Xế hôm sau, ông Năm Tảo về tới nhà, được bà vợ thuật lại bịnh tình cô Út Ngọc An nên ông liền qua nhà ông bà Chín Thẹo. Lúc đó cô Út đang nóixàm, hát hò inh ỏi:
Tay tui che dù đầm, tay kia cầm quả banh
Chơn tui bước lên chùa, cửa chánh không vô.
Ông Năm Tảo bắt mạch cho cô Út. Rõ ràng là quỉ mạch chẳn sai, trong sáu bộ mạch, chẳn có mạch nào hiện ra. Ông liền bảo gia chủ:
– Cháu Út không có ịnh chi hết. Đây là ma dựa, quỉ áp đó thôi. Anhchị nên hỏi ý kiến pháp sư Chơn Huệ. Sư có nhiều bạn đồng tu ở miệt Nămnon Bảy núi. Họ tu theo Mật Tông có thể trục quỉ trừ tà. Phép ma rốtcuộc sao qua phép Phật!
Rồi ông ngận ngùi ra về. Ăn cơm tối xong, ông lên chùa Long Đức.Bệnh Bửu thuyên giảm rất mau. Bây giờ cẩu đã chỏi hỏi ngồi ăn bột huỳnhtinh. Ông đợi cậu ăn xong rồi bắt mạch. Sau đó, ông bảo pháp sư ChơnHuệ:
– Lạ dữ, bệnh của cậu Bửu nầy lui thật mau, triệu chứng lao cũng không rõ rệt nũa.
Pháp sư Chơn Huệ chắp tay niệm Phạt rồi bảo người thầy thuốc thân thiết:
– Nghiệp dữ của cháu đã dứt, và cũng nhờ má cháu phò hộ nên dù bịnhquỉ bịnh ma, bịnh trầm kha, bịnh nguy cấp cũng phải dứt. Điều đó thiệttình tui không lấy làm lạ chút nào hết.
Ông bà Bang biện Hưỡn sau khi làm đám giỗ cho bà mẹ ruột, liền giaonhà cho ông bà Năm Đặng tức em gái và em rể của bà Bang biện, để cùngcậu Hai, cô Ba, cô Tư đi về ngôi nhà đường của dòng họ ông mở tiệc khaocho cậu Hai Kinh lý. Bà Bang biện cho mổ một con bò và hai con heo, làmtiệc đãi ăn suốt bốn ngày ròng rã. Sau đó họ cùng về Cầu Đào. Tại đây có bác sĩ Lê Mạnh Mậu và trang sư Trần Hảo Hiệp vừa đánh cờ vừa chờ rướcvợ về nhà. Trạng sư Hiệp tuổi ngoài ba mươi, hơi thấp người, thịt da săn chắc, mặt mũi khôi ngô, nụ cười có lúm đồng tiền. Hôm nay ông mặc áo sơ mi trắng sọc nâu lợt, quấn tây bằng vải tít- so màu ngà, áo vét cùngthứ vải với quần, cổ thắt cà- vạt vàng kẻ vạch nâu. Còn bác sĩ Mậu mặcquần ga- bạc- đin màu cà phê sữa, áo bằng vải ba- tít trắng, không thắtca- vạt hoặc nơ bướm già ráo trọi.
Ông bà Bang biện Hưỡn hớn hở chào hỏi hai thằng rể và hối bày trẻ mang gà vịt, bánh trái vào trong bếp.
Cô Tư Cẩm Lệ vừa thất chồng là đổi sắc mặt vui tươi thanh thản thành bộ mắt chù ụ tối như đêm ba mươi. Cô bảo:
– Tui đã nói với mình, tui sẽ ở đây chơi với tía má tui năm bữa nửatháng, luôn tiện nhờ ông Năm Tảo coi mạch hốt thuốc. Mình rước tôi vềlàm chi?
Trạng sư Trần Hảo Hiệp gãi đầu, mặt khổ sở:
– Anh xuống Vĩnh Long thăm mình, mai anh về sớm.
Cô Ba Cẩm Tú bảo em rể:
– Tui xin cung hỉ dượng Tư. Con em tui có triệu chứng ốm nghén rồi đó.
Trạng sư Hiệp hỏi vợ:
– Có thiệt vậy không mình?
Cô Tư Cẩm Lệ:
– Ờ, thầy thuốc bắc ở chợ lách chẩn mạch nói em có thai được haithÿng rồi. Em cũng tin chắc em có thai, cứ tính theo kinh nguệt thì đủrõ. Bà đồng cốt ở Cầu Kè còn nói kỳ này em sinh con trai, rồi quen dạ đẻ tới chín lần.
Bác sỉ Lê Thạnh Mậu bảo:
– Chừng đó sẽ hay. Miễn sao kỳ tới dì sanh cho dượng Tư một thái tửcho dượng mừng. Vợ trước của dưỡng chỉ sanh hai cô công chúa mà thôi,nên dưỡng đang đợi cậu trưởng nam đặng nối dõi tông đường.
Bà Bang biện Hưỡn khuyên con trai và rể rửa mặt cho mát, rồi giục hai cô con gái bắt hai con cá bông nấu cháo với giò heo.
Cô Ba Cẩm Tú khi vào bếp, bảo em:
– Tối nay anh Hai sẽ rước thầy Mười Khói đến đoán điềm giải mộng. Em nên o bế nồi chè trứng gà nấu với trà và đường đen đi.
Cô Tư Cẩm Lệ bảo:
– Mấy hôm nay ăn tiệc nhiều phát ngán ngược, cho nên má mớ sai chịem mình nấu cháo gà giò heo. Nghe tới trứng gà là em nhợn rồi, thôi đểem nấu nồi che thưng vậy.
Hai chị em cùng hai con tớ gái lúi húi làm bếp. Trời đã xế bóng.Ngoài mé rạch xa, tiếng chim bìm bịp kêu văng vẳng. Bên thửa ruộng loáng nước, có tiếng cô thợ cầy hò:
Cây độc không trái,
Gái độc không con,
Lấy chàng đã chín năm tròn,
Ai dè phận thiếp còn son sẻ hoài
Một mai chồng vợ lìa đời
Cậy ai cúng giỗ, cậy ai nối dòng.
Cô Ba Cẩm Tú bảo:
– Nè Tư, coi vậy mà em có phước hơn chị. Nếu em không có con đi nữa thì cũng có lũ con ghẻ đó chi!
Cô Tư trề môi:
– Con ghẻ sao bằng con ruột? Em biết hai con quỉ cái đó không baogiờ ưa em, nếu không nói rằng tụi nó thù em tận xương tủy. Thấy bản mặttụi nó mà em ứ gan, con lớn con nhỏ đều giống hệt con gái mẹ tụi nó.
Cô Ba dịu giọng:
– Em đừng hà khắc với tụi nó mà mang tiếng mẹ ghẻ ác độc. Tụi nócũng đã mười bốn mười lăm rồi, em phải nới tay cho tụi nó mới được.
Cô Tư rùn vai:
– Chị chưa đút đầu vô cảnh mẹ ghẻ con chồng nên chị chẳng biết gìráo trọi! Hai đứa con ghẻ của em giống con gái mẹ tụi nó, lầm lì, cứngđầu cứng cổ, sâu hiểm khôn lường…
Cô Ba nhẹ nhàng:
– Nếu chị không lầm, vợ trước của dựng Tư địu dàng mềm mỏng lắm.
Cô Tư Cẩm Lệ xí một tiếng dài:
– Ở xa ngó qua tưởng là Bồ tát, tới chừng lại gần thì quỉ La sát không sai.
Trong khi cô Tư chặt giò heo thành từng khúc, cô Ba đơm bốn chiếcđĩa quả tử nào xoài, đu đủ, mãng cầu, mận, chuối cau, bánh ích, bánh in, bánh đậu xanh… để đặt trên cổ bồng mỗi bàn thờ.
Cô Tư Cẩm Lệ kể lể:
– Mụ ta muốn hại em nên em phải trở cờ lật ngược đòn phép của mụ -Tới đây cô ngập ngừng – Mà thôi, mụ cũng đã nhắm mắt lìa đời rồi, emkhông muốn nhắc lại chuyện cũ làm chi.
Khi con lý đi mua bún tươi về thì con Lài đã làm xong hai con cábông lớn. Cô Tư cẩm Lệ bắt đầu nấu cháo trong khi cô Ba sắp bún ra đĩavà xắt rau ghém trước khi làm món tương chấm. Có mặt hai con tớ gái, hai cô không dám bàn chuyện gia đạo nữa.
Ở nhà trên, bà Bang biện Hưỡn vừa têm trầu vừa suy nghĩ. Mới hồisáng, khi ghe bà vừa chèo ra khỏi vòm sông thì một con cá úc từ dướinước phóng lên khoang ghe dãy đành đạch rồi nằm ngửa phơi cái bụng trắng nõn. Cậu Hai Luyện săm soi con cá bạc phước kia rồi nói gọn: “Nó chếtrồi”. Chim sa cá lặn nói lên vẻ đẹp của các mỹ nhơn nước Tàu, còn chimsa cá lụy đây báo điềm xui xẻo cho gia đình bà, chẳng biết ứng vào ai? Ờ ờ, chắc là nó ứng vào thằng con ghẻ bà. Nó bệnh lao vào tuổi mới lớn,chắc chắn Ngọc Hoàng sẽ giũ sổ nó trong vòng hai năm sau.
Ngay lúc đó thằng Đực từ bên chùa Long Đức về. Nó thưa với ông bà Bang biện Hưỡn:
– Thưa ông bà, bịnh cậu Bửu mười phấn giảm hết chín rưỡi. Con nghe ông thầy Năm nói chứng lao sái của cẩu cũng chỉ mập mờ.
Thầy thuốc Tây Lê Thạnh Mậu cười khì:
– Tui không tin. Bịnh lao là bịnh nan y, làm sao mà bịnh nhơn bìnhphục mau lẹ dường ấy. Họa chăng là bịnh gì đó mà ông Năm lầm là bịnh lao chăng?
Cậu Hai Luyện bảo:
– Ai biết đâu! Tui chỉ thấy bây giờ nó chỏi hỏi, ăn cơm lìm lịm.
Bà Bang biện Hưỡn têm trầu thiệt kỹ. Đó là động tÿc để bà che giấucơn bối rối của mình. Chu choa ơi, nếu thằng Bửu không chết thì cái điềm tre già trổ bông nọ cùng cá lụy chim sa kia ứng vào bổn mạng của aitrong vòng chồng con bà? Lại nữa, lúc Bửu đang cơn bịnh ngặt, bà liềngiao cậu ta cho phÿp sư Chơn Huệ, kể như bà đã thí một con chốt mà chẳng hốt được con xe nào trong ván cờ tướng. Vậy là bà mất một cách oan uổng tên tớ trai để sai vặt. Lam sao bà đòi Bửu lại được đây? Ừ, thôi thì bà đành mặt trơ trán bóng, mặt chai mày đá để bắt lại đứa con ghẻ siêngnăng giỏi dán, mặc lời ong tiếng ve, kệ sấm sét búa rìu dư luận. Bà tinchắc em chồng bà cũng phải nể nang uy lực của chồng con bà mà nhượng bộ.
Khi cả nhà ăn cơm xong thì bóng trăng mập nõn nà treo trên cành lácủa cây mít tố nữ. Vợ chồng cô Ba Cẩm Tú chưa về vội. Còn cô Tư Cẩm Lệđốc thúc con Lài con Lý chuẩn bị trà nước, hễ thầy đoán điềm giải mộngtới thì phải múc chè ra chén và châm trà vào bình. Hai cô Cẩm cùng đirửa mặt, chải tóc cho có vẻ sáng mát tươi tỉnh đôi chút.
Thầy Mười Khói tuổi trên sáu mươi, nhưng mặt chưa nhăn nhiều, khuônmặt hí hửng như mặt hề, mắt hấp háy, nụ cười rộng toàng hoạc. Hễ mỗi khi thầy cười thì đuôi mắt thầy bẻ cúp xuống coi thiệt tức cười.
Chè và trà bánh dọn lên. Cậu Hai Luyện đốt đèn măng- sông thay thếcây đèn huê kỳ đật giữa trung đường. Sau màn che bánh, đờn ông cùng thầy Mười Khói chia nhau ngồi trên hai chiếc trường kỷ đặt hai bên chiếc bàn dài. Bà Bang biện cùng hai cô con gái ngồi trên chiếc đi- văng chơn quỳ đặt bên trái trung đường.
Ông Bang biện Huỡn vô đề sốt dẽo:
– Chẳng dấu gì thầy Mười, lóng rày gia cảnh tui có nhiều điềm lạ. Trước hết là cây tre ở sau nhà trổ bông.
Thầy Mười Khói ngon lành:
– Trẻ già thì trổ bông để chết, chẳng có điềm gì ráo đối với giađình tu nhơn tích đức. Còn đối với gia đình thường thường, hễ ai trồngcây tre đó thì người đó gặp xui xẻo, có khi tánh mạng lâm nguy.
Bà Bang biện Hưỡn vui mừng:
– A di đà Phật. Cây tre đó do má chồng tui trồng đó đa. Nhưng bà đãngủm từ tám chín năm nay rồi. Còn chim sa cá lụy thì ứng vô điềm gì đây?
Thầy Mười Khói gãi đầu ra chiều suy nghĩ lung lắm:
– Đó là điềm tang tóc. Hễ chim sa, cá lụy vào giờ nào thì người trong gia đình mang tuổi cùng tên với giờ đó sẽ vong mạng.
Cả nhà đều buồn rầu lo lắng. Thầy Mười Khói an ủi:
– Ông bà nên nhờ thầy chùa cô vãi tụng kinh Cầu An và kinh Dược Sưrồi tới ngày rằm ngày vía đức Địa Tạng Vương Bố Tát nên mua chim cá vềphóng sanh thì tai nạn dầu lớn cách mấy cũng nhẹ bớt đi nhiều.
Bà Bang biện thành khẩn:
– Cám ơn thầy có lời khuyên bảo. Vợ chồng tui sẽ làm đúng lời thầy chỉ dạy.
Cô Ba Cẩm Tủ đợi cho cuộc đoán điềm lắng dịu và thoảng lui, liền rời khỏi bộ divan chơn quỳ, bước tới sau lưng chồng, nói với thầy MườiKhói:
– Thưa thầy, tui có giấc chim bao lạ lắm. Tui thấy mình nuốt hộttrái xá lị, nhưng từ rún tôi xịt ra luồng khói mỏng. Khói bay lên trờitụ lại thành mây. Rồi con trốt nổi lên, đánh giạt cho mây rời rã. Chẳngbiết điềm gì đây?
Thầy Mười Khói hớp một ngụm trà Liên Tâm, có vẽ lưỡng lự:
– Cái hột tượng trưng cho dòng giống. Giống trái xá lỵ tức là giốngtrái lê, bởi vì người Bắc kêu trái xá lỵ là trái lê. Giống họ lê chui vô bụng cô rồi thì cũng rã rời như khói như mây. Kỳ đậu thai tới. thai nhì vừa tượng hình thì cũng không có dịp chào đời sau chín tháng mười ngày.
Cô Ba Cẩm Tú xụ mặt, trở về bộ divan chơn quỳ, không nói không rằng. Cô Tư Cẩm Lệ vẫn ngồi tên divan, cất tiếng rổn rảng hỏi thầy Mười Khóivề giấc mộng con rắn chui vô bụng cô rồi chui ra tới chín lần, lần saunó cắn bụng cô cho tới nát bấy. Thầy bảo:
– Đây là thai quỉ, thai yêu. Cô coi chừng con ranh con lộn khuấy phá cô đó. Hễ tới chín lần là nó hại cô cho tới mạng vong.
Bà Bang biện Hưỡn hứ một tiếng bất bình rồi tuột xuống divan, hằnhọc liếc xéo thầy Mười trước khi phủi đít, ngoe ngoảy bỏ vô nhà trong.
Khi ba mẹ con bà Bang biện Hưỡn vừa vô nhà trong thì con LÝ bưng lên hiệp trà sâm cho cả ba giải lao. Cô Ba Cẩm Tú cằn nhằn mẹ:
– Mà nóng nảy quá, chưa chi làm hư bột hư đường ráo trọi. Mộng điềmxấu như vậy thì mình nên nhờ thầy Mười Khói chỉ cách cúng vái để hóagiải bớt điềm hung tướng ác, cớ sao má vùng vằng bỏ vô nhà ra cái điềuhờn lẫy như vậy?
Bà Bang biện liếc xéo con gái:
– Thằng cha đó có cái miệng nói xàm, bây tin thằng chả có ngày bánlúa giống! Mai, tao sẽ sai thằng Đực thỉnh thầy Bảy Lục và cô bóng MườiHai về đây cúng trừ họa căn.
Cô Bà và cô Tư không nói gì thêm. Sau đó, gần tới nửa đêm, thầy Mười Khói từ giả ra về. Cô Ba Cẩm Tú cũng theo chồng về nhà riêng ở bên cầuLầu. Cậu Hai Luyện liền hạ đèn măng- sông xuống, đố đèn huê kỳ lên rồimới xả hơi đèn măng- sông để tắt. Cô Tư Cẩm Lệ mời chồng đi rửa ráy mình mẩy và súc miệng. Cô còn mở tủ cẩm lai lấy chiếc gối nhiều màu cánh sen thêu bông mẫu đơn trắng bày lên chiếc giường của cô để chốc nữa chồngco kê đầu.
Bà Bang biện Hưỡn khi về buồng riêng, bảo chồng:
– Nghe nói thằng Bửu giờ đây đã mạnh rồi, ông liệu cách nào bắt nóvề đây. Tui nuôi nó, tui mến nó. Để nó ở chùa ăn chay lạt, sống khamkhổ, tui không đành lòng.
Ông Bang biện e dè:
– Hồi nào bà nói vời thầy Chơn Huệ giao đứt thằng Bửu cho thầy, bây giờ bà còn mặt mũi nào đòi nó lại?
Bà Bang biện háy chồng:
– Được rồi tôi sẽ nghĩ ra kế bắt nó về hủ hỉ với vợ chồng mình.Chuyện nầy là chuyện của tui, không mắc mớ gì tới ông, ông chớ bàn ralàm chi.
Ông Bang biện cười:
– Ừ, bà làm sao cho vuông tròn thì thôi tui hơi sức đâu nghĩ tời mầy chuyện lặt vặt đó. Tôi đã làm trành làm tréo mua được tám mẫu đất củaanh Hương bộ Lạc tại Phước Hậu, giá chỉ có bốn ngàn đồng. Khi chồngtiền, làm giấy tờ xong, tui sẽ đi đóng bách phần đất. Hễ xong vụ cắtđất, tôi mới rành tâm rảnh trí lo ứng cử hội đồng quản hạt.
Vụ đất cát kể như xong, nhưng vụ ứng cử hội đồng ông thấy sao bấpbênh. Mấy tay ứng cử viên khác nếu không có bà con trong soái phủ Nam Kỳ thì cũng có bạn bè lẫn tay trong tay ngoài với những thế lực lớn nhưông Chánh tham biện tỉnh nhà, ông phủ nầy, ông đốc phủ nọ… Chuyên lokế iếp của ông là nhờ Cai tuần Xướng, kẻ nha trảo tâm phúc của ông, làmsao cho ông có dịp ân ái với cô vợ chửa của Cai tuần Hạp. Ông chỉ thíchăn nằm với đàn bà chửa từ ba tháng tới năm tháng. Cái thai lớn vừa phảithì ông ham nhưng cái bụng bự chang bang của đàn bà mang bầu từ bảytháng sắp lên thì ông không hứng thú chút nào.
Khi trống vừa điểm canh ba thì khắp nhà yên lặng gắt. Thỉnh thoảngcó tiếng các kè ở chiếc miễu nhỏ cuối xóm vọng sang. Cô Tư Cẩm Lệ bắtđầu đay nghiến chồng:
– Tui không về nhà đâu! Bà già cứ trấn ngự nơi đó làm tui không dámho lớn. Chừng nào bả trở về Thủ Dầu Một thì tui mới dám xách va- li vềnhà.
Luật sư Trần Hảo Hiệp than:
– Em ở lì đây lâu quá, đồ khỏi bà già nghi em giận bả.
Cô Tư cười khẩy:
– Bả nghi trúng đó, mình à. Ối, cứ để bả nghĩ sao cũng được. Mình là thầy kiện, giỏi khoa cãi lý biện hộ, mình liệu lời nói với bả cách nàođể trong ấm ngoài êm thì nói. Em bây giờ chán đời quá, ở đây hủ hỉ vớitía má em được lúc nào hay lúc nấy. Lại nữa, hai đứa con ghẻ coi bộ muốn chống đối trả treo với em rồi đó.
Luật sư Hiệp cười:
– Làm gì có chuyện đó! Tụi nó trước sau vễn yêu kính mình như má ruột tụi nó.
Cô Tư Cẩm Lệ rùn vai:
– Mình nói thì mình tin. Hai con đó… trời biển lắm. Mình phải đểtui uốn nắn kẻo có ngày vợ chồng mình nuôi thứ cháu ngoại không cha.
Hai vợ chồng cùng trèo lên giường. Cô Tư Cẩm Lệ mãi tới đồng hồ Oét- minh- tơ gõ hai tiếng mà vẩn không sao đỗ giấc nồi. Lời giải mộng củathầy Mười Khói cứ ám ảnh cô hoài. Bốn bề yên tĩnh. Ngoài hè, tiếng côntrùng sôi lên từng chặp. Thỉnh thoảng có tiếng dế gáy sương. Trên váchván quét vôi trộn a dao màu trứng sáo, con thằn lằn chắc lưỡi từng loạtngắn, dội sâu và cái thăm thẳm của đêm khuya.
Cô Tư Cẩm Lệ bỗng cảm thấy đầu nặng. Cơn váng vất làm cô thấy chungquanh tối đen. Ánh đèn chong như lùi xa vào tận đáy vựa thẳm nào. Bổngcó tiếng chì chiết:
– Con giựt chồng người! Con sát nhơn!
Trước mặt cô hiện ra một người đờn bà mặc quần áo trắng, óc xõa dãdượi. Bà ta ốm nhom như con khô cá hố, da dẻ xanh chành, ánh mắt longlên sòng sọc. Người đờn bà nghiến răng:
– Con kia! Mầy biết tao là ai không?
Cô Tư Cẩm Lệ thều thào:
– Chị Tư Thục!
Người đờn bà gằn từng tiếng:
– Phải, tao là Tư Thục, người phối của thầy kiện Trần Hảo Hiệp đây!Mầy lấy chồng khính của tao, làm cho chồng tao lợt lạt với tao. Sau đómầy còn hại tao tới chết oan chết ức.
Cô Tư Cẩm Lệ ngồi bẹp xuống lạy cô Tư Thục lia lịa:
– Lạy chị Tư, bởi vì em biết chị Tư ếm em nên em phải ra tay trước.Giờ đây, chị đến đòi mạng em, em xin chị nghĩ chút tình cũ hồi chị emmình còn chung sống hòa hiệp thuận thảo mà buông tha cho em nhờ. Bởi chị dồn em vô ngõ bí nên em lỡ tay hại chị.
Hồn cô Tư Thục bảo:
– Thiệt tình tao có nhờ thầy pháp thư ếm cho mầy lìa xa chồng tao.Đó cũng chỉ là việc bảo vệ hạnh phúc của bất cứ người đờn bà nào bị sansẻ tình chồng vợ. Tao cho mấy biết, mầy đừng mong ăn đời ở kiếp vớichồng tao. Rồi đây mầy sẽ bị kẻ khác giựt chồng. Đó chỉ là cái hoa báo,còn quả báo thì ly kỳ rùng rợn lắm, có vậy thiên hạ bá tánh mới lấy cáigương tối độc phụ nhơn tâm ra để soi rọi đêm ngày. Hoa báo trổ trước,quả báo tượng hình sau… nghe chưa con sát nhơn?
Cô Tư Cẩm Lệ giựt mình dậy trống vừa điểm canh tư. Bên ngoài, ánhtrăng tái ngắt lòn qua khe cửa lá sách. Chim heo kêu eng éc sau vườnnhà. Cô lăn qua nửa vòng, nằm nghiêng về phía trái lắng nghe tiếng timđập mạnh trong lồng ngực. Một ý thức sáng lòa trong đầu óc cô: mình phải gồng mình đối phó với những diễn biến trầm trọng trong những ngày sắptới.
Các đây ba năm, giữa lúc hai bà vợ lớn vở nhỏ ông thầy kiện Trần Hảo Hiệp cồng chung dưới một mái nhà ở Đa Kao Đấy Hộ ra vẻ thuận thảo lắmthì một hôm con Đương, đứa ở gái của cô Tư Thục tiết lộ với cô Tư CẩmLệ:
– Nè cô Tư, em nói ra đây để cô đề phòng. Bà lớn ((chỉ cô Tư Thục) hay về Phú Nhuận để lập bàn trù ẻo ông chủ và cô.
Nguyên cô Tư Thục là con ông bà Huyện Tịnh ở Phú Nhuận. Cô Thư Thụcvốn hiền lành khờ khạo, hễ gặp chuyện gì trục trặc cũng về nhà tía má cô vấn kế. Con Đường tuy là tớ gái thân tín của cô Tư Thục nhưng nó bị côTư Cẩm Lệ bỏ tiền ra mua chuộc để thuê nó dò la cô chủ đã từng hết lòngtin cậy nó. Thế rồi nhờ con Đương, cô Tư Cẩm Lệ móc nối Chín Đáng, mụnấu bếp của ông bà Huyện Tịnh để dò biết rằng bà Huyện Tịnh đã đến quậnlỵ Tịnh Biên tỉnh Châu Đốc nhờ tên Thổ Sơn Eng lập cách trù ếm luật sưHiệp và cô. Mụ không biết mục đích của cuộc trù ếm đó, chỉ biết rằng bàHuyện Tịnh mang vế hai cái hình nhơn bằng sáp. một đờn ông và một đờnbà. Bà cho hai cái hình nhơn đó đâu lưng với nhau, đặt trên bàn thờ ởcăn buồng gần kho chứa nông cụ. Mỗi ngày bà vào căn buồng đó, thắp đènnhang, đọc thần chú Miên rồi kêu tên Trần Hảo Hiệp và Tư Cẩm Lệ bảy lần. Mỗi khi rời phòng, bà đều khóa cửa cẩn thận.
Thiệt tình khi nghe Chín Đáng báo cáo, cô Tư Cẩm Lệ hoang mang sợsệt lắm. Hèn chi trọn tháng rồi, thầy kiện tỏ ra bẳn gắt với cô và hễ đi làm về là chỉ quấn quít với vợ cái con cột của ổng. Mà hễ một khi ngủtrong buồng co là thầy lại bị chứng xây xẩm, có khi rên la vì nhức đầu.Do đó cả hai không thể ân ái được.
Cô Tư Cẩm Lệ nhứt định phải trả đũa. Cô lựa lời bảo chồng và cô Tư Thục:
– Má em bị chứng ban trắng, nhà lại neo người. Xin anh chị cho em về Vĩnh Long săn sóc má em một thời gian. Chừng nào bả chỏi hỏi, em sẽ vềđây.
Khi về tới Cầu Đào, cô Tư Cẩm Lệ khóc kể việc trù ếm vơi bà Bang biện và cô Ba Cẩm Tú. Bà Bang biện bàn tận gốc ý nghĩ của mình:
– Giờ đây con Tư Thục trù ếm cho thằng thầy kiện và mầy xa lìa nhau. Nhưng mầy nên nhớ con Tư Thục không vừa đâu. Cứ coi tướng mạo của cỏn,tao biết đây là thừ đờn bà khẩu Phật tâm xà, sâu hiểm khó lường. Một khi nó trù cho duyên tình giữa mầy và thằng thầy kiện keo rã hồ tan rồi thì nó có ngại ngùng gí mà không thư ếm cho mầy vong mạng để báo thù cáichuyện mầy lấy chồng khính của nó. Tốt hơn, mầy phải ra tay trước đểtránh hiểm họa về sau. Tiên hạ thủ vi cường, ông bà mình thường dạy nhưvậy, chẳng sai chút nào!
Bà dắt cô Tư Cẩm Lệ đi Tịnh Biên, tìm tới nhà vợ chồng người Miênchuyên về thư ếm, chồng tên Thạch Lợn, vợ tên Cà Nựng. Chồng làm nghềnắn đồ gốm, vợ thì sáng sáng gánh bún nước lèo ra bán ngoài chợ.
Khi cô Tư Cẩm Lệ trở về Sài gòn thì cô Tư Thục đã bị lớn bụng. Đúngnhư lời cam đoan của Thạch Lọn, trong bụng cô Tư Thục đã có miếng datrâu dày cụi. Thạch Lọn làm phép cho miếng da trâu ấy nhỏ cỡ hột bụi,đem gắn vô tờ giấy trắng, bỏ bao thơ gởi cho bà Nguyễn Trinh Thục. Khicô Tư Thục nhận được lá thơ, khui phong bì, hột bụi đó bay trong khôngkhí quanh quẩn theo cô. Khi cô hả miềng là nó chạy tọt vô miệng cô đểxuống tận bao tử cô, bắt đầu nở ra, lấy lại tầm vóc cũ. Suốt bốn ngày cô Tư Thục đau đớn vì miếng da trâu kia. Cô mửa ra từng lọn máu, đi cầucũng ra máu. Máu cứ theo miệng và hậu môn thoát ra ngoài, vắt khô sinhlực cô. Đến ngày thứ năm, cô Tư Thục trút linh hồn. Phép thư của ThạchLọn đã giúp cô Tư Cẩm Lệ trừ được tình địch và đưa cô lên địa vị chủ phụ gia đình luật sư Trần Hảo Hiệp. Ông ta có hứa nếu cô sanh cho ông mộtcậu quí tử thì sẽ làm hôn thú với cô, nâng cô lên hàng chánh thất.
Cô Tư Cẩm Lệ đôi lúc thấp thỏm không an. Cái chuyện “tiên hạ thủ vicường” đó có thê đi quá xa. Chắc gì cô Tư Thục có ý hại cô cho tới tuyệt mạng? Cho nên cô đâm ra sợ hai đứa con ghẻ. Tụi nó có khuôn mặt giốnghệt cô Tư Thục. Ngày nào tụi nó còn chàng ràng trước mặt cô, cô còn bịám ảnh bởi người chết, có cảm tưởng người chết hiện hồn về đòi mạng. Lại nữa, chúng có vẻ hỗn xược, lì lợm, lúc nào cũng như sẵn sàng ứng chiếnvới cô. Bởi đó cô phải
đày đọa, xéo xắt chúng một cách ồn ào, để lương tâm bị những bận rộn huyên náo kia không có thời giờ cắn rứt cô, để bóng ma cô Tư Thục không có cơ hội ám ảnh cô.
Cô Tư Cẩm Lệ duỗi chơn tay, thở từng đợt dài. Tuy tâm trí cô bị dàyvò bởi giấc chiêm bao vừa rồi nhưng vẫn dễ ngủ, chỉ một lát sau cô đãbắt đầu ngáy se sẽ.
Trong cơn chiêm bao hứ hai, cô thấy mình cùng cô Ba Cẩm Tú đứngtrước cây da xà ở xóm Chuồng Gà. Lúc bầy giờ trăng sáng trải khắp bãiđất trống ven sông. Sông gợn sóng bạc sóng vàng lấp loáng. Bên kia sông, lò rèn đốt đèn leo lét và lửa trui sắt cháy đỏ rực trong lò. Dưới bếnsông bên này bãi đất, xuồng câu tôm đốt đèn tán chai, chấm lửa vàng khècỡ hột đậu phọng. Hai chị em cô Cẩm đứng trên dấu cầu nhủi. Cô Ba Cẩm Tú bảo em:
Khuya quá rồi, vạy mà gia đình người thợ rèn bên kia sông cũng còn làm việc.
Cô Tư Cẩm Lệ chợt giật mình bảo chị:
– Ừ, khuya quá rồi, sao chị em mình còn thơ thẩn ở đây?
Bỗng trong tàn cây da, có tiếng lanh lảnh vọng ra:
– Hai con kia, bây toa rập với hàng anh sở khanh khốn kiếp của bâygạt tao uống thuốc phá thai làm tao phải vong mạng. Sát nhơn thì giả tử. Nhưng tao không làm bay chết đâu! Bây phải sống không ra sống, chếtkhông ra chết, khổ sở khốn nạn nhiều phen tao mới đã nư cho…
Từ trên cây da, một bóng trắng tuột xuống. Đó là một người đờn bàbận đồ trắng, tóc bỏ xõa, dáng ẻo lả. Y thị tiến về phía hai cô Cẩm, mắt trợn trắng xác, miệng mím chặt. Cô Tư Cẩm Lệ toan kéo chị mình chạytrốn nhưng chơn cẳng cô như bị chôn cứng, hai cánh tay tê liệt. Hồn mahét:
– Tía mà bây là quân cường hào ác bá. Anh em bây là phường lang tâmcẩu hạnh. Lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt. Bây có chạy xa bay cao cũngkhó mà tránh được!
Y thi xốc lại ghịt tóc hai chị em. Cô Tư Cẩm Lệ la bài hải, lọt rakhỏi cơn ác mộng. Thầy kiện Trần Hảo Hiệp ôm chặt lấy vợ, ân cần hanhỏi:
– Cưng nằm chiêm bao thấy chuyện gì mà khóc lóc la hét om sòm dữ vậy? Coi kìa, mình mẩy em lạnh ngắt như ướp nước đá.
Cô Tư Cẩm Lệ còn run lẩy bẩy. Tuy nhiên cô nói trớ:
– Ối, chiêm bao bị tầm ruồng, hơi đâu em nhắc lại.
Ánh ban mai trắng đục lòn qua khe cửa lá sách. Luật sư Hiệp buông vợ ra, vươn vai ngáp rồi bảo:
– Dùng điểm tâm xong, anh sửa soạn về Sài gòn.
Cô Tư Cẩm Lệ soạn khăn mặt, xà bông, bàn chải chà răng, phấn đánhrăng cho chồng làm thủ tục buổi sáng. Riêng cô, cô chải sơ mái tóc, thay chiếc áo túi cụt tay vải ba- tít trắng bằng chiếc áo bà ba lụa tím rồixuống bếp.
Tại căn bếp bà Bang biện Hưỡn đang trông coi con Lài con Lý sửa soạn bữa điểm tâm. Cô sai con Lài:
– Lài, sẵn nước sôi, mầy pha cho tao ly cacao sữa uống chơi. Nhớ chế sữa hộp ít ít thôi.
Bà Bang biện đang hấp bánh ướt nhưn tôm khô. Trên chiếc chỏa lò lớn, cháo bồi đang sôi trong chiếc trả lớn bằng đất mỏng. Bả bảo cong ái:
– Món cháo bồi nầy má nấu bằng bột báng chớ không bằng bột gạo nàng hương. Tôm, thịt, cá bông, môn ngọt cắt khúc, đủ hết…
Cô Tư Cẩm Lệ hỏi:
– Bữa điểm tâm thịnh soạn như vầy, chắc là nhà có khách?
Bà Bang biện:
– Có ai đâu lạ, Chỉ có chồng của mầy. À, mới hồi tảng sáng con Ba có sai con ở qua đây biếu má một thố cá chái kho mẳn để dành ăn với bún.Nó có nhắn lát nữa nó qua Hạnh Huê Đường bổ thang thuốc bắc cho má chồng nó, sẵn dịp nó ghé đây ăn lót lòng luôn.
Cô Tư không nói gì. Cô uống từng ngụm sữa pha cacao, lòng bàng hoàng về lời đoán mộng của thầy Mười Khói và hai giấc chiêm bao vừa qua.Trước mặt mẹ, cô không dám để lộ cái lo sợ của mình ra. Chùng nào chồngcô rời khỏi nơi đây, cô sẽ tỏ rõ mọi sự cho mẹ hay để đối phó.
Qua tấm vách mắt cáo của căn bếp, mọi người nhìn ra có thể thấy xẻodừa nước đang ngập nước lai láng. Ven bờ xẻo, cây khế trổ rực rỡ hoatím. Giáp mé nước, bầy vịt xiêm đang lặn ngụp tìm mồi. Tại sàn nước,thằng Đực đang chùi rửa bộ đồ trà bằng xơ dừa và tro mặn. Còn thằng Xiêm đang cho mấy con gà sao, gà lôi ăn lúa…
Bà Bang biện Hưỡn nói vọng ra:
– Xiêm! Đực! Lát nữa tụi bây xẹt qua chùa Long Đức bạch với thầyChơn Huệ rằng giờ đây cậu Bửu đã mạnh giỏi trở lại, xin thầy cho cậu vềnhà, vì cậu Hai Kinh Lý tụi bây đang nhớ thương cậu Bửu, không đành lòng xa cẩu. Bây cứ tom hết quần áo cậu Bửu đem về đây cho tao.
Cô Tư Cẩm Lệ xững vững bảo mẹ:
– Má làm gì kỳ vậy? Má không sợ thầy phiền sao?
Ba Bang Biện Hưỡng:
– Mầy nói niếc! Thầy là kẻ tu hành. Thầy mà phiền tao thì làm saothầy tu hành tinh tấn cho đặng? Tao già rồi, hai thứ tóc trên đầu rồi,đừng có dạy khôn tao, vô ích lắm!
Vừa lúc đó cô Ba Cẩm Tú từ nhà trên bước xuống, tay cầm dù, tay ômbóp đầm da láng. Cô mặc chiếc áo bằng lụa tầm màu nguyện bạch thêu bôngcúc tím lớn cỡ đồng xu. Cô bảo mẹ:
– Con đã bổ thuốc rồi. Con tới đây cho kịp ăn sáng.
Rồi cô quay qua bảo cô Tư Cẩm Lệ:
– Em ra ngoài hè, chị có chút việc muốn bàn với em.
Khi hai chị em cùng đi song song dưới hàng cây phù quân, sa bô chê, cô Ba Cẩm Tú bảo:
– Em ơi, đem qua chị nằm chiêm bao thấy hai chị em mình trong đêmtrăng đứng ở đầu cầu nhủi, gần cây da xà. Lúc đó con Út Thoại Huê từ cây da xà tuột xuống đòi mạng. Rồi nó xốc lại ghịt tóc hai chị em mình.
Cô Tư Cẩm Lệ tái mặt, nắm chặt tay chị:
– Đêm qua em cũng nằm mộng như vậy. Trong chiêm bao, em còn thấy cái lò rèn bên kia sông. Lúc đó chị có nói câu: “khuya quá rồi, vậy mà giađình người thợ rèn hãy còn làm việc”.
Cô Ba Cẩm Tú thảng thốt:
– Đúng vậy, chị có nói câu ấy. Còn em, em nói: “Ừ, khuya quá rồi, sao chị em mình còn thơ thẩn ở đây?”
Hai chị em nhìn nhau, có cảm tường sắp bị đưa lên máy chém. Té ra cả hai cùng nằm chiêm bao chung, cùng gặp gỡ nhau trong cõi ác mộng.
Cô Ba Cẩm Tú ngồi phệt xuống gốc cây phù quân, nước mắt tuôn như suối. Cô rên rỉ:
– Chị sợ lắm em ơi! Làm sao bây giờ đây?
Cô Tư Cẩm Lệ ngồi gần bên chị:
– Phải tỏ bày tự sự cho má hay. Hồn oan dẫu có muốn khuấy phá mình,nếu gặp thầy pháp cao tay ấn thì cũng không làm trò trống gì được.
Cô Tư Cẩm Lệ thuật lại giấc chiêm bao ban đầu cho chị mình nghe. Cô buồn thảm:
– Tình cảnh em còn khó khăn gấp đôi ba tình cảnh chị nữa. Em có tới hai oan hồn đòi mạng.
Hai chị em cùng lau nước mắt trở vô bếp. Bà Bang biện Hưỡn quét cặp mắt tò mò khắp mình mẩy hai cô con gái cưng, quở:
– Bây làm giống gì mà như bàn bạc hội kín vậy? Thôi, lên nhà trên dùng điểm tâm với cả nhà.
Bàn ăn hình hột xoài bằng ỗ cẩm lai, mặt nạm đá hoa cương trắngbóng, có trải nắp bàn bằng vải trắng thêu đục lỗ. Giữa bàn là chiếc thốlớn đựng cháo bồi, kế bên là hai dĩa bàn hình hột xoài đựng bánh ướt tôm khô. Lại còn thêm một dĩa bàn thiệt lớn đựng trứng gà chiên ốp la.
Mọi người vừa ngồi vào bàn thì con Lý đem bình cà phê và bánh mìlên. Mọi người bắt đầu dùng cháo trước hết, sau đó mới qua bánh ướt. BàBang Biện Hưỡn bảo chồng:
– Tui đã bắt thằng Bửu về được rồi. Ai dè thầy Chơn Huệ không làm khó dễ gì hết. Thôi vậy cũng mừng.
Cả nhà không ai nói gì thêm. Sau cùng thầy kiện Trần Hảo Hiệp hỏi mẹ vợ:
– Sao cậu Bửu không ra ăn sáng luôn?
Bà Bang Biện:
– Kệ nó, để nó ăn chung với tụi thằng Xiêm, thằng Đực cũng được mà.
Và như chợt nhớ ra, bà dặn chồng:
– Kỳ góp lúa vừa rồi, thằng Cai tuần Ích, thằng Thường xuyên Họctrộn nhiều trấu vô lúa. Kỳ tới ông phải bắt tụi nó giê lúa vô vịm nước,hễ thấy còn trấu nổi lên là ông phải bắt tụi nó giê lại cho thiệt sạch.Ông cứ ỷ y với tụi tá điền tá thổ, có ngày bị tụi nó bán đứng chớ khôngchơi đâu!
Cậu Hai Luyện hỏi mẹ:
– Chốc nữa má có đi chợ không?
Bà Bang biện nhìn cậu Hai:
– Không. Má đi ra Cầu Dài để đòi nợ. Con vợ thằng Năm Kình cứ hẹnlữa mà chưa trả tiền lời. Không lẽ hăm he nó hoài hay sao. Phen nầy máxiết đồ đạc cho nó tởn.
Rồi bà hỏi cậu con trai cưng:
– Mà con hỏi chi vậy?
Cậu Hai trả lời:
– Hôm nào má đi chợ, con sẽ đưa má tới nhà bà Huyện Huỳnh Kim Lầucoi cặp bông tai nhận hột xoàn. Con không ránh giá trị của ngọc nênkhông dám thương lượng giá cả với bả.
Bà Bang biện Hưỡn:
– Má bằng lòng mua hột xoàn cho con, nhưng nếu con muốn dùng đôibông để cưới vợ thì má có sẵn một đôi hột ba ly rưỡi. Còn hột cỡ năm lysắp lên thì con nên để làm của hộ thân.