Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chương 18: Quà tặng không dám gửi



Nghiêm Khắc, nam,17 tuổi, sinh viên trung cấp

Năm ngoái,tôi đã thi đỗ vào một trường trung cấp.Khi nhập trường,thầy giáo nói với chúng tôi rằng ,sau khi tốt nghiệp, mỗi lớp sẽ có một sinh viên được tuyển thẳng lên cao đẳng ,vì thế,thầy yêu cầu cả lớp phải chăm chỉ,nỗ lực học tập để dành được cơ hội này. Lúc đó, trong thâm tâm,tôi thầm mong sẽ là người được tuyển thẳng đó, bởi tôi biết,khi đi làm,tấm bằng cao đẳng có giá trị hơn nhiều so với tấm bằng trung cấp.Nếu như tôi được tuyển thẳng lên cao đẳng thì đó đúng là một niềm vui lớn cho bố mẹ tôi, những người không chức không quyền, lao động khó nhọc cả đời vì con cái.

Nhưng dần dần tôi phát hiện ra rằng, đây là một cuộc cạnh tranh không công bằng. Giáo viên chủ nhiệm của chúng tôi thường cho điểm dựa vào ý thích cá nhân. Nghe các bạn trong lớp kể rằng ,có bạn mua cho thầy mấy bao thuốc lá,thế là thầy liên cho bài thi đạt 59 điểm lên 65 điểm,

Còn nếu có bậc phụ huynh nào giúp thầy làm gì đó thì ngay lập tức con cái họ sẽ được thầy tặng luôn thêm 30 điểm gọi là quà cám ơn…..Do những điểm đánh giá thường ngày này sẽ tính vào tổng điểm để xét tuyển thẳng lên cao đẳng nên chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng,vì thế mà sinh viên nào cũng để ý, ai cũng cho rằng biếu xen giáo viên để mua điểm là một hành động đáng khinh bỉ. Tôi cũng không phải là ngoại lệ.Cứ khi nào mọi người nhắc đến vấn đề này là tôi chỉ muốn chửi thẳng vào mặt những kẻ hối lộ giáo viên và mắng chửi những giáo viên xấu xa ham của đút lót. Giáo viên chủ nhiệm lớp tôi là một thầy giáo trung niên, nhìn bộ dạng có vẻ khá bủn xỉn. Tin đồn về thầy lưu nhiều vô kể, phần lớn đều là do các anh chị sinh viên khóa trên kể lại. Một trong những tin đồn đó là : Một hôm, thầy Lưu đang nấu cơm thì có một học sinh từ nông thôn đến tìm. Cậu sinh viên này cầm bài thi không đạt của mình đến xin thầy giúp đỡ. Thế nhưng, thầy Lưu không nói gì, chỉ nhìn cái chảo rau xào mà nói : “Ôi, rau này mà có một chút xì dầu thì thơm phải biết!”. Cậu sinh viên như hiểu ý, liền gọi điện cho bố mẹ lập tức gửi lên mười chai xì dầu ngon để biếu thầy. Hóa ra, quê cậu sinh viên này sản xuất xì dầu ngon nổi tiếng.Về sau, cậu sinh viên này thường mang xì dầu đến biếu thầy để đổi điểm cao. Tin đồn về thầy lưu làm cho tôi mất hết cảm tình với thầy, thậm chí còn rất ghét thầy nữa! Nhưng không lâu sau, có một chuyện xảy ra làm cho tôi thay đổi hoàn toàn cách nhìn của mình về thầy Lưu.

Tôi và M là bạn cùng phòng. Mối quan hệ giữa chúng tôi không được tốt cho lắm. M là một đứa rất đào hoa lại thường thích bắt nạt người khác, nhất là những đứa từ nông thôn ra như chúng tôi. Cậu ta không cười nhạo thì cũng tìm cách chọc ghẹo chúng tôi. Bố M giữ một chức vụ nhỏ trong thành phố, vì thế các thầy cô giáo thường dung túng thậm chí còn nịnh nọt cậu ta nữa. Chúng tôi không ai dám chọc giận cậu ta, dù chỉ là vô tình. Nhưng hôm đó, tôi cùng vài người bạn đồng hương họp mặt nhau nên đã uống rượu. Về đến phòng, thấy M không chịu làm trực nhật,vì là trưởng phòng nên tôi đã mắng cậu ta vài câu. M không những không nghe còn quát lại tôi, thậm chí còn xúc phạm tôi rất khó nghe. Thế là tôi nổi điên lên, cãi nhau với cậu ta một trận. Chúng tôi còn đánh nhau nữa. Tôi đấm cho cậu ta tím cả mắt, cậu ta đấm vỡ sống mũi tôi. Chuyện vỡ lở,mọi người trong phòng đều đồng ý làm chứng cho tôi là M ra tay đánh tôi trước, hơn nữa, tôi vì công việc chung của cả phòng mới làm như vậy. Thực ra tôi rất lo bị nhà trường phạt,rất có thể vì chuyện này mà tôi sẽ bị trừ điểm. Tôi không nghĩ người bị phạt sẽ là M và cảm thấy có đôi chút hối hận vì đã đánh nhau với cậu ta.

Nhưng không ngờ thầy Lưu lại đứng về phía tôi. Thầy không những không phê bình mà còn khen ngợi tôi làm việc có trách nhiệm, còn M thì đáng bị trừ điểm. Mặc dù trong lớp có người nói rằng do M quá kiêu ngạo,không bao giờ coi thầy Lưu ra gì nên đã đắc tội với thầy, cũng có người nói là do M quên tặng quà cho thầy Lưu,nhưng tôi vẫn cảm thấy rất biết ơn thầy.biết ơn thầy đã bảo vệ một đứa không có bè cánh, ô dù nâng đỡ như tôi.

Một lần về nhà nghỉ, lúc ngồi nói chuyện phiếm với mẹ, tôi đã kể cho mẹ nghe chuynej này. Mẹ bàn với tôi phải đem chút quà đến biếu thầy để thể hiện chút lòng thành của mình.Tôi không biết phải nói thế nào với mẹ. Tôi nghĩ, những gì gia đình tôi có thể tặng thầy chắc chắn phải hiếm có, hơn nữa, tôi không muốn các bạn cùng lớp nghĩ rằng tôi hối lộ thầy.Nhưng rốt cuộc tôi vẫn không nói những suy nghĩ này với mẹ, bởi vì tôi thấy mẹ đã rất cẩn thận chuẩn bị quà biếu thầy nên không nỡ ngăn mẹ lại.

Ngày trờ lại trường học, tôi xách gần chục cân lạc ngon mà mẹ đã nhặt kỹ từng hạt và cẩn thận rang chính về trường. Nhìn túi lạc to và nặng này, tôi có đôi chút do dự vì không biết nhà thầy ở đâu, nếu hỏi bạn bè thì lại sợ bị nói là nịnh nọt thầy, không biết thầy Lưu có thích món quà này không? Cứ như vậy, túi lạc bị tôi “lãng quên” dưới gầm giường. Một hôm, có một người bạn cùng phòng phát hiện ra “kho tàng đồ ăn” này . Thế là tất cả mọi người trong phòng đều chạy đến xin tôi. Tôi không dám nói rằng đó là quà biều nên đành phải để mọi người chia nhau. Nhìn đống vỏ lạc trên sàn, nghĩ đến hình ảnh mẹ lụi cụi nhặt lạc trong bếp mà lòng tôi cảm thấy xót xa. Tuy nhiên, chia cho mọi người ăn hết cũng tốt, vì dù sao tôi cũng đâu có dám mang đến biếu thầy.

Khi về nghỉ tết,mẹ nhìn thấy tôi liền vui vẻ hỏi han xem thầy giáo có thích lạc không? Tôi nói dối mẹ là thầy thích lắm. Mẹ nghe xong vô cùng vui mừng. Lúc tôi đi, mẹ lại chuẩn bị cho tôi một ít đậu tằm và đậu Hà Lan rồi bảo tôi mang biếu thầy.Tôi nói thôi không cần, lần trước thầy giúp đỡ nên mới tặng quà tỏ chút lòng biết ơn, lần này thì không cần thiết.Nhưng mẹ mắng tôi và bảo : “Sao lại quên ơn người khác nhanh thế? Hơn nữa,những thứ này bố mẹ mới thu hoạch, của nhà trồng được nên vừa rẻ lại vừa tươi ngon, dù sao cũng là một chút lòng thành!”. Mẹ còn nhắc tôi đến trường là phải mang biếu thầy ngay vì để lâu sẽ mất ngon.Hôm đó trở lại trường, tôi lại đem túi đậu dấu dưới gầm giường. Tôi nghĩ rất lâu mà không biết phải đem túi đậu này đến biếu thầy như thế nào. Cứ như vậy, ngày qua ngày, hạt đậu bắt đầu chuyển sang màu đen, vàng. Cuối cùng, tôi mang số đậu đó đi đổ hết. Lúc đó, tôi cảm thấy rất tiếc!

Nghỉ hè về nhà, mẹ tôi lại không quên chuẩn bị quà cáp cho tôi mang biếu thầy. Tôi rất muốn nói với mẹ rằng : “Mẹ đừng nên bận tâm mấy chuyện này nữa, những thứ mẹ đã chuẩn bị hai lần trước con đều không mang đến biếu thầy đâu!”. Thế nhưng tôi không sao mở miệng được. tôi cảm thấy khó xử. Mặc dù tôi biết tất cả những gì mẹ làm đều xuất phát từ lòng biết ơn chứ không có ý định nịnh nọt thầy giáo tôi(thực ra nếu muốn nịnh nọt thầy thì những thứ này thật chẳng đáng là gì),nhưng tại sao tôi vẫn không thể tiếp nhận cách làm của mẹ nhỉ?

Chat room

Con người trong những hoàn cảnh đặc biệt thường rất coi trọng danh tiếng của mình. Về lý mà nói thì những việc làm của mẹ bạn không có gì là khó chấp nhận cả, bởi mẹ bạn là người tốt bụng, lại biết cách đối nhân xử thế. Tôi tin rằng , nếu như thầy giáo mà hiểu được tấm lòng của mẹ bạn thì chắc chắn sẽ rất cảm động. Đây vốn có thể trở thành con đường hữu nghị giữa người với người, nhưng do một số lí do nào đó mà con đường này đã bị chặn mất.

Làm việc cẩn thận không phải là một chuyện xấu. Nhưng bên cạnh sự cẩn thận, cũng cần có sự thẳng thắn và vô tư. Những môi trường khắc nghiệt sở dĩ có nhiều tin đồn và sự cạnh tranh chẳng qua là do lòng dạ của mỗi người nơi đó đều quá hẹp hòi, không được thẳng thắn,vô tư. Đối mặt với vấn đề lợi ích, thần kinh của chúng ta đều trở nên nhạy cảm quá mức. Thực ra, so với việc lãng phí thời gian và tâm tư để giành lấy quyền được tuyển thẳng lên cao đẳng(tỉ lệ trúng tuyển rất thấp),chi bằng chúng ta hãy sống vô tư và thoải mái.Nhân cách con người còn quan trọng hơn nhiều so với cái tấm bằng mà các bạn cầm trên tay, hơn nữa, các bạn còn rất nhiều cơ hội để có được tấm bằng tốt. Thế nhưng, nếu thay đổi cả tâm tính chỉ để mưu đồ một việc gì đó thì sau này dù có muốn quay trở lại như lúc đầu cũng không phải là một việc dễ dàng !.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.