồi hì hục, Vương Thế Kỳ cảm thấy chán nản vì nó không thể nào nạy được khối đá bằng sức lực non kém của nó.

NÓ đành bỏ dở ý định đó. Và vừa rảnh tay, tâm trí của nó lại lởn vởn hai chữ độc thủy.

“Cả VÔ Danh Tăng lẫn Ðộc Vương đều lưu tự lại và cho rằng đầm nước này chứa toàn độc thủy, nhưng tại sao đối với riêng ta vẫn bình an vô sự?”

NÓ lớn tiếng tự hỏi chính nó. Ðể rồi, nó không thể nào tìm được câu giải đáp cho chính nó. NÓ cảm thấy bực dọc với bản thân nó. Và nó không thể không cảm thấy băn khoăn khi bản thân của nó cũng chứa đựng một sự bí ẩn chẳng khác nào sự bí ẩn đang xảy ra với đầm nước.

Mặt nước đang xao động.

Và lần này phương vị bị xao động, may sao, lại gần với vị trí nó đang ngồi.

Hai mắt nó căng ra.

NÓ không dám chớp mắt vì sợ vật thể đang làm cho mặt nước xao động kia phải biến đi khỏi tầm thị tuyến của nó.

Nhận định lúc nãy của nó về vật thể này không có điểm gì sai biệt Vật thể đó đúng là có hình thù như một loài cá. Nhưng lần này do được nhìn ở khoảng cách rất gần nên Vương Thế Kỳ mới biết rằng vật thể đó không hẳn đã là một loài cá.

~rl ngoài phần đuôi dài như bao loài cá khác thì vật thể này lại có hai cái chân ngắn cũn cỡn ở dưới bụng, ngay đúng vị trí đáng lẻ phải là hai cái vây.

Chính vì có hai cái chân thay cho hai cái vây nên khi sinh vật kỳ quái này chuyển động đã làm cho mặt nước đầm phải xao động.

“Ðây là loại cá gì mà có hình thù kỳ quái vậy? Và tại sao nó vẫn ung dung tồn tại trong một đầm nước rõ ràng là chứa toàn độc thủy?”

Hỏi thì dễ nhưng để giải đáp thì lại không dễ một chút nào.

Nhưng ít ra, với thêm sự hiện diện của sinh vật này, Vương Thế Kỳ được an ủi phần nào. NÓ đã có cái để lót dạ khi lót lòng.

“Ðói?”

Vừa nghĩ đến điều này, bụng của Vương Thế Kỳ bỗng sôi lên ùng ục Cơn đói như được dịp đã trối lên và dày vò Vương Thế Kỳ.

NÓ chép miệng thèm khát.

sinh vật dị dạng nọ không hề biết đến ý tưởng của Vương Thế Kỳ nên vẫn ung dung vừa bơi lội vừa hé miệng chép chép ngay dưới nước.

“Cá ơi, ngươi thì có thể tồn tại nhờ vào độc thủy nuôi dưỡng ngươi. Rất tiếc là ta lại không thể tồn tại bằng vào độc thủy. Ngươi đừng trách ta phải dùng ngươi để nuôi sống chính ta.

“Vù vù ?”

“Bõm.?”

Xuất kỳ bất ý, Vương Thế Kỳ chộp nhanh hữu thủ theo chiêu thức Thập chỉ truy hồn và chộp ngay xuống đầm nước, chỗ con cá quái dị kia vừa vô tình bơi đến gần.?”

Tiếng động liền phát ra cùng một lúc với mặt nước vỡ ra và xao động mạnh. Tuy nhiên, trong nắm tay của Vương Thế Kỳ vẫn là một nắm tay rỗng không. Con quái ngư đã nhanh hơn cái chộp của Vương Thế Kỳ.

Tiếc nuối, Vương Thế Kỳ khom người xuống sát mặt nước. NÓ hy vọng sẽ lại nhìn thấy con quái ngư nọ.

Hoàng thiên bất phụ khổ nhân tâm. Bên tả của nó bóng dáng của con quái ngư đang ẩn hiện dưới làn nước.

“Vù vù ?”

“Bõm.?”

Vẫn thế, Vương Thế Kỳ vẫn không nhanh hơn con quái ngư. NÓ dịch thân người ra sát mé đầm nước hơn nữa. Như trêu ngươi Vương Thế Kỳ, con quái ngư tiếp tục nhởn nhơ ở ngay trước mặt nó, nhưng lại cách nó hơn một tầm với.

Lẳng lặng bò lần ra, con quái ngư như không hề biết sinh mạng của nó đang bị đe dọa. Vương Thế Kỳ lần này cố hết sức nhẫn nại khi đưa tay ra một cách thận trọng.

Chậm, chậm từng chút một.

con quái ngư còn cách nắm tay của nó đúng bốn xích.

Còn lại ba xích, chưa đủ để đắc thủ.

Còn hai xích, vẫn chưa chắc chắn lắm.

Một xích, khoan đã nào. Từ từ nào.

Nửa xích.

“Vù vù ?”

Ngay trước khi mặt đầm nước vỡ ra thì Vương Thế Kỳ đã biết là hỏng rồi.

Con quái ngư thật là tinh quái. Không sớm cũng không muộn, đúng vào lúc Vương Thế Kỳ dụng lực thì con quái ngư liền bơi lãng sang một bên. Con quái ngư bơi đi không xa, chỉ đủ để cho Vương THẾ Kỳ chộp không đúng vào nó mà thôi.

“Bõm, bõm, bõm.?”

Không còn nhẫn nại được nữa, Vương Thế Kỳ hết vung hữu thủ lại đến tả thủ, chộp liên tu bất tận vào bất kỳ phương vị nào mà nó nhìn thấy có sự hiện diện của con quái này.

Mười lần, hai mươi lần, thậm chí đến cả ba mươi lần. Nhưng, không vẫn hoàn không.

Con quái ngư vẫn tồn tại.

Vương Thế Kỳ vẫn bị cơn đói khát dày vò.

Hiện trạng vẫn như cũ nếu không tính đến việc Vương Thế Kỳ hiện đang đứng hoàn toàn trong đầm nước là độc thủy rồi.

Tuy vậy, Vương Thế Kỳ vẫn không nhận ra việc đó. Vương Thế Kỳ vẫn tìm mọi cách để chộp cho bằng được con quái ngư kia mới thôi.

“Vù vù ?”

“Bõm, bõm.?”

Chỉ đến khi có một cái chộp của Vương Thế Kỳ tuy rõ ràng là có va vào mặt nước nhưng lại không tạo ra bất kỳ một tiếng động nào thì Vương Thế Kỳ mới hoàn hồn sực tỉnh. Không những nó đã nhận biết việc nó đang đứng ngập vào đầm nước mà nó còn đang dấn thân vào vùng nước đặc dị được gọi là Nhược Thủy nữa.

Nhận ra điều này, Vương Thế Kỳ lạng người đứng yên.

Ðằng sau nó, chỗ khô ráo, chính là phần bờ, cách nó đứng một trượng. ÐÓ là phạm vi của vùng nước không phải là Nhược Thủy.

Ngay chỗ nó đang đứng, mặt nước đang dâng đến ngang cổ nó. ÐÓ là độ sâu và là giới hạn cuối cùng đối với Vương Thế Kỳ nếu nó không muốn đưa chân mình nó vào đúng vùng nhược Thủy.

Nhưng con quái ngư thì không hề phân biệt đâu là Nhược Thủy và đâu là không. Con quái ngư vẫn thảnh thơi, tung tăng ngay trước mũi Vương Thế Kỳ.

Sau một lúc lặng người. Vương Thế Kỳ tặc lưỡi lẩm bẩm, “Chực…

CÓ là Nhược Thủy hay không Nhược Thủy cũng không sao. Nếu ta phải chết vì độc thủy thì đằng nào cũng chết. Không lẽ một người biết võ công như ta lại chịu thua con quái ngư này sao? Hừ, ta đã từng bước ra từ Nhược Thủy thì bây giờ có bước vào cũng đã sao. Quái ngư ơi quái ngư, để xem giữa ta và ngươi ai sẽ thắng ai nào.?”

Hớp một hơi thanh khí đầy lồng ngực, Vương Thế Kỳ hiên ngang bước thẳng về phía trước.

Toàn thân của nó liền chìm ngập ngay vào làn nước. Một phần vì đây là vũng nước Nhược Thủy một phần vì nó đã vượt quá độ sâu nên bản thân nó không thể không bị nước phủ kín.

Mặt nước liền thôi xao động. Cho dù con quái ngư vẫn bơi và Vương Thế Kỳ vẫn đang tìm cách chộp quái ngư. Vì đây là Nhược Thủy kia mà.

Lúc đầu thì con quái ngư hầu như chỉ bơi ngang tầm với độ cao của vương Thế Kỳ. Nhưng sau đó, do phần đáy đầm càng lúc càng sâu xuống mà Vương Thế Kỳ thì càng lúc càng bước ra nên con quái ngư cứ bơi lảng vảng ngay bên trên đầu Vương Thế Kỳ.

Chộp từ bên trên chộp xuống dù sao cũng dễ hơn là chộp thừ bên dưới chộp lên. Vì dù là Nhược Thủy nhưng lực cản của nước vẫn làm cho Vương THẾ Kỳ phải khó khăn khi xuất thủ.

Tuy nhiên, vì là Nhược Thủy nên Vương Thế Kỳ cũng hưởng được một điều lợi. Vương Thế Kỳ vốn đã thận trọng trong lúc xuất thủ nhưng chính lực cản của nước và sự không phát thành tiếng động của Nhược Thủy đã làm cho những lần xuất thủ của Vương Thế Kỳ càng thêm sát gần với mục tiêu hơn. Và con quái ngư chỉ có thể nhờ vào sự mẫn cảm trời phú.

Chi trì được một lúc nhưng không có kết quả gì, Vương Thế Kỳ vì hụt hơi nên phải nhanh chóng quay lui.

Ðang vội vàng là vậy nhưng Vương Thế Kỳ cũng kịp cảm nhận là nó vừa đạp nhầm vào một vật gì đó ở dưới đáy nước. Gắng gượng chi trì thêm, Vương Thế Kỳ khom người xuống và chộp ngay vật đó.

Ðến khi nó đã nhô đầu lên khỏi mặt nước và đổi hơi xong, nó mới có dịp nhìn vào vật mà nó vừa nhặt được. Nhếch môi cười buồn, Vương Thế Kỳ vừa ném vật đó lên bờ vừa chép miệng bảo, “Thiết phiến của Lưu Trác Hàn. Ngươi tuy đã bỏ đi nhưng vẫn có vật tùy thân của ngươi sẽ chứng kiến cái chết của Vương Thế Kỳ này. Tâm địa của ngươi lại tàn độc đến thế sao?”

Hít đầy một hơi thanh khí, Vương Thế Kỳ lại quay về việc đang bỏ dở…


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.