Dịch giả:
Huỳnh Lý
Ơgiêni Grăngđê
– Văn Học Cổ Điển Pháp:
Năm 1833, nhà văn hiện thực vĩ đại của nhân dân Pháp, một trong những nhà văn lớn nhất của thế giới –
Honore de Balzac
– cho ra đời tác phẩm Ogieni Grangde, thiên kiệt tác đầu tiên của mình. Ogieni Grangde là một lớp đặc sắc của Tấn trò đời (La comedie humaine) một vở bi hài kịch rộng lớn, “có ba bốn nghìn nhân vật”- theo lời kể của tác giả- thể hiện cuộc đời thiên binh vạn trạng đang diễn ra trong xã hội nước Pháp thời bấy giờ, điển hình của xã hội tư bản buổi đầu ở Tây Âu.
Ơgiêni Grăngđê
có một vị trí đặc biệt trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Banzac. Nó là thiên kiệt tác đầu tiên, mở đầu cho một lối tiểu thuyết mới của Banzac và mở màn cho những kiệt tác sau này.
Ơgiêni Grăngđê
, trước hết, là câu chuyện của một người con gái, là lịch sử của một người đàn bà sống giữa cõi trần mà không phải là người cõi trần, có khả năng tuyệt vời để làm vợ, làm mẹ, nhưng lại không chồng, không con, không thân thích, câu chuyện nàng Ơgiêni tội nghiệp ở tỉnh nhỏ Xômuya. Ơgiêni Grăngđê cũng là bản ký sự quá trình tích lũy đẫm máu của một tên tư sản mà thói keo bẩn trở thành tập quán luôn tồn tại trong người như một bản năng – lão Grăngđê. Ơgiêni Grăngđê còn là lịch sử phát triển, lịch sử sinh sôi nảy nở của đồng tiền vàng – đồng tiền tư bản. ƠgiêniGrăngđê hơn thế, là lịch sử của một thời đại, một xã hội – thời đại nước Pháp, xã hội nước Pháp ba mươi năm đầu thế kỷ XIX, nhìn ở sự biến đổi của nó.
Ơgiêni Grăngđê
là một trong những cuốn truyện hoàn hảo nhất, nổi tiếng nhất của Banzắc (Macxen Casanh).
Bình luận