Cái chết của Vương Thổ ám ảnh bầu không khí của cả Hội kể chuyện ma. Cái chết lúc nào như cũng treo lơ lửng trên đầu chúng tôi. Chẳng ai biết
anh ta vì sao mà chết, mà làm sao lại nhất nhất là trong cái tủ đó.
Thẩm Thiên vô cùng sợ hãi, lo lắng rằng kể xong chuyện ma anh ta sẽ là người bị giết. Mà không biết được sẽ chết theo kiểu như thế nào?
Trong thâm tâm mọi người đều đặt dấu chấm hỏi “Hội kể chuyện mà” có nên tiếp
tục hoạt động nữa hay không? Yên lặng một lúc có người nói “Đây chỉ là
một trò chơi, sao có thể mất mạng được? Nhất là mọi người cũng chưa từng nhìn thấy ma. Những câu chuyện ma bịa ra chỉ để dọa mọi người mà thôi.
Nghe chuyện ma dẫu sao cũng phải cảm nhận được chất ma. Còn trên thức tế có ma hay không chúng ta đều không biết”.
Có thể thanh niên
thích khám phá tâm lý. Có thể cảnh sát tình cờ đến điều tra. Cũng có
người muốn thế hiện phong cách riêng giữa đám đông. Nhưng vào cuối tuần
sau mọi người vẫn tập trung đến đây.
“Thẩm Thiên sao không đến?”
Mấy hôm nay không thấy anh ta, có lẽ bị dọa sợ hết hồn hết vía rồi.
“Chúng ta đi xem sao!”
Khi mọi người đến phòng Thẩm Thiên lúc đó anh ta còn nằm trên giường chẳng nói câu nào cả.
Chúng tôi mỗi người một câu khuyên anh ta “Sự việc chẳng có gì cả, mà cảnh sát đang điều tra, rồi cũng nhanh có kết quả thôi”.
“Kể vài câu chuyện là để tập luyện bản lĩnh, để tránh những nỗi sợ hãi ý mà”.
Nhưng mọi người nói thế nào anh ta cũng không dậy, có đánh chết anh ta anh ta cũng không đi nữa. Không thay đổi được suy nghĩ của anh ta, mọi người
đành đi đến phòng khác lại bắt đầu kể chuyện.
Tuần này Thượng Gia Bằng kể về một cô gái quen trên mạng.
Lúc đó là lúc tôi đang đi tìm việc, năm nào cũng có hàng nghìn sinh viên
mới ra trường nên tìm việc rất khó. Đã tốt nghiệp cả mấy tháng rồi mà
vẫn chưa tìm được việc phù hợp. Vừa mới tốt nghiệp đã thất nghiệp. Bạn
gái cũng vì sự thật tàn khốc ấy mà chia tay với tôi. Đó thực sự là
khoảng thời gian khó khăn nhất của tôi.
Không có hứng thú sống, trong lòng rất buồn chán.
Cũng may có lời khuyên của gia đình, kết hợp với tính kiệm chi tiêu tôi vẫn kiên trì được.
Căn phòng này ở trên cùng của tòa nhà. Cả tòa nhà có chín tầng. Củng may là có cầu thang máy chứ nếu không dọn nhà đến đây thì chắc chết vì mệt
mất. Bận bịu cả một buổi chiều công việc cũng hòm hòm. Chúng tôi tranh
thủ ra ngoài ăn cơm và thăm thú tình hình xung quanh một chút.
Dạo quanh tòa nhà một vòng tôi thấy ở đây rất nhiều căn hộ nhìn bên ngoài
vào như để trống vì ngoài cửa rất bụi, rất nhiều mạng nhện. Ấy thế mà
bên trong vẫn có người ở.
Tôi nghi ngờ vừa đi vừa xem xét, bỗng
một tiếng mèo thoáng qua. Tôi đứng sững lại, bên cạnh có một căn phòng
cửa mở hờ. Tôi lấy làm tò mò hé nhìn vào trong thấy tối thui chẳng còn
nhìn rõ được gì cả. Trên cả dãy hành lang tôi còn nhìn lén một vài căn
phòng khác và đều thấy giống nhau, đều tối om.
Rất kì lạ, dù đã
biết trước đây là tòa nhà cũ nhưng không đến nỗi một ngọn đèn cũng không có chứ. Tôi quay đầu nhìn lại lần cuối thấy mấy người trong đêm tối
nhìn ra với ý thăm dò. Tôi vứt đầu thuốc trong tay, ấn thang máy đi
xuống tầng dưới.
Vào trong phòng ngồi nghỉ một lúc tôi mở máy
tính kiểm tra tốc độ đường truyền. Ngay từ đầu tôi nhìn vào chỗ này cũng vì ở đây bố trí mạng rất tốt, cộng với tiền thuê phòng cũng rẻ. Ổn đĩnh cuộc sống thực tế xong tôi quay ra tập trung vào đời sống trên mạng –
đời sống tưởng tượng. Tôi có thể dùng sức mạnh của con chữ làm các trò
ảo thuật. Chỉ vài giây sau là có thể làm bóng bầu không khí. Trong cái
thế giới đó tôi thích làm một kẻ say có thể măng người này, chửi người
khác xong mà vẫn có kẻ chạy theo tán dương.
Nhưng ngoài thực tế…
Cửa bỗng nhiên mở, bà chủ nhà không biết từ đâu xông vào. Tôi đang chơi rất hưng phấn bị bà chủ nhà làm giệt mình. Tuy đã kìm chế cơn tức giận
nhưng tôi cũng tỏ thái độ cho bà chủ nhả thấy, sao có thể tùy ý vào
phòng người khác như thế chứ. Đến cửa cũng không thèm gõ. Cho dù là chủ
nhà cũng không thể ỉ thế bắt nạt người khác được.
Tôi nhìn bà ta một cái, không phải là đáp lễ mà coi như là kháng cự cũng được.
Bà ta đi vào, không cần quan tâm đến những điều ấy, nhìn trái nhìn phải.
“Tiểu Thượng! Chơi trò chơi à?”
Tôi không chút thiện trí “Vâng”.
“Cái thằng này mày không chịu ra đường chẳng chịu nói chuyện gì cả. Trông
mày yếu ớt quá. Sau này phải thường xuyên tìm bà nói chuyện”.
“Cháu biết rồi”.
Bà ta đứng cạnh tôi xem một lúc.
“Tiểu Thượng à, có việc này cháu cần phải nhớ. Tốt nhất là không nên đi cầu thang máy”. Gương mặt bà lúc này đầy hận thù.
“Vì sao?”, chắc cũng vì ba ta lo cho tôi. Tôi thật là…, vừa rồi vẫn còn căm ghét bà ta nữa chứ. Coi bà ta có vẻ như muốn văng ra vài câu chửi thề
nhưng rồi lại im bặt. Thay vào đó là vài câu đại loại kiểu cầu khẩn.
Tôi nhìn theo cái bóng đi xuống cầu thang của bà, cũng có lẽ tại bà ấy đã
có tuổi rồi nên không quen cảm giác đi cầu thang máy chăng.
“Ti! Ti! Ti!” tiếng báo QQ. Tôi chẳng hơi đâu đi nghĩ thêm về chuyện của bà
lão ấy nữa. Toàn thân tôi lại tập trung vào sự nghiệp chat.
Một cô nàng “Cậu chuyển nhà mà không nói cho tôi biết?”
“Ô! Sao bạn biết tôi chuyển nhà?”. Tôi nhiều khi nghi ngờ rằng cái nick lạ
này ắt hẳn phải của một người quen nào đó bê cạnh tôi. Nhưng quả thật
lần này tôi dọn nhà đến đây tôi chưa hề nói cho ai biết cả. Vậy là ai mà biết được chuyện này?
Cô nàng này quen tôi qua mạng từ hồi tôi
sắp tốt nghiệp đại học. Cô ta tự giới thiệu là nhìn thấy nick của tôi
lên mạng rồi add nich của tôi vào thế thôi. Nhưng cũng không quan trọng
nữa vì hai chúng tôi nối chuyện rất vui vẻ, thế là được rồi. Nhưng điễm
đặc biệt ở đây là cô nàng nắm rất rõ tình hình của tôi. Nói là rõ như
lòng bàn tay cũng không có gì là quá đáng lắm. Vì tôi chưa giấu được cô
ta chuyện gì cả. Tuy không phải tôi chưa kiểm tra IP của cô ta. Mà tôi
đã từng kiểm tra nhưng không có gì cả. Chỉ có hai khả năng xảy ra, Khả
năng đầu tiên có thể cô ta là một tay cao thủ thực sự bằng cách nào đó
đã giấu đi các thông tin cá nhân. Khả năng còn lại là đối tượng thực sự
không tồn tại. Theo tôi chắc cô ta thuộc loại thứ nhất.
“Hừ… cí gì qua mắt được đại tiêu thư ta đâu!”
“Bái phục, tiểu nhân vô cùng bái phục!”
“Coi lại nhà ngươi, đồ nịnh bợ. Nói nghe xem sao lại chuyển nhà?”
“Không phải cái gì cô cũng biết sao, cuối cùng cũng có điều không biết à?” Tôi thêm vào cuối dòng một cái mặt cười đắc ý.
“Thôi đi, không đùa nữa, nói nghiêm túc nào. Vì bạn gái sao?”
“Có lẽ, tôi không biết”, vốn dĩ tôi định nói “Ừ, đúng vậy”. Nhưng vô thức
thế nào chính tôi cũng không hiểu có phải vì chuyện với bạn gái mà tôi
chuyển nhà hay không nữa, cũng có lẽ là một nửa của lý do.
“À,
mà sao bạn biết tôi dọn nhà, nói nghe coi, không phải lại là khả năng
đặc biệt nào đó chứ?” Một lúc lâu cô ta chẳng trả lời gì cả. Rồi cô ta
nói.
“Cậu cứ coi là như thế đi”.
“Bạn sao vậy, không vui à”, cũng đã vài lần nói đến chuyện này rồi và lần nào cô ta cũng vậy,
rất nhạt nhẽo và chậm chạp. Tôi cố thay đổi không khí.
“Nói cho
bạn nghe vừa rồi bà chủ nhà có nhắc mình không nên đi cầu thang máy
đấy”. Lại một lúc lâu không thấy động tĩnh gì cả. QQ không còn sáng nữa.
Tôi nghĩ “Cô bé này chắc là lên mạng lén bị bố mẹ bắt quả tang rồi”.
Quen cô ta cũng sắp nửa năm rồi còn gì, chính sự thoắt ẩn thoắt hiện của cô
ta làm tôi ấn tượng. Cũng đã có lúc tôi tưởng tượng cô ta không biết là
một học sinh hoạt bát hay là một cô gái đoan trang hiền thục. Mọi tưởng
tượng rồi sẽ có ngày có câu trả lời.
Thời gian ngày ngày qua đi, mỗi ngày ngoài đi tìm công việc thì tôi rất ít ra ngoài, đều ở nhà lên
mạng. Cô gái đó sau hôm xuất hiện vẫn chưa thấy lên mạng lại. Cuộc dống
bình thường tẻ nhạt, mà thế giới mạng thì muôn màu muôn sắc, thế nên cứ
ba đến năm ngày tôi lại thức thông đêm một lần. Sáng ta ăn sáng xong là
leo lên giường ngủ một mạch. Nhưng cũng vài lần gần đây cảm thấy người
yêu đi nhiều.
Đêm hôm đó lại thức thông đêm, sáng sớm đã đi ra
ngoài, trên đường chẳng có ai cả. Cũng không bắt gặp hai chị em hay đi
qua đây như mọi khi. Hơi thất vọng một chút nên mua xong đồ ăn sáng tôi
đi về nhà. Gặp hai ba người đi ngược chiều lại, họ đi rất nhanh, gần đến tôi họ đều lườm tôi một cái rồi tránh xa, thật làm tôi tức chết đi.
Lại nói đến lần đầu tôi gặp hai chị em đi bộ…
Hôm đó tôi thức cả hai amt81, đi rất vội vàng vì thức cả đêm rồi bụng đói
vô cùng. Tôi xông thẳng đến chỗ bán đồ ăn sáng nhưng chứa có hàng nào
cả. Cổng lớn khu nhà này cũng chưa mở, xem ra còn sớm quá.
Tôi
quay đầu về nhà, đèn đường vẫn sáng, quang cảnh quanh đây vẫn ảm đạm.
Một cô gái từ trên cầu thang đi xuống. Cô ta cúi đầu nên không nhìn rõ
mặt chỉ nghe thấy cô ta đang nói vọng lên cầu thang.
“Lương lương nhanh lên!”
Cô ta mặc một chiếc váy trắng, tóc dài, sắc mặt u sầu. Đi hết cầu thang mà không phát ra tí tiếng động nào cả. Cô ta đứng đấy không động đậy, đợi
cậu em xuống.
Giờ này cửa lớn vẫn đóng, chị em cô ta chuẩn bị đi đâu?
Sau một lúc một cậu bé chạy từ cầu thang xuống, vẻ bên ngoài rất dễ thương
chỉ một tội mặt mày nhăn nhó ra vẻ không vui. Cô chị kéo tay cậu bé, kéo lại quần áo chỉnh tề, vỗ vỗ vào vai cậu bé rồi hai chị em dắt nhau đi.
Thấy vậy tôi nhắc hai chị em họ.
“Bây giờ không ra được đâu, cổng vẫn chưa mở!”
Giọng trẻ dễ thương “Cám ơn anh”. Cô chị thì chỉ nhìn tôi một cái rồi đi tiếp.
Cụt cả hừng, làm gì mà lạnh lùng thế. Xã hội bây giờ đúng là lắm kẻ kì lạ,
người khó gần bay giờ không thiếu. Là người thông minh sẽ biết cách thể
hiện bằng cử chỉ hành động mà không nhất thiết cái gì cũng phải nói.
Không nên để bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến tính cách, làm mất đi cái tôi riêng của mỗi người. Nói hay vậy thôi chứ một sự thật cay đắng là tôi
cũng đã làm được đâu.
Có tiếng hát bài Dạ Hương của Châu Kiệt Luân…
Một cái áo trắng vụt qua, không còn thấy hai chị em họ đâu nữa. Có lẽ họ vừa rẽ vào nhà ai đó.
Tôi nghêu ngao theo lời bài hát. Trước đây tôi nhìn Châu Kiệt Luân đặc biệt ác cảm, thấy cậu này cố ý tỏ vẻ ta đây nhìn rất ngứa mắt. Nhưng đâu bất cứ lúc nào cũng có thể nghe thấy nhạc của anh ta. Dần dần tôi cũng thấy nghe hay. Ca từ đẹp đẽ của Phương Văn Sơn kết hợp với chất giọng hoài
cổ của Châu Kiệt Luân nghe thì rất tuyệt, rất có hồn, rất hàm xúc. Cũng
có lẽ ai đó nói đúng: thập kỉ này không có Châu Kiệt Luân thì xã hội
thật là tẻ nhạt.
Ông lão ở phòng trực ban hỏi thăm “Dậy sớm
thế?”. Tôi hay đến chỗ ông nhận thư nên quan hệ khá thân thiết. Người có tuổi rồi ngủ không nhiều thường dậy rất sớm.
“Vâng ạ! Cháu chơi cả đêm, nào đã ngủ đâu”.
Nghe tôi nói vậy ông ngọt nhạt.
“Cái thằng bé này, còn trẻ phải biết giữ sức khỏe, phải lo mà làm việc đi chứ”.
“Cháu biết rồi ạ”, tôi gật đầu lia lịa. Có vẻ không nên nói với người già về việc chơi trò chơi mới đúng.
“À, Kha Bằng này, cháu vừa làm gì trên đó thế? Từ xa thấy cháu một mình
đứng đấy cả nửa ngày. Ông tưởng có việc gì, cháu không qua đây ông còn
đang định đến đấy xem xảy ra chuyện gì đấy”.
“Ở đâu ạ?”. Tôi
thấy có điều gì đó không bình thường. Ông lão và tôi đang nói đến cái
chỗ chỉ cách chỗ tôi đang đứng có một đoạn. Tuy là chưa sáng hẳn nhưng
cũng đủ để nhìn thấy mọi thứ chứ. Sao ông lão nhìn thấy tôi mà lại không nhìn thấy hai chị em ho?
“Ở cái cây đằng trước mặt đấy”.
Khó hiểu quá. Cô chị mặc cái áo màu trắng rất bắt mắt đấy chứ. Tôi tự nghĩ
hay lúc đó cái cây che khuất tầm nhìn của ông lão. Cũng rất có thể mắt
ông ta nhìn xa không rõ. Chào ông lão tôi đi vội về phòng, sợ mình gặp
phải chuyện gì không làng.
Về đến phòng tôi chui ngay vào cái ổ
ấm áp của mình. Tự thưởng cho mình một điếu thuốc phì phèo nhả khói. Ở
trên tầng cao có khác, yên tĩnh và cô quạnh quá.
Ở cái nơi xa lạ này tôi không có người thân. Có chuyện gì bất trắc xảy ra cũng không ai hỏi han, nghĩ đến vậy trong lòng thấy hơi tủi thân. Cũng lâu không có
thời gian tĩnh tâm lại suy nghĩ, sống như những ngày vừa qua tự tôi cũng thấy mình hơi quá đà. Phí phạm thời gian như vậy cũng không biết an nói với mọi người thế nào.
Hít lấy hơi thuốc tôi nhớ lại những kỉ
niệm ngày trước. Nhớ lại cảnh tôi đi học, nhớ lại khoảng thời gian bên
cạnh cô ấy và cả cảnh tôi cùng bạn bè hồi đại học chung một ký túc. Tôi
nhớ cả ánh mắt đầy hi vọng của bố mẹ mình. Tôi không chịu nổi nữa, dụy
ngay điếu thuốc, thay quần áo đi ngủ cho rồi.
Tôi quyết tâm “Ngủ một giấc, mai đi tìm việc làm, không thể kéo dài thế này mãi được”.
Buồn ngủ díp cả mắt rồi, ngủ chưa sâu giấc, tôi nghe có tiếng người đi đi
lại lại ngoài hành lang. Tôi làm ngơ nhưng cũng biết đó là bà chủ nhà
chắc đắn đo xem có nên gõ cửa phòng tôi hay không.
Do dự mãi, bà ta cũng gõ cửa. Nhất định bà ta lại định khuyên nhủ tôi nhanh nhanh đi
tìm việc, không thể để tình trạng này diễn ra nữa. Gõ cửa chán chẳng có
ai ra mở, chắc bà nghĩ tôi không có nhà. Bà bỏ về rồi tôi thiu thiu ngủ.
Tôi ôn tập lại kiến thức, cũng sắp thi cao học rồi. Tranh thủ
thời gian mới được. Tôi phải làm vô số đề toán – lý – hóa, học thuộc đủ
các loại công thức, định luật. Tôi giành giật từng phút từng giây.
“Kẹt!”, cửa mở ra, là cậu em trai đã gặp hôm trước.
Cậu ta chạy lại gần hồn nhiên nói “Anh có thấy quyền truyện của em đâu không?”
Không buồn quay đầu lại “Em tìm kỹ trong ngăn kéo của em xem”.
“Anh, em nói cho anh biết một điều bí mat65nhung7 anh không được nói cho người khác biết đâu nhé”.
“Yên tâm anh không nói với ai cả”.
“Em vừa thi trượt, sợ bố mẹ biết, em đem vứt bài thi đi”.
“Vứt rồi bố mẹ đòi xem bài thi làm thế nào?”, cậu bé này đúng là không nghĩ đến hậu quả.
Cậu ta cũng cuống cả lên rồi “Anh trai tốt bụng, đến lúc đó anh nói dối hộ
em một câu là do anh không cẩn thận đã làm mất bài thì của em rồi”.
Không biết bố mẹ cậu bé mắng chửi cậu bé từ lúc nào. Họ hùng hùng tát vào mặt cậu bé “Lần này thì mày được bao nhiêu điểm?”
Thằng bé cúi gằm mặt xuống “Con… con đỗ rồi… bài thi bị anh ý không cẩn thận làm mất rồi”.
“Đỗ rồi, bao nhiêu lâu rồi mày đã thi qua lần nào! Mày nhớ lần trước mày
nói gì không, lần này mày vẫn còn dám trượt, tao đánh cho mày chết bây
giờ. Mau lấy bài thi ra đây xem!”
Ánh mắt cầu xin của cậu bé
nhìn tôi. Tôi cũng thấy thật bất lực. Trẻ con nên để ý chuyện học hành,
không thể chỉ mê chơi điện tử, mê đọc truyện tranh. Nếu tôi dung túng
cậu bé, cũng không biết về sau có gây ảnh hưởng gì lớn cho cậu ta không. Thế nên tôi đứng đấy không nói gì.
Ông bố rất tức giận “Mày đã
dám nói dối, hôm nay nếu mày không đưa cái bài thi ra đây, xem tao có
giết mày không, thầy giáo của mày nói gần đây mày không chịu học hành,
loại mày mà đỗ mới là lạ”. Ông ta cầm cây gậy gỗ tiến thẳng về phía
thằng bé.
Tôi vội khuyện thằng bé “Cháu mau lấy bài thi ra đi,
bố mẹ cháu trước sau gì cũng sẽ biết, rồi thầy giáo cũng sẽ gọi điện cho họ biết”.
Thằng bé bị dọa khóc toáng lên, lủi thủi đi ra ngoài. Trước khi ra đến ngoài, anh ta nhìn tôi như kêu oan, như thật vọng, rất buồn rầu.
“Cháu đi tìm chị”.
Đến nửa đêm rồi mà cậu ta
chưa về. Tôi vội bổ đi tìm. Tôi tìm kỹ khắp mọi ngóc ngách trong khu
nhà. Mà không biết thằng bé chui vào đâu rồi ý chứ. Nếu biết trước nó
phản ứng mạnh vậy tôi đã nói dối hộ nó vài câu.
Khắp hang cùng ngõ hẻm của quanh khu nhà này tôi đều tìm mà vẫn chưa thấy bóng dáng anh ta đâu cả.
Tôi lo lắng ngẩng đầu lên, thấy trăng đêm nay tròn.
Hình như trên nóc nhà có một bóng đen, có người!
Muộn thế này còn ai ở trên đó nữa. Không lẽ là thằng bé? Tôi nhìn kỹ lại. Đúng là thằng bé. Đêm hôm cậu ta trèo lên đấy làm gì?
“Mau xuống đi, trên đấy nguy hiểm lắm!”
Cậu bé không nói câu nào cả, đi một mình trên nóc nhà.
“Hôm nay đều tại anh không tốt, em mau xuống đây chúng ta cùng gặp bố mẹ em nói lại chuyện bài thi”.
Cậu bé dừng lại nhìn tôi đầy căm hận “Các ngươi bắt nạt ta, ta đi tìm chị gái!”
Thằng bé nhảy từ trên tầng xuống, rơi ngay trước mặt tôi. Toàn thân tôi vã mồ hôi hột.
Tôi bị tiếng hét động trời của cậu bé làm thức tỉnh. Thì ra tôi vừa gặp ác mộng.
Dương lịch ngày mùng 1 tháng 7 xuất hành, động thổ, kị cưới hỏi.
Tôi dậy từ sớm, vì hôm qua ngủ nhiều quá nên hôm nay mắt hơi sưng. Mua cái
gì đó ăn sáng đã, cũng không biết là còn gặp hai chị em họ nữa không.
Vừa đứng trước cửa thang máy tôi nghe có tiếng trẻ con khóc bên cầu thang. Nhớ đến giấc mơ hai hôm trước tôi sợ hãi.
“Cậu bé sao thế?” – nó cứ ngồi trên đất mà khóc không ngớt. Tôi ngồi lại cạnh nó.
“Em không tìn thấy chị đâu”, gương mặt đẫm nước mắt lem nhem.
“Thế em tên là gì nào?”
“Lương Lương!”, vừa nói xong nó khóc càng thảm thiết hơn.
Quanh đây còn có thêm tiếng khóc của em bé ở đâu đó. Nhưng nghe như có vẻ đến từ cả bốn hướng.
Bà chủ nhà chạy lại gần “Tiểu Thượng, cháu nói chuyện với ai đấy?”
“Lương Lương!” tôi chỉ tay vào thằng bé. Nhìn mặt nghi ngờ của bà tôi quay sang cậu bé thì đã không thấy đâu nữa rồi.
Tôi xuống cầu thang tiếp tục đi mua quà sáng. Mấy hôm nay tôi hay đi cầu
thang vì nghe nói một ngày đi được mấy tầng cầu thang là có thể tiêu thụ được rất nhiều calo.
Ăn sáng xong tôi đi tìm việc ngay. Từ sáng đến chiều tôi chẳng tìm được việc gì cả. Về nhà việc đầu tiên là tôi mở máy. Trả lời tin nhắn của mấy người bạn rồi tôi để QQ đấy. Vào trang
web Nhân Tài xem có việc gì không.
Mãi đến tối “Tít tít…”, cô bạn chat bữa trước xuất hiện.
“Gần đây thế nào? Lần trước đang online thì bị bố phát hiện không còn kịp chào tạm biệt”.
“Tôi vẫn vậy, còn bạn thì sao, có bị bố mắng không?” Nói xong là biết mình đã nói hớ.
“Bổn cô nương mau nước mắt thế sao, hơi coi thường tôi đấy!” Kèm theo luôn một mặt người tức giận.
“Tôi đã nói sai rồi. Đúng rồi thế hôm nay lại lên mạng trộm đấy à?”
“Ừ, tôi lên một lúc thôi. Việc bà chủ nhà nói cậu thấy thế nào?”
“Việc gì như thế nào?” Tôi chưa nghĩ ra.
“Chuyện không nên đi thang máy ý”.
“Bây giờ thời buổi nào rồi mà còn cổ hủ thế! Thôi mau quên khẩn trương chuyện ấy đi”.
“Thế sao cậu tin tôi có khả năng đặc biệt?”
“Cậu bây giờ nhiều nhất thì chì là một tay giỏi vi tính. Nếu có thêm khả năng đặc biệt nữa cậu sẽ biến thành siêu nhân”.
Tôi cười vỡ bụng. Cô bé này rất hay làm ra vẻ một nhà chiêm tinh.
Chẳng nói gì nữa cô ta đã thoát ra rồi.
Một mình buồn chán tôi đứng dậy đi lại lưu thông khí huyết. Nhớ rằng đã nói với cô bé về chuyện cầu thang, tôi đi đến đó coi sao. Vẻ bên ngoài vẫn
thế, làm gì có gì lạ, nó nhẹ đỗ ở tầng 5, nó hoàn toàn bình thường đấy
chứ. Vậy sao cả hai người họ đều nhắc nhở tôi?
Mới quay người chưa nhấc bước đi tôi nghe bên trong như có tiếng sột soạt. Bên trong có người hay không mà cứ đỗ mãi ở tầng 5.
Lần này tôi gõ gõ vào cửa cầu thang vì nghe tiếng “ti ti…” rất rõ ở bên trong cầu thang.
“Có ai trong đó không?”
“Có, tôi bị nhốt trong này! Cứu tôi với!”. Là một cô gái. Tôi vội ấn liên
hồi vào cái công tắc máy nhưng không được. Cái thang máy cứ đờ ra đấy.
Nguy rồi, nó hỏng rồi. Có người kẹt lại trong đó, không đủ ôxi rất dễ bị chết ngạt. Nhanh tay nhanh chân tôi gọi ngay cấp cứu.
Nhân viên thường trực đến ngay, chuẩn bị phá cửa thì họ mới ấn nhẹ một cái vào
nút điều khiển cửa thang máy đã mở ra và bên trong không có ai cả.
Tôi không tin vào mắt mình nữa. Ra công ra sức thanh minh với các nhân viên.
Họ nhìn tôi chỉ cười rồi cũng nói “Tốt hơn hết lần sau đừng đi cầu thang máy nữa”.
Dương lịch mùng 2 tháng 7 nên lấy vợ, động thổ, kị xuất hành.
Hôm nay tôi cũng dậy sớm đi thang máy xuống tầng 10. “Tinh” một cái, nó
dừng lại. Cửa mở, hai chị em họ đi vào. Cô chị vẫn vô cùng lạnh lùng tạo khoảng cách với tôi khác hẳn cậu em.
“Sao hôm qua em không nói gì đã chạy đi rồi?”
“Lương Lương không được nói chuyện với người lạ.”
Cậu ra rụt rè nhìn hết chị gái rồi nhìn sang tôi. Nghe vậy tôi cười gượng. Cô ta đã nói vậy tôi chỉ còn biết rút lui mà thôi.
“Anh ơi, anh đã nhìn thấy bảng điểm của em chưa?” Nó thì thào với tôi vài câu rồi ngay lập tức lấy lại dũng khí.
Tôi trêu cậu bé “Chưa, hay lại bị Lương Lương vứt đâu rồi”.
Giọng nói rất nghiêm khắc, tức giận “Chị đã nói với em bao nhiêu lần rồi, không được nói chuyện với người lạ cơ mà”.
Thằng bé quá sợ cúi gằm mặt xuống. Nhìn Lương Lương thật đáng thương.
Ra khỏi cầu thang tôi đi về phía chợ lao động, cả một ngày hôm nay cũng
chẳng khá hơn tí nào. Về đến nhà việc đầu tiên lại là mở máy tính. Cũng
hi vọng lại gặp cô bạn chat kia. Đợi mãi cả tối không hề tấy cô ta lên
mạng.
Buồn ngủ rồi, tắt máy lên giường, nhưng nghe loáng thoáng có tiếng khóc.
Tôi không ngủ được nữa, máu thám hiểm lại nổi lên, tôi mở cửa ra xem. Lương Lương ngồi ở cầu thang khóc lóc nhìn thấy mà xót xa. Lẫn trong tiếng
khóc của Lương Lương còn có cả tiếng khóc của trẻ sơ sinh. Thằng bé vừa
nín, tiếng trẻ sơ sinh cũng im bặt.
“Lương Lương, sao em chưa về nhà?” Tôi ngồi lại, đuổi muỗi xung quanh cho thằng bé.
“Anh ơi, anh có nhìn bảng thành tích học tập của em không?”
Tôi cau mày, có mỗi tờ bàng điểm mất rồi thì thôi, bố mẹ cậu bé không nhất
thiết phải hành hạ thằng bé đến vậy. Đêm tối thế này còn bắt con đi tìm. Quá đáng quá. Tôi nhẹ nhàng.
“Em để nó ở đâu, từ từ nghĩ, em có kẹp trong sách, trong vở nào đó không?”
“Em không nhớ nổi, anh thật sự là không nhìn thấy à?”
“Anh chưa từng nhìn thấy thật!”
“Không tìm thấy rồi, chị cũng sẽ không cần em nữa”, cậu bé càng khóc lớn.
“Sao mà chị không cần em được! Lương Lương ngoan. Không khóc nữa nào, nói cho anh nghe với!” Tôi lau khô nước mắt cho thằng bé.
“Chị không cho em nói chuyện với người lạ, nên bỏ lại em ở đây”, vừa nói cậu bé vừa nấc lên nấc xuống.
“Thế nhà của em ở đâu anh đưa em về nhà nhé!”
“Tinh…”, cửa thang máy mở ra. Một cái bóng người bị đèn đường soi vào dài ngoằng ra. Nó di động đến chỗ tôi, phải nói thế bởi tôi không thấy hai chân
của nó cử động gì cả cứ thẳng đờ ra. Tim tôi đập loạn xị cả lên vì cái
bóng lao đến rất nhanh. Sợ hãi nhắm mắt lại, mở ra đã không thấy nó đâu
nữa rồi. Và cả Lương Lương nữa cũng không thấy đâu.
Bà chủ nhà nhẹ tay mở cửa nhìn mọi vật vẫn bình yên lại nhẹ tay đóng cửa.
Tìm không thấy cậu bé, tôi chuẩn bị đi về. Gặp ngay cô chị đứng ngay sau lưng.
Tôi tức giận “Sao lại có người như cô được nhỉ? Cô làm tôi hết hốn hết vía rồi đấy!”
“Anh nhìn thấy em tôi không?” Nghe giọng cô ta cứ gai gai không thoải mái chút nào.
“Vừa rồi vẫn còn ở đây, chắc là cậu ta không biết cô đến nên chạy đi mất rồi”.
Cô ta chỉ cần biết thế bỏ đi luôn.
Hai chị em nàh này cũng lắm điều khác người. Tôi hiếu kì nên vẫn nhìn theo. Cậu bé bị chị phát hiện.
“Lương Lương, em đứng lại cho chị!”, cô ta tóm ngay lấy tay thằng bé.
Hai cái bóng ấy đi xa dần vẻ đầy cam chịu.
Tôi cũng ra về, dọc hành lang cứ thấy mọi người thò đầu ra nghe ngóng sự tình nhìn thật tức cười.
Tự nhiên tôi nhớ lại tôi cũng đã từng mơ thấy một cậu bé tìm bài thi khắp
nới. Còn vì sao tìm thì tôi không rõ lý do. Thật là cuộc sống và những
giấc mơ nhiều khi có sự trùng lặp kì lạ. Hai chị em họ trông như vậy
thôi chứ chắc không phải là cái gì đó ma quái cả.
Hôm nay quá muộn rồi, thôi để hôm khác lên mạng vậy, giờ đi ngủ đi.
Dương lịch mùng 5 tháng 7 nên xuất hành, động thổ, kị cưới hỏi.
Hôm nay là thứ bảy chợ việc làm không mở cửa. Cơ hội kiếm hoi tôi ngủ cho thỏa mắt. Dậy mở máy tính rồi ra rửa mặt.
“Ti…ti…” tôi chạy vào xem, là cô bạn chat ấy.
“Cậu có đấy không?”. Tin nhắn đã nhắn được 5 phút. Đang định trả lời thì.
“Sao bây giờ mới lên mạng? Ngủ nướng chứ gì? Mặt trời lên đến ngọn tre rồi”.
“Lần này thì bạn nói sai rồi, tôi dậy rất sớm. Trời chưa sáng đã dậy rồi”. Tôi nói câu đó mà mặt vẫn lạn te không xấu hổ.
“Thật không?”
Tôi nhanh chóng tìm ngay một chủ đề nói chuyện khác. “Sao hôm nay rảnh thế, không có ai ở nhà à?”
“Hôm nay cũng rỗi”.
“Hay quá, cùng trong một thành phố gặp được người cũng nhàn nhã như mình,
hay chúng ta gặp mặt nhau đi”. Tôi thấy mình nói vậy chắc là sẽ không
được.
Quả nhiên nick cô ta thaot1 ra ngoài tối thui. Nói chuyện cứ nói chuyện, cần gì phải gặp mặt. Trên mạng đầy người đẹp.
Cô ta lại hiện lên “Cậu chắc là muốn gặp tôi chứ, tôi xấu lắm!”
“Nếu không tiện thì để khi khác vậy”.
Lần này cô ta thoát ra ngoài thật.
Tôi thở dài một cái, đi ra đánh răng tiếp. Mình cũng sắp hai lăm tuổi rồi còn nôn nóng quá.
“Ti…ti…”
Tôi không qua xem là ai nữa mà pha xong cốc coffee mới ngồi vào máy.
“Cậu thật sự không muốn gặp mình sao?”
“Tùy vào bạn thôi, vì mình đâu có sợ gặp bạn đâu”.
Cô gái “Thế để tôi nghĩ xem đi gặp bạn với phong cách nào bây giờ?”
“Được rồi, tôi sẽ đến vơi một bộ mặt biến dạng vậy”, tôi gửi cho cô ta một
tấm ảnh quỷ. Ít ra thì cô đấy cũng không thể xấu hơn ma được.
“Vậy chúng ta chọn địa điểm, thời gian đi”.
“Thật không, tốt quá!”
Một tin vui vẻ, mới đầu cũng chỉ định nói chơi vậy thôi nhưng ai ngờ cô ta đồng ý gặp tôi thật. Tôi đang vô cùng hưng phấn.
“7 tháng 7, buổi sáng, 8h, chúng ta gặp nhau ở công viên Long Đình nhé, thi xem ai đến trước.”
7 tháng 7? Tôi tính qua một cái thì là ngày hôm sau. Công viên Long Đình
cách đây không xa. Chắc cô ta cũng ở quanh đây. Tôi đặc biệt gửi lại cho cô ta một bức thư nhắc nhở. Rồi ngắm vuốt một tí trước gương.
Cô ta gửi lại “Bạn chắc là đang làm đẹp đúng không?”
Không còn gì để nói, đến điều này còn bị cô ta bắt thóp. Tôi thấy mình quả là đáng thương. Càng ngày càng muốn gặp cô ta quá.
“Bây giờ bạn đã tin là khu nhà tôi đang ở có điều kỳ lạ chưa?”
“Kỳ lạ thôi chứ có gì đáng hay không đáng tin đâu?”
“Cậu nói xem có gì kỳ lạ nào?”
Tôi kể câu chuyện về hai chị em suốt ngày đi tìm bảng điểm…
“Cậu thấy kỳ quái à?”
“Tất nhiên rồi, mà cả khu này ai cũng có vẻ sợ tôi. May ra chỉ có bà chủ nhà là đối xử với tôi như người bình thường”.
“Ừ! Đúng là kỳ lạ thật. Nhưng cậu đã từng nghĩ là vì sao chưa?”
Tôi nói ra quan điểm của mình “Có lẽ người dân ở đây sống khép kín quen rồi”.
“Thì ra là vậy!”
“Đặc biệt còn có những người tôi chưa từng thấy họ nói chuyện với người xung quanh bao giờ. Hay như hai chị em đó như thể là trẻ vô gia cư ý”.
Dương lịch, ngày 7 tháng 7, kị xuất hành, kị cưới hỏi, kị động thổ.
Hôm nay là thứ hai, tôi qua tôi ngủ hơi muộn, khi tỉnh dậy đã 8h rồi. Tôi
cuống cuồng rửa mặt thay quần áo đi ra ngoài. Dù hôm nay chợ việc làm có hội nghị tuyển dụng lao động nhưng tôi lại có một cuộc hẹn quan trọng
hơn.
Muộn rồi, tôi đi thang máy cho nhanh.
Chưa đặt chân vào trong thang máy tôi lại nghe như có tiếng trẻ em khóc. Cũng thấy
hơi sợ vì lời căn dặn của bà chủ nhà cứ vang lên. Tôi cẩn thận nhìn kỹ
xung quanh, chẳng thấy gì khả nghi cả. Vào thang máy tôi ấn nút điều
khiển. Thang máy không đi xuống mà lại đi lên thẳng tầng thượng.
Tôi đang mải nhìn tờ quảng cáo dán đầy thang máy. Cửa mở ra, ngẩng đầu lên
tôi thấy một cô gái bước vào. Một gương mặt đẹp hoài cổ, tóc xõa, mặc
một chiếc váy liền màu trắng. Vẻ bên ngoài ngây thơ trong sáng như học
sinh thế này mà tinh cách cô ta hòa nhã một chút thì sẽ được rất nhiều
người quý mến.
Cửa thang máy đóng lại, cô gái đứng nép vào một
góc, đôi mắt nhìn xa xăm vô hồn. Ồ nhưng chân cô ta đi giày cao gót sao
tôi không nghe thấy tiếng bước chân.
Không khí yên lặng quá, hay cứ nói chuyện với cô ta vậy.
“Hôm nay cô ra ngoài à?”
“Vâng!” cô gái không thèm quay lại nhìn tôi đến một cái.
Tôi không biết cô ta đối với tôi cố tình lạnh nhạt như vậy hay là tính cách cô ấy là như thế.
Thang máy bắt đầu đi xuống, sao tôi hi vọng nó đi xuống thật nhanh để tôi ra khỏi cái chỗ tẻ nhạt này.
Cái thang máy chết giẫm này dở chứng rồi. Nó rung lên bần bật rồi đứng im.
Cô gái đó ấn mấy lần vào nút điều khiển mà vô ích. Tôi nhìn đống hồ, đã
8:10… Thời gian cứ thế trôi qua.
Cô gái càng ngày càng cuống quýt ấn nút điều khiển liên tiếp, sự ngoan cố của kẻ có sức lực.
“Không kịp thì xin nghỉ, thầy giáo sẽ đống ý thôi mà!” Thấy cái điệu bộ vội vã của cô ta tôi nghĩ tới buổi hẹn của tôi, vậy là hỏng rồi. Trên công tắc có nút cấp cứu, đã ấn mấy lần mà có tác dụng gì đâu. Nó hỏng mất rồi.
Tôi cầm điện thoại gọi cho nhân viên phục vụ nhưng trong cái thang máy
cổ lỗ sỉ này chẳng có tí sóng nào cả. Đành đợi vậy.
“Hôm nay em thì tốt nghiệp” Vừa nói cô bé vừa khóc.
Ồ! Tôi cũng quên mất đấy, hôm nay 7 tháng 7 là ngày thi tốt nghiệp hàng
năm. Hết thời học sinh rồi nên tôi không để ý đến chuyện thị cử này nữa. Giờ này không kịp rồi. 8h37 rồi.
Cô gái trông vội lên dùng hết
sức đạp tới tấp vào cửa trong khi hai tay ôm mặt khóc rưng rức. Tôi
không thể nhìn thẳng mặt cô ta, chỉ nhìn cô ta qua bốn bức inox sáng
loáng của thang máy, càng nhìn cô ta tôi càng bất an.
Tôi nghe
thấy tiếng động ở thang máy bên cạnh vẫn hoạt động bình thường. Sau
chúng tôi lại đen đủi thế này. Tôi cố nhẫn nại, và an ủi cô ta. Tất cả
sự cố gắng cô ta đã chuẩn bị cho ngày hôm nay đều đã tan biến. Lần thi
này có lẽ sẽ ảnh hưởng đến cả đời cô ấy mất thôi.
“Em bình tĩnh lại đi, bình tĩnh lại nào!”
Thật ra nói vậy thôi chứ tôi cũng lo lắng lắm chứ. Tôi lo cô ta đi mất, sẽ không gặp lại được nữa.
“Mau mở cửa ra! Mở cửa ra! Thả tôi ra! Thả tôi ra!”
Đã 8:52 rồi.
Bỗng thang máy rung rung! Đèn công tắc ở tầng 10 sáng lên.
“Em xem này thang máy dùng được rồi!”
Tôi kéo sự chú ý của cô ta. Nhưng cô ta quỷ dưới đất, tinh thần hoàn toàn sụp đổ. Bây giờ muộn rồi, dùng được cũng làm gì đâu.
Đứng lặng yên bên cô ta tôi rất muốn vỗ về an ủi cô ta trong lúc này. Muốn
lau nước mắt cho cô ta nhưng còn đắn đo một lúc lâu. Tôi vỗ vai cô gái
mà thấy nó trống trống. Tôi thấy tay mình vỗ vào không khí.
Điều kinh ngạc này làm tôi chết sững. Đồng hồ báo tầng của thang máy hiện
10… 9… 8… 7… 6… tất cả các chi tiết ấy làm đầu tôi trắng toát. Tôi chẳng suy nghĩ được gì nữa cả. Thang máy sắp xuống rồi. Tôi tuyệt vọng ngất
lịm đi…
Thang máy vẫn đi tiếp xuống – 1, – 2, – 3. CŨng chẳng
biết sau bao lâu thì không còn đứng vững nữa phải dựa vào tay vịn thang
máy. Cô gái thì đã lả đi vì mệt tóc tai xõa rượi, quần áo thì quá xộc
xệch rồi. Tôi hoảng hốt “- 5”, phải chăng tôi nhìn nhầm.
Không nhầm “- 5” thật.
Ở đâu ra cái tầng “- 5” này. Từ trước đến giờ chưa bao giờ tôi nghe nói ở đây có tầng hầm cả.
Vịn vào tường, từ từ đứng dậy lấy lại bình tĩnh rồi tôi càng cảm thấy cô
gái đó có cái gì đó không bình thường. Không dám nghĩ nhiều vào lúc này
sẽ vô cùng hoảng loạn.
Có lẽ đây đúng là một con ma nữ. Không
biết là đúng hay sai nhưng tôi cảm giác với nó sẽ tốt hơn. Tránh không
làm kinh động đến nó, tôi phải ngồi bất động khá lâu làm tay chân tê
cứng cả rồi. Khó khăn lắm mới ấn được vào nút số 1 nhưng nó không sáng.
Ấn đi ấn lại mãi không được nó làm tôi mất hết hi vọng.
Nhìn con ma nữ ấy, tôi sợ bất chợt nó nhìn quay lại sẽ phát hiện ra mất. Thật
đáng ghét, sớm không hỏng, muộn không hỏng lại hỏng đúng vào lúc này.
Con ma nữ này vẫn im bặt, lợi dụng vậy tôi lần mò ấn tiếp vào nút “open”.
Đúng là họa vô đơn chí, cánh cửa mở ra thật, ma nữ đứng phắt dậy. Tôi không
dám cựa quậy, Ma nữ phi ra ngoài hụt bước ngã sõng soài một cái.
Tôi nhìn xung quanh chẳng có gì cả, trống trơn. Có khí nóng bốc lên, tôi
nhìn xuống thấy một cái bếp sưởi lửa rất đỏ. Nó cũng là nguồn sáng duy
nhất của căn phòng này. Bước chậm đến chỗ cửa mở tôi như bị mất hồn. Bếp sưởi làm không khí bớt cái giá lạnh rùng rợn đi rất nhiều.
“Tiểu Thượng! Tỉnh lại đi!”, mở mắt tôi thấy thật nhiều người xung quanh nhìn tôi.
…
“Con, con sao thế?” Bà chủ nhà lay lay tôi dậy vẻ mặt lo lắng. Bà thương tôi
một thân một mình xa nhà làm thêm đủ thứ, nên chăm sóc tôi từ miếng ăn
đến giấc ngủ.
“Sao tất cả mọi người lại ở hết đây thế này?” Xung quanh tôi mọi người vây kín bưng. Chưa cựa được người mà tôi đã thấy
toàn thân đau nhức.
“Cháu làm gì mà lại ngất trong cầu thang máy? Nếu vừa rồi cháu mà không tỉnh là mọi người đã gọi xe cấp cứu rồi đấy!”
“Có nhìn thấy cô gái đứng với cháu trong cầu thang đâu không ạ?” Tôi nhớ ra mình vẫn chưa hề biết tên cô ấy.
“Cô gái? Chỉ có mình cháu mà thôi, đào đâu ra người nào nữa”. Bà vừa nói
hai tay vừa chắp vào vái bốn phương tám hương như đang cầu xin sự phù hộ của thần thánh, xua đuổi tà ma ra khỏi chốn này.
Tôi chỉ còn nhớ được những gì trước lúc ngất mà thôi còn sau đó thì không biết gì cả.
Bà chủ nhà lẩm nhẩm vài câu.
“Đã nói với cháu là không được đi cầu thang đó mà cháu không nghe!”
“Bây giờ mấy giờ rồi hả bà?” Tôi nhớ ra mình còn cuộc hẹn trên vội vàng tìm ngay đồng hồ.
“Không phải xem đâu, 9 giờ rồi”.
“Không được, cháu còn có hẹn”. Chẳng chịu nghe lời khuyên mọi người tôi nhất
định đi và đứng đợi ở đó rất lâu. Chỉ với lý do muốn gặp cô bé có khả
năng kỳ lạ kia xem cô ta có biết cái gì đang diễn ra quanh tôi hay
không. Nhưng tôi không đợi được người cần đợi.
Một tháng sau, Âm lịch ngày 7 tháng 8, nên xuất hành, nên động thổ, nên cưới hỏi.
Giờ tôi cũng đã có việc làm tại một hãng điện tử lớn. Lương cơ bản và chế độ đãi ngộ cũng khá.
Hôm nay tôi đã dậy sớm, vậy mà sắp bị muộn rồi nhưng nhìn vào cái cầu thang máy không sao tránh khỏi cảm giác sợ hãi.
Từ việc xảy ra lần trước mấy ngày sau đó tôi ốm rất nặng làm bà chủ nhà
phải trông nom trong bệnh viện vất vả suốt. Cũng may có bà ấy không bệnh tình của tôi cũng không thuyên giảm nhanh như thế. Sau này tôi mới nghi bà kể về chuyện của cô gái.
“Vài năm trước, lúc đó Tiểu Mai còn là cô bé học cấp ba có lực học rất khá. Khó khăn lắm cô mới chuẩn bị
tốt cho kỳ thi tốt nghiệp. Có điều không may mắn là hôm đó cô bé ra khỏi nhà từ rất sớm nhưng đi trên thang máy được nửa chừng thì thang máy
hỏng đứng im một chỗ. Thợ sửa chữa thì mãi trưa mới đến. Sửa xong thang
máy mọi người mới biết cô bé đã chết trong thang máy”. Bà lão kể xong,
thở dài một tiếng khóe mắt hoen đỏ.
Giờ tôi mới biết tên cô bé “Tiểu Mai chết thế nào ạ?”
“Có người nói là Mai chết vì ngạt thở. Có người nói là cô bé chết vì không
đi thi được, cùng quẩn mà tự tử. Nhưng chỉ có mình cô bé ở trong đấy làm sao mà ai biết là có chuyện gì đã diễn ra?”
“Sau này thì sao?”
“Sau này ngày mùng 7 tháng 7 hàng năm vô duyên vô cớ cái thang máy đều hỏng. Mà người khác thỉnh thoảng vẫn nhìn thấy bóng của Mai quanh quẩn thang
máy. Không chỉ vậy mà có người còn nghe thấy tiếng cô bé la hét trong
cầu thang. Chính vì vậy mà đã qua nhiều năm rồi dân ở đây vẫn không dám
đi thang máy là vậy. Có những người còn thấy cô bé dắt em trai đi trên
cầu thang. Nhưng mọi người đều nói cũng may là cô ta chưa bao giờ hại
người.”
“Lương Lương và cô bé ấy là hai chị em ruột?”
“Không biết nhà cô bé làm gì mà phúc mỏng thế có hai người con chết cả hai”.
“Nói vậy là…”
“Lương Lương ham thích vui chơi từ bé. Khi chị gái còn sống còn có người nhắc
nhở giáo dục cậu ta. Nhưng thành tích học tập mãi cũng không khá lên
được. Sau khi chị gái qua đời cậu bé học hành càng sa sút. Ngày nào cũng bị bố mẹ mắng. Bị đánh đập nhiều cậu bé trở nên hoảng loạn. Lương Lương nghĩ tìm đến chị gái để tâm sự nên cậu bé đã nhảy từ trên cầu thang
xuống.
“Thì ra là vậy! Vì thế mà mọi người hay nhìn thấy hai chị em họ đi với nhau đúng không ạ?”
“Ồ!”
“Như thế thì tòa nhà này biến thành nàh ma rồi còn gì ạ. Thế mà mọi người vẫn còn dám ở đây?”
“Nhà ma?” Bà chủ nhà có vẻ không quen dùng từ đó. Nhắc lại câu nói với vẻ không vừa lòng.
“Chị em họ đã chết đâu có gì mà không dám ở”.
“Chưa chết? Thế cháu gặp hai người đó là cái gì? Sao có thể như vậy được”.
“Đúng vậy, tất cả mọi người ở đây đều vậy. Cả tòa nhà này mọi người đều chưa ai chết cả”. Giọng bà lão nhè nhẹ trầm lại.
“Cái gì?”
“À, còn một việc bác cần phải nói với cháu. Nếu cháu muốn đầu thai, cháu
phải chọn cho được một con quỷ thay vào chỗ của cháu không thì sẽ không
có cơ hội nữa đâu”.
Tôi hoàn toàn không hề hiểu bà ta đang nói gì.
Mê mê mang mang, cũng chẳng biết là được bao lâu rồi. Tôi chỉ còn nhớ mình đã gặp một cơn ác mộng. Trong cơn ác mộng ấy, bóng hình của cô bạn gái
tôi xa dần mờ nhạt dần. Mơ thấy mình nhảy từ trên cao xuống.
…
Thượng Gia Bằng kết thúc câu chuyện, mọi người ai đấy đều há hốc mồm vì kết thúc quá bất ngờ.
Có người giọng lập cập hỏi “Thế là anh ta cũng chết rồi à?”
“Tất nhiên, thế cậu còn nghĩ thế nào nữa?”
Nhìn dáng vẻ sợ hãi của mọi người. Kha Bằng đắc chí vô cùng. Nếu như mọi
khi, mọi người sẽ biết anh ta chỉ là kể chuyện phiếm vậy htoi. Nhưng lần này khác, hôm nay là cuối tuần, và đã có một người mất tích rồi. Trong
đêm tối mọi người ngồi im không một tiếng động như để xem xem thật sự có hay không có ma quanh đây.
“Keng”, một tiếng động nhỏ như có thứ gì vừa rơi xuống đất làm vài người giật cả mình.
“Tiếng gì thế?”
“Từ đâu đấy?”
Mọi người đang đoán già đoán non thì có tiếng “Không lẽ lại có người trong tủ sách rồi?”
Chỉ một câu nói mà tất cả chúng tôi đều sợ hãi bỏ chạy tán loạn vào phòng.
Thượng Gia Bằng thấy câu chuyện mình kể thành công rực rỡ và rất đắc ý khi mọi người náo loạn như chim mất tổ. Cậu ta thong thả đi về phòng.
Về đến phòng nhưng đèn trong phòng bị hỏng vừa sáng được một lúc đã tắt
ngấm. Căn phòng tối thui. Gió to làm cánh cửa sổ đập liên hồi. Cảnh
tượng có vẻ giống trong phim ma, cũng chẳng có gì đáng sợ cả. Sống một
mình trong phòng này anhta chẳng sợ gì cả, chẳng sợ bóng tối, cũng chẳng sợ ma, chỉ ngán mỗi kẻ trộm.
Bật đèn phòng, đèn phòng tắt. Bật
đèn đầu giường, đèn đầu giường tắt. Bật đèn nhà vệ sinh… đều thế hết. Lạ thật đấy nhỉ, đèn hôm nay làm sao thế không biết nữa. Hay là điện áp
không ổn. Anh ta đi quanh phòng một vòng tìm xem có thứ gì thắp sáng
được không mà không thấy. may mà mắt cũng quá quen với bóng tối rồi.
Lạnh quá, ra đóng cửa sổ cái đã. Định quay lại rót cốc nước, vừa ngẩng đầu
lên anh ta nhìn thấy cái máy ảnh nằm gọn trên ghế, nắp mở sẵn và phát ra thứ anh sáng xanh mờ mờ, nếu không để ý cũng sẽ không nhìn thấy rõ. Anh ta lại gần đã thấy ống kính quay thẳng vào người.
“Sao lại thế này được, mình không hề bỏ máy ảnh ra ngoài mà càng không để máy ảnh ở chế độ tự động?”
“Lại có đứa quỷ quái nào định dọa mình đây mà, mình sợ gì ba cái trò vặt vãnh này”.
Thu dọn máy ảnh cất đi anh ta nhìn thấy trong máy ảnh có một cái bóng. Coi
dáng vẻ thì không phải của người trong khu này. Anh ta nhìn liều vào
trong chỉ còn thấy Thẩm Thiên vẫy vẫy tay gọi mời.
“Nhanh lên! Đến lượt cậu rồi!”