Bần Gia Nữ

Chương 42



Sau đó Huyện Lệnh phu nhân có tặng tranh lễ đến, ngoài ra cũng không truyền thêm lời nào, cũng không phái thêm ai đến đây.

Mọi việc an tĩnh đến nỗi Trương Tiểu Oản còn cho rằng mình nghĩ nhiều. Nàng còn nghĩ bọn họ sẽ phái một người nào khác đến nhưng ai ngờ việc này cứ thế bị gác lại.

Trên thực tế, Trương Tiểu Oản quả thật không hề nghĩ nhiều. Người bên kia biết được động tĩnh của Trương gia thì lập tức viết thư đưa tới cho Uông Đại Lang, Uông Vĩnh Chiêu ở kinh thành báo rằng vị hôn thê bần hàn của hắn có bao nhiêu thô tục, khó có thể lên được nơi thanh nhã.

*******

Cuối mùa xuân Trương gia cuối cùng cũng đã gieo xong hai mẫu ruộng nước. Hai lão Trương gia năm trước đã chết trong ôn dịch, một nhà Trương Đại Kim lại chẳng biết đã đi đâu vì thế một nhà nàng cũng đào hai nấm mồ cho hai người, thắp mấy nén hương, đốt chút tiền giấy, coi như thể hiện chút hiếu đạo ít ỏi.

Người trong thôn cũng không nói gì được bọn họ họ. Phải biết rằng có những nhà có người chết nhưng đến nấm mồ tử tế cũng không có. Người ta chỉ nhân lúc đêm tối mang người đi chôn, có khi còn không nhớ rõ đã chôn người nhà ở chỗ nào.

Thôn Ngô Đồng vốn đã an tĩnh nay giảm bớt số hộ nên càng an tĩnh hơn. Ruộng đồng trong thôn cũng bị Huyện thành về điều tra, những nhà không còn ai thì ruộng đất bị thu lại, nhà ai muốn mua cũng có thể mua.

Lúc Trương Tiểu Oản nghe được tin này thì rất vui vẻ nhưng chưa được bao lâu thì nàng lại phát sầu vì trong nhà không có bao nhiêu bạc.

May mà ruộng lúc này cũng không đắt, Huyện lão gia tự động mở miệng cho bọn họ mượn một khoản nên Trương gia cũng mua được hai mươi mẫu ruộng nước.

Sau khi cầm khế ước, Trương gia thành nhà có nhiều ruộng nhất trong thôn. Vì thế Trương Tiểu Oản cũng nhẹ nhàng thở ra một hơi. Thế này thì nàng cũng không cần quá lo lắng đến cuộc sống sau này của người trong nhà.

Chỉ cần không có thiên tai nhân họa và chỉ cần siêng năng lao động thì người nhà bọn họ chắc vẫn có cơm ăn. Tuy trên lưng gánh nợ không thoải mái nhưng chỉ cần có hy vọng thì ngày sẽ tốt hơn.

Còn chuyện tính toán và viết chữ, Trương Tiểu Oản vẫn kiên trì muốn mấy đứa em học. Nhưng Tiểu Bảo và Tiểu Đệ đều không phải người nhạy bén. Vì thế có ruộng trong tay luôn tốt hơn so với việc lang bạt khắp nơi.

Cho dù Trương Tiểu Oản cảm thấy mình suy nghĩ nhiều nhưng nàng biết ở thời đại nào thì người ta phải vấp ngã mới trưởng thành. Có lẽ đám Tiểu Bảo ra ngoài chịu khổ thì bản lĩnh mới dày dặn hơn. Nhưng nàng vẫn không nhẫn tâm thả bọn chúng ra ngoài chịu khổ.

Lưu Tam Nương vì chuyện bị lừa tiền nên cũng thu hồi tâm tư, việc trong nhà ngoài ruộng bà ta cũng chịu khó chăm lo. Trương Tiểu Oản thấy thế cũng coi như nhẹ thở ra, cảm thấy cuối cùng cũng qua được một cửa.

Con người chỉ cần hiểu được bổn phận của mình, có kỳ vọng thuộc về mình thì cuộc sống này sẽ không quá tệ.

Mùa xuân năm thứ hai Trương gia vội thành một nồi cháo. Một nhà sáu người, đến cả Tiểu Muội sáu tuổi cũng phải ra trận. Từ ươm mạ đến cấy mạ cũng mất một tháng, chút thịt tăng được trong mùa đông cũng gầy đi không còn gì. Có thế bọn họ mới kịp gieo trồng hết hai mươi mẫu ruộng trong hai tháng mùa xuân ngắn ngủi. Phải biết rằng thời gian bây giờ còn mát, chờ đến mùa hạ trời nóng lên mà chưa kịp gieo mạ thì khả năng lớn là thu hoạch sẽ không được tốt.

May mà lần này có Chu Điền huy động vài người của Chu gia đến hỗ trợ một hồi. Mấy nhà khác cũng có người đến giúp một tay nên hai mươi mẫu ruộng này mới được gieo cày đúng thời gian.

Hiện tại Trương Tiểu Oản không còn ra mặt làm mọi việc nữa mà để Trương Tiểu Bảo ra mặt nói. Chờ đến đầu mùa đông thu lương nàng lại bảo hắn đi nhờ nhóm người trong thôn đến hỗ trợ sau đó dùng hai mươi cân thóc làm tiền công cho mọi người.

Lời này vừa ra thì mọi người đến hỗ trợ đều vui mừng. Giúp gặt lúa cũng chỉ mất một hai ngày, mất chút sức lực nhưng lại có gạo mang về, quả là việc tốt nhặt được.

Vì việc hôn nhân của Trương Tiểu Oản nên Trương gia cũng coi như có danh tiếng ở trấn Cam Thiện. Một tú tài đã có thể khiến mười thôn đồn đãi, mà một người sắp gả làm quan gia phu nhân ở kinh thành thì cả Huyện có thể bàn tán vài ngày.

Hai đứa Trương Tiểu Bảo và Trương Tiểu Đệ đọc sách thì không ra gì nhưng làm việc nhà nông thì vẫn đâu ra đấy. Bất kể là làm ruộng hay xới đất trồng rau bọn họ chỉ học vài lần là đã làm quen.

Bởi vì trong nhà lúc này có đủ cơm cho mọi người ăn no nên hai đứa cũng cường tráng hơn. Trương Tiểu Bảo còn chưa đến mười bốn tuổi mà đã cao nhất nhà, hiện tại Trương A Phúc đều đi theo hắn xuống ruộng làm việc. Lưu Tam Nương thì không còn phải làm việc ngoài ruộng nữa mà chỉ chủ yếu làm việc nhà.

Vì năm nay Nhân Trương Tiểu Oản cập kê, hôn kỳ cũng sắp đến nên Lưu Tam Nương cũng bắt đầu thêu đồ hồi môn cho nàng. Chờ đến lúc này việc trong tay không có tiền cũng tự nhiên nổi lên. Trong tay bọn họ chỉ có vài đồng tiền chẳng đủ mua được vải vóc đẹp đẽ gì.

Nhà bọn họ vẫn còn đang nợ Huyện lão gia một khoản tiền nên nếu mượn nữa là không được. Vì thế Lưu Tam Nương chỉ có thể cầm tiền đồng đi mua một ít vải thô, lại lén gạt nước mắt hối hận mình bị lừa, dễ tin người khác mà giao bạc cho người không quen để rồi kẻ đó chạy mất.

Của hồi môn của Trương Tiểu Oản không lên nổi mặt bàn khiến Lưu Tam Nương âm thầm hy vọng Lưu Nhị Lang có thể trợ cấp một ít để con gái bà không đến nỗi phải xấu mặt.

Đến bây giờ bà ta mới biết leo lên một nhà như thế đúng là khó nhiều hơn được. Đến lúc đó con gái có điều gì khó xử thì sợ là bà ta cũng chỉ có thể khóc một hồi mà chẳng thể giúp gì.

Chờ đến cuối mùa xuân, xong việc đồng áng thì Trương Tiểu Oản cũng không hề xuống ruộng. Lúc lày nàng chú ý đến làn da của mình nhưng dù để ý thế nào thì qua mấy tháng này nó cũng chẳng trắng ra được bao nhiêu. Nhưng chỉ cần nàng chú ý tu chỉnh một chút thì cũng không quá khó coi.

Nhưng xác thật không thể nói là đẹp.

Cứ thế đến mùa thu thì làn da của nàng không còn đen nữa mà có màu bánh mật khỏe mạnh. Nếu ở hiện đại thì nàng được coi là có làn da xinh đẹp nhưng ở cổ đại này thì đúng chất người lao động, nghèo hèn mà thôi.

Tay nàng vẫn thô ráp nhưng cũng đã tốt hơn một năm trước nhiều.

Lúc này Lưu Tam Nương cũng âm thầm chờ đợi Lưu Nhị Lang đưa tin tới. Bà ta hy vọng có thể nhận được tiền để đặt mua của hồi môn, cũng hy vọng Lưu Nhị Lang sắp xếp mọi việc thỏa đáng.

Sự tình nhanh hơn Lưu Tam Nương chờ đợi. Lúc Lưu Tam Nương đếm ngày tính đến sinh nhật của Trương Tiểu Oản thì trong kinh đưa tin đến. Trong thư Lưu Nhị Lang nói Trương Tiểu Oản cập kê vào tháng mười thì hôn lễ sẽ được tổ chức vào tháng 11.

Lưu Tam Nương không biết vì sao hôn lễ lại phải gấp gáp như thế, nhưng Lưu Nhị Lang xa cuối chân trời mà bên người cũng không có ai để hỏi. Vì thế bà ta chỉ đành gấp gáp chạy đến nhà Chu thím và mấy nhà dư dả mượn chút tiền bạc để đánh cái vòng bạc cho Trương Tiểu Oản làm của hồi môn.

Hôn lễ này có vẻ quá gấp gáp, bởi vì nahf trai chưa từng đề cập đến thời gian mà chỉ có Lưu Nhị Lang báo cho bọn họ qua thư.

Nhưng lời Lưu Nhị Lang nói thì không thể không tin, trong lòng Trương Tiểu Oản có nghi hoặc, cũng biết sự tình có chỗ không thích hợp nhưng cũng chỉ đành áp xuống.

Bên này cả Trương gia đều bận đến chân không chạm đất để chuẩn bị hôn lễ, đến Trương A Phúc cũng sốt ruột muốn đến sông bắt mấy con cá mang đi bán lấy tiền cho nữ nhi làm tiền riêng thì bên kia Uông Vĩnh Chiêu âm thầm từ kinh thành về huyện Long Bình.

Hắn đi theo Trung Vương gia thế tử, trong lúc này các hoàng tử đang tranh vị trí Thái Tử đến sứt đầu mẻ trán mà hắn lại đắc tội thủ hạ của Hi Thái Tử nên phải lấy cớ về quê nhà thành hôn để tránh họa.

Đây là biện pháp tránh họa mà Lưu Nhị Lang nói ra. Hiện tại Hi Thái Tử đương triều, vì thế tử và Tam vương gia hắn đành chạy thoát một hồi, đợi sự tình lắng xuống.

Mặc dù lúc Lưu Nhị Lang hiến kế cho thế tử và cha hắn thì có thêm bớt nhưng thế tử và cha hắn cũng đều tán thành nên Uông Vĩnh Chiêu không thể không mang theo người hầu chạy suốt đêm về quê.

Lúc này trong lòng Uông Vĩnh Chiêu chỉ toàn là tình thế trong kinh, đối với thê tử sắp thành thân hắn không có suy nghĩ gì.

Theo như lời mẹ hắn thì nàng ta chẳng qua chỉ là một sợi dây Lưu Nhị Lang cột vào nhà hắn, sau khi thành thân nàng ta sẽ ở lại nông thôn. Ngày nào đó hắn về kinh thành thì nàng ta sẽ ở lại vì thế hắn cũng chẳng cần phí nhiều tâm tư cho nàng ta làm gì.

Một đứa con gái nhà nông, chỉ cần một tòa nhà, để lại mấy chục mẫu ruộng, trên đầu có thân phận chính thê là xem như bọn họ đã trả hết ân tình cho Lưu Nhị Lang rồi.

*******

Hơn mười ngày sau, cả nhà họ Trương tạm thời dọn về một tòa nhà trên Huyện mà Lưu Nhị Lang tìm. Trương Tiểu Oản vừa cập kê thì Uông gia bên kia đã cho người đến đưa ngày tháng, mang đến một con nhạn, lại nâng vài hòm lễ đến trước.

Ngày thành hôn định vào đầu tháng, đây là do thầy bói nổi danh nhất huyện Long Bình định ra.

Chờ đến ngày mùng bốn tháng sau, Lưu Nhị Lang phong trần mệt mỏi chạy về huyện An Bình, quần áo cũng chưa thay đã gọi Trương A Phúc đi ra ngoài dạo qua một vòng đặt mua cho Trương Tiểu Oản một ít của hồi môn mà Lưu Tam Nương thấy có thể diện cực kỳ. Cái này khiến bà ta vui quá mà khóc ra tiếng. Tảng đá lo sợ con gái gả đi bị mất mặt cứ thể rơi xuống.

Đến sáng sớm ngày mùng 6, bọn họ đi xe ngựa đến huyện Long Bình. Hai bên đã thương lượng vào ngày mùng 8, Uông gia sẽ nâng kiệu tám người đến cổng lớn của huyện đón dâu.

Trương gia bên này nhờ Chu đại thẩm đảm đương “Đưa thân tẩu”, cả nhà Lưu Tam Nương đều không được đến huyện Long Bình. Đường xá quá xa là một, Lưu Nhị Lang cũng cũng không nói bọn họ có thể đi cùng vì ông ta chỉ thuê một chiếc xe ngựa, thêm một chiếc xe bò để kéo ba rương của hồi môn, hoàn toàn không có chỗ cho ai ngồi nữa.

Lưu Tam Nương ẩn ẩn biết anh trai mình không muốn mình đi, không biết vì chuyện gì nhưng về sau vạn sự Trương Tiểu Oản cũng chỉ có thể dựa vào người cậu làm quan này. Vì thế bà ta đành nuốt quả đắng, ngậm ngùi ở lại.

Ban đêm bà ta chải đầu cho Trương Tiểu Oản xong thì đeo vào tay nàng bộ vòng bạc bà ta đi vay mượn để đánh ra. Cuối cùng bà ta không nhịn được khóc lớn nói, “Con đừng oán mẫu thân nhẫn tâm, cũng đừng oán cả nhà chúng ta nhẫn tâm. Thật sự là không còn cách nào, là cha con và ta vô dụng. Chuyện tới nước này thì cũng chỉ đành như vậy, để con một mình cô đơn gả đi. Con gái, mẫu thân xin lỗi con, kiếp sau con ngàn vạn đừng gả vào nhà nghèo, khổ lắm.”

Thời gian này Trương Tiểu Oản đều bận dạy dỗ em trai em gái về sau gặp việc khó thì phải xử lý thế nào nên đối với việc hôn nhân này nàng vẫn hơi thất thần. Lúc này nàng cũng chỉ nghĩ đến việc làm thế nào trả lại bạc cho Huyện lão gia. Đột nhiên nghe thấy Lưu Tam Nương khóc và nói những lời này thì trong lòng nàng tức khắc cũng cảm thấy khổ sở vô cùng.

Nhưng nàng chẳng làm sao khóc được, chỉ có thể ngơ ngẩn nhìn ngọn đèn dầu. Trong lòng dù chua xót đến mấy thì cũng chỉ thấy tương lai mờ mịt.

Lưu Tam Nương nhìn bộ dạng thất hồn lạc phách của nàng thì càng bi thương mà ôm lấy nàng khóc rống.

Sáng sớm hôm sau pháo được đốt lên, lúc Trương Tiểu Oản chuẩn bị lên đường, mấy đứa nhỏ lại khóc thành một đoàn. Trương Tiểu Bảo, Trương Tiểu Đệ và Trương Tiểu Muội ôm tay ôm chân nàng đồng thời khóc thét. Nếu không phải có mấy phụ nhân trong thôn đến hỗ trợ nhanh tay kéo mấy đứa ra thì sợ là quần áo trên người Trương Tiểu Oản sẽ bị tụi nó làm bẩn hết.

Tuy đã chuẩn bị tinh thần để vài người trông mấy đứa nhỏ nhưng người ta vừa buông lỏng tay thì mấy đứa vẫn chạy đằng sau xe ngựa, vừa khóc vừa đuổi mấy quãng đường. Tụi nó khóc lớn gọi “Đại tỷ” khiến người bên đường cũng nhịn không được đỏ hốc mắt.

Thế đạo khổ, một khổ vì người thân qua đời, hai khổ vì người nhà ly tán. Ở phía xa có gia đình cả nhà ly tán, lão nhân còn lại trong nhà dùng giọng quê hương huyện An Bình mà hát khóc ca bi thương……

Trương Tiểu Oản cũng không nhịn được ở bên trong xe ngựa dùng khăn tay che miệng khóc đến điên đảo.

Mệnh của nàng cũng vẫn không do nàng quyết định.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.