Thái Vy vẫn còn muốn ngủ, nhưng
tiếng quét sân, cùng nhiều tạp âm khác khiến cô đành ép mình ngồi dậy.
Qua khe cửa, có thể thấy trời vẫn lờ mờ tối, chắc khoảng bốn hay năm giờ sáng. ( Lời tác giả: Người dân thời này đều dậy theo giờ giấc của gà,
gà gáy canh năm nhà nhà đều lục đục quét sân,đun nước, gà lên chuồng
(mặt trời vừa khuất) thỳ nhà nào nhà nấy cũng cơm nước xong xuôi, thảnh thơi chút thỳ trải chiếu ra sân hóng mát, không thỳ cũng lo đi ngủ để
sáng sớm còn ra đồng.) Thái Vy vừa xoa xoa mặt vừa nghĩ, đèn điện không
có, tối om có gì thú vị để mà thức, thắp cái đèn dầu thôi cũng phải nhà
có của ăn của để mới dám xài. Haiz. Tính cả hôm qua nữa là hai ngày cô
chưa vệ sinh cá nhân, người cô bây giờ kì thực nhớp nháp vô cùng, còn
khó chịu hơn cả mùi ẩm mốc nữa.
– Cô chủ, cầm lấy này.
Thái Vy vội đón lấy cái miếng cứng cứng nhỏ như ngón tay, con bé đưa
xong cũng gấp gáp chạy mất. Ngắm ngía một hồi, cũng không biết dùng để
làm gì, bèn giắt vào áo. Lấy nửa khoai còn lại, tỉ mẩn lột vỏ ăn. Thôi
kệ, đến đâu tính đến đó.
Đến gần trưa, nhà yên ắng hẳn. Căng mắt dòm ra sân cũng chỉ thấy mấy con gà, ngoài ra không có bóng người qua lại. Căn phòng này chắc chắn là
gian sau, hoặc gian phụ, cạnh nhà bếp, thế nên sáng nay bọn người hầu
mới qua lại nườm nượp như vậy. Thái Vy bỗng thấy thấp thỏm, đám người
hôm qua cho đến giờ vẫn chưa quay lại làm khó cô, như vậy nên vui hay
buồn? Dù sao đến thỳ cơ hội thoát còn có đường tính, không đến, có lẽ
cô sẽ thành cái xác khô trong này, rồi theo lời mụ béo, quăng ra ngoài
đường là xong, thời buổi này chết vì đói vì bệnh đầy ra, ai quan tâm?
Hít hà, nghĩ đến đây Thái Vy lạnh cả xương sống. Đã chết một lần, không
thể chết thêm lần nữa, phải sống, không những sống, mà còn phải sống
thật tốt. Chết không giải quyết được vấn đề, mà lại còn phát sinh vấn đề mới, câu này áp dụng lên Thái Vy, không sai biệt chút nào.
Trong lúc đang hạ quyết tâm, thỳ ổ khóa lại lạch cạch, cửa mở. Gã hầu bưng vào một bát nước với một củ khoai, lạnh nhạt nói:
– Ăn đi, chốc bà lớn qua liệu hồn mà nói.
– Anh khoan đi, nói cho tôi biết đây là đâu?
Gã không đáp, chỉ cười khẩy, xoay người đi ra. Cô chán nản lấy bát nước
uống. Còn khoai thỳ không đụng đến, nếu đêm nay còn ở đây sẽ dùng, con
bé kia đỡ phải nhịn đói. Kể ra không phải lao động gì, nên chút nước
chút khoai cũng giúp Thái Vy phục hồi được sức lực, không nhiều, nhưng
chắc đủ để chạy trốn khi cần thiết. Điều kì lạ là lần này trở ra, gã để
cửa mở. Thái Vy yên lặng nhìn ra khoảng sân đầy ắp nắng, cô biết rõ, có
lao ra ngoài chạy trối chết cũng không thoát được, điều cần thiết nhất
bây giờ có thể làm là phải thật bình tĩnh. Một lúc lâu sau, khi mặt trời đứng bóng, cô nghe tiếng bước chân to dần, có một đám người đang tiến
về phía này, thoáng chốc đã đến trước cửa.
Thái Vy đưa mắt đánh giá người đàn bà đang bước vào, theo sau là hai đứa hầu gái và gã thanh niên nhỏ thó hôm qua. Một đứa hầu khác bưng cái ghế đẩu để sát giường nàng. Bà ta nhẹ nhàng ngồi xuống, từng cử chỉ đều
toát lên vẻ giàu sang. Áo dài truyền thống may bằng lụa thượng đỉnh, cổ
đeo thêm mấy chuỗi hạt, tay đeo xuyến vàng, miệng có ý cười, nhẹ nhàng
nói:
– Ta nghe hầu báo con đã tỉnh từ hôm qua, con còn trẻ, sao làm
chuyện dại dột như thế, có gì phải bẩm ta để ta ra mặt cho con. Mấy bữa
nay con nghỉ ngơi có thấy khá hơn không?
Thái Vy không trả lời, trong lòng còn bận suy tính, bà này có vẻ quyền
uy hơn bà kia, cử chỉ và lời nói đều rất ngọt ngào, ánh mắt nhìn nàng
trìu mến, nhưng lại khiến Thái Vy bất giác rùng mình.
– Ta có nghe thằng Tũn nói con đã quên hết mọi chuyện, thôi thỳ Tũn, mày kể cho cô đây nghe vắn tắt sự tình.
Dứt lời, bà quay sang mở cơi trầu, lấy ra quả cau, khía lấy một múi,
Thái Vy chợt nhớ đến tục ăn trầu của người xưa, cô từng thấy bà ngoại
ăn, và cũng từng ăn thử, nhưng vừa nhai đã bị vị cay nồng xộc thẳng lên
óc, đành nhổ ra. Thằng Tũn lúc này đã đứng cạnh cô, khom người, bắt đầu
kể:
– Dạ bẩm, cô trước là con cả của thầy lí,thầy cô do chạy chức
mà vỡ nợ,bị bắt nhốt rồi tự tử trong lao, trước đó mẹ cô vay nợ rồi dẫn e cô bỏ làng đi. Đấy là do cô kể cho bà lớn, lúc cô gục trước cửa, đúng
lúc bà lớn đi về. Bà lớn động lòng nên trả hết nợ cho nhà cô, lại bỏ
tiền chôn cất thầy cô tử tế.
– Rồi sao nữa?
– Cô đồng ý làm đào hát để trả nợ, vừa rồi có khách muốn…giá cao, bà năm ép cô làm đào rượu…với khách đó…