Anna Karenina

Quyển 1 - Chương 30



Đêm hôm đó, Vronxki không nghĩ đến chuyện ngủ nữa. Chàng cứ ngồi trong ghế bành, khi nhìn thẳng trước mặt, lúc nhìn kẻ ra người vào, và nếu trước kia chàng đó khiến người lạ phải ngạc nhiên, bối rối vì vẻ bình thản trơ trơ của mình, thì lúc này chàng lại càng có vẻ kiêu hónh, lạnh lùng hơn bao giờ hết. Chàng nhìn mọi người như vật vô tri. Một chàng trai nóng nảy, nhân viên toà án quận, ngồi trước mặt, vì thế mà căm ghét chàng thực sự. Hắn xin lửa, khơi chuyện với chàng, thậm chí còn xô chàng để tỏ ra hắn cũng là một con người chứ không phải một đồ vật, nhưng Vronxki vẫn nhìn hắn như nhìn cây đèn lồng. Mặt gó trai trẻ bỗng giật giật và hắn cảm thấy mất bình tĩnh, sôi tiết lên vì bị ngơ đi tới mức ấy.

Vronxki không nhìn gì, cũng chẳng thấy ai. Chàng tưởng như mình đó hóa thành một vị hoàng đế, không phải vì tự cho mình đó làm Anna xúc động (chàng chưa dám nghĩ điều đó), mà vì ấn tượng nàng để lại khiến chàng dạt dào sung sướng, tự hào.

Chuyện này rồi sẽ ra sao, chàng không biết và cũng không nghĩ đến nữa. Chàng cảm thấy tất cả sức lực mình, cho đến nay phân tán, giờ được tập trung và hướng vào mục đích duy nhất với một nghị lực phi thường. Và vì thế chàng sung sướng. Chàng chỉ biết mình đó nói thật với nàng: chàng đến bất cứ nơi nào có mặt nàng, hạnh phúc và ước vọng duy nhất của chàng từ nay trở đi là được nhìn thấy nàng và nghe nàng nói. Cho nên khi xuống tàu ở Bôlôgôvô để uống cốc nước suối, và khi nhìn thấy Anna, câu đầu tiên chàng bất giác nói với nàng đó bộc lộ điều chàng đang nghĩ. Chàng sung sướng đó nói ra điều đó với nàng; bây giờ, nàng đó biết điều đó, nàng đang suy nghĩ về điều đó. Chàng thức suốt đêm. Sau khi trở về chỗ, chàng nhớ lại tất cả các lần gặp nàng, tất cả những lời nàng nói và cảm thấy lòng dạ xốn xang khi tưởng tượng đến một tương lai có thể đạt được.

Khi xuống ga Peterburg, chàng cảm thấy, sau cái đêm không ngủ, người vẫn thư thái và tươi tỉnh như vừa tắm nước lạnh xong. Chàng vẫn đứng gần toa mình, đợi Anna đi ra. “Mình còn gặp nàng lần nữa, chàng tự nhủ và bất giác mỉm cười, mình sẽ được thấy dáng đi, khuôn mặt nàng; có khi nàng còn nói đôi câu với mình nữa”. Nhưng trước khi thấy nàng, chàng đó nhìn thấy ông chồng, theo sau là viên sếp ga kính cẩn hộ tống trong đám đông. “à, phải, ông chồng!”. Lần đầu tiên, Vronxki hiểu rõ người chồng này là một bộ phận trong cuộc đời Anna.

Chàng biết nàng có chồng, nhưng không tin ông ta hiện đang tồn tại; chàng chỉ thật sự tin là thế khi nhìn thấy ông ta với cái đầu, đôi vai, và đôi chân mặc quần đen; chàng càng phải tin là thế khi thấy người chồng đó thản nhiên khoác tay Anna, với ý thức chủ nhân.

Trông thấy Alecxei Alecxandrovitr với bộ mặt hồng hào của người Peterburg, vẻ nghiêm nghị và tự tin, đội mũ tròn, lưng hơi gù, chàng mới tin là có ông ta thật và thấy một cảm giác khó chịu, cảm giác của một người đang bị cơn khát giày vò, và khi lết được đến tận dòng suối thì thấy một con chó, một con cừu hay con lợn đó vục mõm làm nước vẩn đục lên rồi. Dáng đi cứng nhắc và nặng nề của Alecxei Alecxandrovitr làm Vronxki bực vô cùng. Chàng thấy chỉ chàng mới có quyền yêu Anna. Nhưng nàng thì vẫn thế, và bao giờ thấy nàng, chàng cũng bị kích thích mạnh mẽ, người rạo rực, tâm hồn phấn khởi và tràn ngập hạnh phúc. Chàng sai tên hầu người Đức vừa từ toa hạng hai chạy đến, lấy hành lý mang về nhà, và lại gần nàng. Chàng được chứng kiến cuộc gặp gỡ của đôi vợ chồng và, với sự sắc sảo của kẻ đang yêu, chàng nhận ra vẻ lúng túng của nàng khi trả lời chồng.

“Không, nàng không yêu lóo ta, nàng không thể yêu lóo ta được”, chàng thầm khẳng định.

Trong khi đi về phía nàng, chàng vui sướng nhận ra là nàng linh cảm thấy chàng đang lại gần và liếc mắt về phía sau; lúc nhận ra chàng, nàng quay về phía chồng.

– Đêm qua, bà có ngủ được không? – chàng nói với nàng, cúi chào cả hai vợ chồng cùng một lúc, để Alecxei Alecxandrovitr có thể cho đó là chào ông ta, rồi sau có nhận cái chào đó hay không tuỳ ý.

– Xin cảm ơn ông, tôi ngủ ngon lắm, – nàng trả lời.

Mặt nàng có vẻ mệt mỏi, và đó biến mất cái nét vui tươi vẫn lộ ra, khi trên nụ cười, khi trong khoé mắt, nhưng cặp mắt nàng nhìn loé lên một tia sáng và mặc dầu ánh lửa ấy vụt tắt ngay, chàng vẫn sung sướng. Nàng nhìn chồng để dò xem ông ta có quen Vronxki không.

Alecxei Alecxandrovitr ngắm Vronxki, vẻ không hài lòng, như cũng mang máng nhớ. Vẻ bình tĩnh, chững chặc của Vronxki lúc này đó va chạm với vẻ tự tin lạnh lùng của Alecxei Alecxandrovitr.

– Đây là bá tước Vronxki, – Anna nói.

– à! Hình như chúng tôi có biết nhau, – Alecxei Alecxandrovitr nói, giọng hững hờ và đưa tay cho Vronxki bắt. – Mình ra đi với bà mẹ nay lại trở về với ông con, – ông nói tách bạch từng chữ như đếm từng đồng rúp. – Chắc ông đi nghỉ về? ông hỏi, và không đợi trả lời, lại dùng giọng bông đùa hỏi vợ: – Lúc chia tay ở Moxcva, người ta có chảy nhiều nước mắt lắm không?

Bằng thái độ ấy, ông tỏ cho Vronxki biết ông muốn đi một mình với vợ, và quay về phía chàng, ông sờ tay lên mũ; nhưng Vronxki nói với Anna Arcadievna:

– Tôi hy vọng được vinh dự đến thăm bà tại nhà, – chàng nói.

Alecxei Alecxandrovitr đưa mắt mệt mỏi nhìn Vronxki.

– Rất sung sướng, – ông lạnh lùng đáp, – chúng tôi thường tiếp khách vào thứ hai. – Sau khi cáo từ Vronxki, ông nói tiếp với vợ bằng giọng pha trò: – May mắn làm sao tôi lại có đúng nửa giờ để đón mình và tỏ lòng trìu mến mình.

– Quả là mình nhấn mạnh quá nhiều sự trìu mến của mình để tôi đánh giá nó đúng mức, – nàng đáp, cũng bằng giọng ấy và vô tình vẫn lắng nghe tiếng chân Vronxki đi đằng sau. “Mặc kệ”, nàng nghĩ thầm và hỏi chồng xem khi mình đi vắng, Xerioja đó làm gì.

– Rất tốt! Mariét 1 nói là con ngoan lắm, và… tôi nói điều này mình sẽ buồn đây… xa mình, con nó chẳng nhớ bằng chồng mình đâu. Một lần nữa, cảm ơn 2 em của anh đó về sớm hơn một ngày. Chị “Âm đun trà” quý hóa của chúng ta chắc mừng lắm (ông vẫn gọi nữ bá tước trứ danh Lidia Ivanovna như vậy, vì bất cứ lúc nào bà này cũng lăng xăng và sôi sùng sục). Chị ấy lo cho mình lắm. Và nếu tôi được phép khuyên mình một câu thì mình nên đến thăm chị ấy ngay hôm nay đi. Mình hẳn biết chị ấy lúc nào cũng quan tâm đến đủ mọi thứ. Hiện nay, ngoài tất cả các điều lo lắng khác, chị ấy còn rất bận tâm đến việc dàn hòa cho vợ chồng Oblonxki.

Nữ bá tước Lidia Ivanovna là bạn thân của ông và là nhân vật trung tâm của một câu lạc bộ thuộc xó hội thượng lưu ở Peterburg mà Anna vì chiều chồng vẫn thường lui tới.

– Nhưng em viết thư cho chị ấy rồi.

– Chị ấy muốn biết hết ngọn ngành kia. Nếu không mệt quá, mình nên lại đấy đi, mình ạ. Kônđrat sẽ đưa xe đến đón, còn tôi, tôi đi họp nội các. Thế là tôi không phải ăn một mình nữa, – Alecxei Alecxandrovitr nói tiếp, lần này bằng giọng đứng đắn. – Mình không thể tưởng tượng là tôi đó quen đến mức nào với…

Và ông siết chặt tay vợ thật lâu, đỡ vợ lên xe với một nụ cười đặc biệt.

— —— —— —— ——-

1 Viết theo chính tả Pháp trong nguyên bản.

2 Merci (tiếng Pháp trong nguyên bản).


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.