Người đàn bà kia
Mới đầu, tuy chưa thấy Người đàn bà kia mà cô cũng đã đoán được có cô ta ở đâu đó rồi. Đôi khi, dưới một bãi cỏ, có một dòng nước ngầm. Cô đi dạo mát trên bãi, thấy cỏ chỗ này dày hơn, cao hơn, đất chỉ hơi xốp thôi nhưng đặt chân lên đã hơi lún. Mới chỉ thấy những dấu hiệu như vậy nhưng không còn ngờ gì nữa : dưới đó có dòng nước. Hoặc đôi lần, trước khi đau, chưa có một triệu chứng gì rõ ràng cả ; cỏ vẫnống bình thường ; nhưng một cảm giác váng vất khó chịu, một nỗi rầu rĩ vô cớ bào trước cho cô rằng có một nguy cơ bí mật nào đó. Cô tự hỏi : Mình làm sao thế này? Không thấy khoẻ khoắn trong người.
Khi đức phu quân của cô bắt đầu săn sóc tới Người kia thì cô cũng có cảm giác như vậy. Cô nghĩ bụng :”Anh ấy làm sao thế này? Không như trước nửa”. Từ trước tới giờ, buổi tối nào về nhà cũng kể cho cô nghe ban ngày đã làm những gì, gặp những ai ; thầy ấy thích kể tỉ mỉ từng chi tiết một (bọn đàn ông hay kể lể về mình như vậy) ; cho cô biết trước hôm sau sẽ làm những gì. Rồi lần lần, những lời báo cáo của thầy kém minh bạch. Cô nhận thấy trong thời khắc biểu của thầy có những lỗ hổng không sao giảng được. Mà chính thầy cũng nhận thấy lời phân trần của mình không mấy vững. Thấy rán nói phớt qua vài lúc nào đó ; thầy lúng túng. Cô nghĩ bụng :”Anh ấy muốn giấu mình cái gì đây?”.
Sau mười năm sống chung, cô tưởng đã biết rõ chồng. Cô biết thầy thích những gì : thích công việc làm ăn, chính trị, thể thao ; chỉ hơi chú ý tới hội hoạ tuyệt nhiên không thích văn chương, âm nhạc. Bây giờ thấy ham nói về các sách mới ra, làm bộ như lơ là hỏi :”Ở nhà có tiểu thuyết của Stnedhal không nh ? Anh muốn đọc lại”, mà cô biết rõ rằng trước kia có bao giờ thầy đọc những tiểu thuyết đó đâu. Trước kia thầy không chú ý gì tới cách phục sức của cô cả, bây giờ hỏi :”Tại sao mình không bao giờ bận những áo bằng thứ hàng in hoa? Thứ hàng đó đẹp lắm”, hoặc:”Mình nên hớt tóc cao lên nữa đí. Cái kiểu đuôi ngựa đó lỗi thời rồi”. Về chính trị, thấy cũng đổi ý nữa; đối với những tư tưởng cấp tiến, có vẻ khoandung hơn. Về ái tình, câu chuyện của thấy kì dị và hăng say ; về hôn nhân thì mạt sát thậm tệ. Tóm lại, cô không nhận ra thầy ấy nữa.
Ít lâu sau, cô không còn nghi ngờ gì nữa. Dưới lớp đất trước kia vững chắc, có một dòng sông ngầm rồi Con Người kia có ở đó rồi. Nhưng Người kia là người nào? Cô rán dùng những tài liệu mà vô tình thầy mỗi ngày đem về cho cô để tưởng tượng, hình dáng con người đó. Cô ta chắc trẻ, đẹp, ăn bận rất lịch sự có kiến thức hoặc tỏ ra vẻ ta có kiến thức đây ; cô ta biết cưỡi ngựa (vì thầy nhà bỏ kị thuật đã từlâugần đây bảo :”Y sĩ khuyên anh phải vận động thêm lên; anh có ý muốn cưỡi ngựa trở lại”). Chắc cô taởđâu về Luxembourg, vì thầy nhà luôn luôn kiếm ra được những cớ khó tin buộc thấy phải đi về khu đó.
Rồi một buổi ăn tối tại nhà bạn thân, cô bỗng phát giác được con người đó. Đâu có khó khăn, tài giỏi gì mới nhận ra được cô ta. Hỡi ơi, chỉ cần nhận xét nét mặt của thầy là đủ. Cặp mắt thầy trìu mến, đắm đuối. Thầy làm bộ nói với cô ta rất tí, nhưng hai người chớp chớp mắt với nhau, hơi mỉm cười với nhau tưởng đâu thiên hạ không ai thấy, nhưng cô thì cô thấy nhói trong lòng. Bà chủ nhà bảo với cô rằng chính cô ta đó và cô ta đã ngỏ ý muốn gặp cô.
_ Tại sao lại muốn gặp tôi?
_ Tôi không rõ ; cô ấy có nghe nói về chị… Cô ấy mong được gặp chị muốn chết.
Nhưng nghe cái giọng làm ra vẻ lơ là đó , cô nhận ra được rằng chính bà ta cũng biết nữa. Cô vừa thản thốt, vừa đau khổ, ngạc nhiên, trước hết vì người đàn bà đó dám tấn công đức phu quân của cô. Thế là cô đã vô tình nghĩ rằng thấy thuộc về cô, là một phần của cô. Thầy không phải là một người được tự sử dụng mình như biết bao người khác mà chỉ là phần da thịt của cô. Người kia không có quyền cướp thầy nhàcủa cô, cũng như không có quyền cắt một cánh tay hoặc ăn cắp chiếc nhẫn cưới của cô.
Cô lại còn ngạc nhiên vì Người kia vừa giống mà lại vừa khác cái hình ảnh mà cô đã tưởng tượng về cô ta. Đúng, chỉ cần nghe cô ta nói cũng nhận ngay được những ý mới, thị dục mới, cả những dụng ngữ rất mới của thầy nhà nữa. Cô ta nói chuyện về ngựa, về đua ngựa, dẫn lời tác giả những cuốn sách mà gần đây thầy tỏ ý tò mò kì dị muốn đọc cho biết. Nhưng cô không thấy cô ta trẻ hơn cô, nói cho ngay, cũng chẳng đẹp hơn cô nữa. Có lẽ vừng trán như đã đục và thô. Nói chuyện thì hoạt bát linh động nhưng kém bóng bẩy, đặc sắc ; nghe mau chán. Cô đâm hoang mang, tự hỏi :”Anh ấy thấy cô ta dễ thương ở chỗ nào kia?”.
Về tới nhà, cô thình lình tấn công :
_ Cặp đó là ai vậy, mình? Mình quen họ ở đâu?
Thầy lẩm bẩm :”Giao thiệp trong công việc làm ăn” rồi tìm cách nói lảng qua chuyện khác ; nhưng cô đã cương quyết không để cho thầy yên.
_ Em thấy cô vợ không dễ thương. Có vẻ tự mãn quá mức mà có cái gì để tự mãn đâu chứ.
Thầy cũng muốn nhìn đấy, nhưng dằn lòng không được nên phản đối lại. Thầy rán làm ra cái vẻ thản nhiên, bảo :
_ Anh không đồng ý với mình, cô ta đẹp, rất có duyên đấy chứ.
_ Đẹp dữ! Mình không ngó cái miệng cô ta ư?
Thầy nổi quạu, nhún vai, đáp một cách hơi đột ngột :
_ Có chứ, anh đã nhìn rất rõ cái miệng cô ta.
Cô nổi giận, tiếp tục hạ (cô nghĩ vậy) tình địch của cô. Sau một trận vừa mệt vừa khó chịu, thầy và cômãi tới hai giờ khuya mới ngủ được. Sáng hôm sau, thầy có vẻ cực kì lạnh nhạt, bảo cô :
_ Trưa không ăn nhà đâu.
_ Tại sao ?
_ Tại không ăn nhà, chứ sao. Tôi còn làm chủ hành động của tôi chứ, phải vậy không?
Lúc đó cô mới cảm thấy rằng hồi hôm cô đã mắc một lỗi quan trọng. Chê bai một người đàn bà đâu phải làcách làm cho tình nhân người đó rời bỏ người đó. Thầy thấy cô ta rất dễ thương ; nếu cô bảo thầy rằng cô ta khó thương thì thầy sẽ cho rằng thầy đầu có lầm, chính cô không biết nhận xét, nhất là không muốn nhận xét vì đã ghen lồng ghen lộn lên rồi. Thư sau chúng ta sẽ trở lại chuyện đó.