Anna Karenina

Quyển 1 - Chương 32



Alecxei Alecxandrovitr ở Bộ về lúc bốn giờ, nhưng, như vẫn thường xảy ra nhiều lần, ông không có thì giờ vào phòng vợ. Ông tới phòng làm việc để tiếp những người đến cầu cạnh đang ngồi đợi, và ký một vài giấy tờ do viên chánh văn phòng mang lại. Dự bữa chiều (bao giờ cũng có ba hay bốn người tới ăn chiều ở nhà Carenin) có một bà chị họ già của Alecxei Alecxandrovitr, vợ chồng một quan chức cao cấp ở Bộ và một chàng trai trẻ được giới thiệu đến với Alecxei Alecxandrovitr. Anna ra phòng khách tiếp họ.

Năm giờ đúng (chiếc đồng hồ bằng đồng đen từ thời Pie đệ nhất chưa đánh xong tiếng thứ năm), Alecxei Alecxandrovitr bước vào, thắt cravat trắng, và mặc lễ phục có đính hai huân chương, vì sau bữa ăn ông phải đi ngay. Mỗi giờ phút của Carenin đều có công việc và chủ đích rõ ràng. Để thu xếp đầy đủ mọi việc trong ngày, ông buộc mình phải triệt để theo đúng giờ giấc. “Không vội vó và không nghỉ ngơi”, đó là phương châm của ông. Ông vào phòng khách, chào mọi người, vội vó ngồi xuống và mỉm cười với vợ.

– Phải, từ nay tôi không còn phải cô độc nữa. Mình không thể tưởng được ngồi ăn một mình khó chịu biết chừng nào (ông nhấn mạnh vào chữ khó chịu).

Trong bữa ăn, ông hỏi han vợ tình hình ở Moxcva, và hỏi tin tức Xtepan Arcaditr với nụ cười giễu cợt; nhưng câu chuyện vẫn là chung cho mọi người: họ bàn về công việc và xó hội thượng lưu ở Peterburg. Sau bữa ăn, ông nán lại với khách nửa giờ và sau khi bắt tay vợ, vẫn với nụ cười, ông đi dự họp Nội các.

Hôm ấy, Anna không đến chơi quận chúa Betxi Tverxcaia, bà này được tin nàng về, đó mời đến chơi vào buổi chiều; nàng cũng không đến nhà hát, tuy đó giữ chỗ hôm đó rồi. Nàng ở nhà vì cái áo dài định mặc chưa chữa xong. Sau khi khách ra về, nàng xem lại tủ áo một lượt và thất vọng vô cùng. Trước khi tới Peterburg, Anna vốn có tài ăn mặc lịch sự mà chỉ tốn ít tiền, đó đưa cho bà thợ may chữa ba chiếc áo. Phải sửa những áo đó sao cho không ai nhận ra được nữa, và đáng lẽ cả ba cái phải xong từ ba hôm rồi. Nhưng hai chiếc chưa xong còn chiếc thứ ba lại không sửa đúng ý Anna. Bà thợ may đến phân trần, cả quyết là làm như vậy hợp hơn, khiến Anna bừng bừng nổi giận, đến nỗi sau đấy nàng phải hổ thẹn. Nàng sang phòng trẻ cho nguôi giận và cả buổi tối ngồi với con trai. Nàng tự cho con đi ngủ, làm dấu phép và giắt chăn nệm cho con. Nàng lấy làm vừa ý là đó không đi đâu và đó qua một buổi tối thật dễ chịu. Nàng cảm thấy nhẹ nhàng, khuây khoả và thấy rõ tất cả những gì trong chuyến đi dường như tối quan trọng thật ra chỉ là một sự kiện nhỏ nhặt trong cuộc sống thượng lưu và nàng không việc gì phải hổ thẹn với mình hay với bất cứ ai. Nàng ngồi bên lò sưởi với cuốn tiểu thuyết tiếng Anh và đợi chồng. Đúng chín giờ rưỡi có tiếng ông ta giật chuông và bước vào phòng.

– à, mình đó về! – nàng nói và chìa tay cho chồng.

Ông hôn tay vợ và ngồi xuống cạnh.

– Nói chung, tôi thấy chuyến đi của mình thành công rực rỡ, ông nói.

– Phải, – nàng trả lời và kể lại cho chồng nghe tất cả từ đầu: cuộc hành trình của nàng cùng với mẹ Vronxki, khi tới nơi, và tai nạn ở ga.

Rồi nàng tả cái cảm giác thương xót trước hết là đối với mình, sau nữa đối với Doli.

– Tôi không thừa nhận là có thể tha thứ cho một người đàn ông như vậy, dù đó là anh mình, – Alecxei Alecxandrovitr nói, giọng nghiêm khắc.

Anna mỉm cười. Nàng hiểu chồng nói vậy chính là để tỏ rằng sự kính nể đối với gia đình cũng không ngăn cản ông thành thật bộc lộ ý kiến. Nàng biết rõ nét cá tính ấy và vẫn phục chồng về điểm này.

– Tôi rất hài lòng là mọi việc đều ổn thoả, và mình đó trở về, – ông nói tiếp. – Thế ở đấy, người ta có bàn tán gì về cái điều lệ mới tôi vừa đưa vào Nội các không?

Không ai nói gì về việc ấy với Anna, và nàng hổ thẹn sao lại dễ quên đến thế cái điều rất quan trọng đối với chồng.

– ở đây, trái lại, có rất nhiều dư luận sôi nổi về vấn đề ấy, – ông nói với nụ cười thoả món.

Nàng hiểu là Alecxei Alecxandrovitr muốn kể cho nàng nghe vài chi tiết thú vị về vấn đề này, và nàng hỏi để gợi cho ông nói ra. Vẫn với nu cười thoả món, ông tả lại cho vợ những tràng pháo tay hoan hô mình sau khi đưa ra biện pháp mới ấy.

– Tôi rất, rất hài lòng. Điều đó chứng tỏ rằng, cuối cùng ở đây, người ta đó bắt đầu có những ý kiến kiên quyết và sáng suốt về vấn đề này.

Uống xong tách trà pha kem thứ hai với bánh mì, Alecxei Alecxandrovitr đứng dậy về phòng làm việc.

– Mình không đi chơi à? Chắc mình buồn? – ông hỏi vợ.

– ồ không! – nàng trả lời, rồi cũng đứng dậy và đưa chồng đến tận cửa phòng làm việc. – Lúc này mình đang đọc gì thế?

– Tập “Địa ngục thi ca” của công tước Lilơ 1, – ông đáp. – Một cuốn sách rất đặc sắc.

Anna mỉm cười, như người ta thường cười các nhược điểm của người mình yêu, và khoác tay chồng, đưa đến tận cửa phòng làm việc.

Nàng biết thói quen đọc sách của chồng buổi tối đó trở thành nhu cầu. Nàng biết, mặc dầu bận công việc gần hết thời gian, ông vẫn coi mình có bổn phận phải theo sát tất cả những gì có vẻ lý thú trong giới trí thức. Nàng còn biết rằng ông quan tâm thực sự đến các sách chính trị, triết học và tôn giáo, rằng nghệ thuật về thực chất hoàn toàn xa lạ đối với ông, nhưng mặc dầu thế, hay đúng hơn chính vì thế mà Alecxei Alecxandrovitr không bỏ qua một cái gì đó gây dư luận trong lĩnh vực này và buộc mình phải đọc tất cả. Nàng biết rằng về mặt chính trị, triết học và tôn giáo thì Alecxei Alecxandrovitr còn hoài nghi hoặc tìm tòi; trái lại về nghệ thuật, về thơ và nhất là về âm nhạc, những môn ông hoàn toàn không thể hiểu nổi thì ông lại có ý kiến kiên quyết và dứt khoát nhất. Ông ưa nói đến Shakespeare, đến Rafael, Bêthôven, đến tầm quan trọng của các trường phái mới về thơ ca và âm nhạc, mà ông xếp loại một cách quá lôgich.

– Thôi, cầu Chúa ban phước lành cho mình! – nàng nói với chồng ở cửa phòng làm việc; trong phòng, chiếc chụp đèn úp trên cây nến và bình nước đặt gần ghế bành đó sẵn sàng. – Còn em, em đi viết thư về Moxcva đây.

Ông bắt tay và hôn tay vợ lần nữa.

“Dù sao, chồng mình cũng là một con người ưu tú: thẳng thắn, tốt bụng, và xuất sắc trong giới ông ấy, Anna thầm nghĩ khi quay về phòng riêng, như thể nàng đang phải bênh vực chồng chống lại một người nào đó đang buộc tội ông và bảo nàng rằng không thể yêu ông ta được. Nhưng tại sao đôi tai ông ấy lại vểnh lên đến thế? Có lẽ ông ấy cắt tóc quá ngắn chăng?”.

Đúng nửa đêm, Anna còn ngồi trước bàn giấy, vừa viết xong bức thư cho Doli, thì nghe thấy tiếng bước chân đều đặn, êm nhẹ và Alecxei Alecxandrovitr đi giày vải, tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc chải chuốt, tay cắp một cuốn sách, bước vào phòng nàng.

– Đến giờ rồi, đến giờ rồi, – ông nói với một nụ cười đặc biệt và đi sang phòng ngủ.

“Anh ta có quyền gì mà nhìn chằm chằm vào chồng mình như thế?” Anna thầm nghĩ, nhớ tới cái nhìn của Vronxki xoáy vào Alecxei Alecxandrovitr.

Thay áo xong, nàng sang phòng ngủ, nhưng khuôn mặt đó mất cái vẻ phấn khởi toát ra từ đôi mắt và nụ cười khi ở Moxcva; giờ đây, ánh lửa đó như đó tắt trong nàng hay ẩn kín ở tận nơi nào xa thẳm.

— —— —— —— ——-

1 La Poésie des Enfers du duc de Liille (tiếng Pháp trong nguyên bản)


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.