Anna Karenina

Quyển 1 - Chương 11



Tiểu thư Kitti Trerbaxcaia mới mười tám tuổi. Đây là mùa đông đầu tiên cô tiếp xúc với giới xó giao. Cô đó thành công trong giới thượng lưu hơn các chị; ngay cả mẹ cô cũng không ngờ tới điều đó.

Không những mọi chàng trai hay khiêu vũ trong các buổi dạ hội ở Moxcva đều phải lòng Kitti, mà ngay từ mùa đông đầu tiên, hai chàng phò mó thật sự đó ra mắt: Levin, và ngay sau khi chàng về quê, bá tước Vronxki.

Sự xuất hiện của Levin vào đầu mùa đông, việc chàng năng lui tới nhà Kitti và mối tình lộ liễu của chàng đối với cô là duyên cớ của những cuộc chuyện trò nghiêm túc đầu tiên giữa cha mẹ Kitti về vấn đề tương lai cô và của những cuộc cói lộn giữa quận công 1 và phu nhân, quận công đứng về phía Levin và nói ông không mong muốn gì hơn cho Kitti. Theo thói quen đặc biệt của các bà thường hay lật lại vấn đề, phu nhân cho rằng Kitti còn trẻ dại quá, rằng Levin tuyệt nhiên không tỏ vẻ gì là có ý định đứng đắn, rằng Kitti không yêu anh ta và đưa ra những lý lẽ khác nữa; nhưng bà không hề nói ra điều chủ yếu: bà hy vọng kiếm cho Kitti một tấm chồng danh giá hơn; bà không có thiện cảm với Levin và không hiểu nổi chàng. Cho nên khi Levin đột nhiên biến mất, phu nhân mừng lắm, nói với chồng đầy vẻ đắc thắng: “Mình xem, tôi nói có đúng không!”. Và khi Vronxki bước vào cuộc, bà lại càng món nguyện và chôn chặt trong đầu cái ý nghĩ là không những việc cưới xin của Kitti sẽ tốt đẹp mà còn danh giá nữa.

Đối với bà mẹ, không thể có sự so sánh nào giữa Vronxki và Levin khả dĩ đứng vững được. Điều bà không bằng lòng ở Levin, là những ý kiến kỳ quái và quyết đoán của anh ta, sự vụng về của anh ta giữa đám thượng lưu mà bà cho là thói hợm hĩnh, và cuộc đời man rợ mà bà phỏng đoán anh ta đang sống ở nông thôn giữa đám gia súc và bọn nhà quê. Anh ta còn làm bà phật ý vì nỗi mặc dầu phải lòng con gái bà, nhưng trong sáu tuần liền lui tới nhà bà, anh ta vẫn ra vẻ chờ đợi, quan sát, kiểu như sợ ngỏ ý ra thì sẽ đem lại cho gia đình bà một vinh dự quá ư lớn lao vậy. Anh ta lại không biết rằng khi lui tới một nhà có con gái đén tuổi lấy chồng, thì phải cho ngoười ta biết ý đồ của mình chứ! Thế rồi anh ta lại đùng đùng bỏ đi chẳng nói nửa lời.

“May mà hắn cũng chẳng có vẻ gì quyến rũ cho lắm và Kitti cũng không mê hắn”, bà mẹ nghĩ thầm.

Trái lại, Vronxki có thể thoả món mọi ước muốn của bà: rất giàu, thông minh, xuất thân gia đình quý phái, một sự nghiệp xán lạn ở triều đình và trong quân đội đang mở ra trước mặt, thêm vào đó, lại vô cùng tuấn tú, thật không thể mơ ước gì hơn thế nữa.

Vronxki công khai theo đuổi Kitti: chàng nhảy với cô trong các buổi khiêu vũ, đi lại nhà cô, ý đồ của chàng rõ như ban ngày. Tuy nhiên, suốt mùa đông, phu nhân đó trải qua bao nỗi lo lắng ghê gớm.

Bản thân bà lấy chồng từ ba mươi năm trước, do một bà dì làm mối. Khi chàng phò mó, mà ai nấy đều biết từ trước, đến xem mặt vợ chưa cưới đồng thời để trình diện, bà dì rất lo nhưng sau đó cho đôi bên biết là cuộc chạm ngõ đó gây ấn tượng tốt. Rồi đến ngày đó định, chàng rể đến xin cha mẹ vợ cho cưới và được chấp thuận. Mọi sự đều diễn ra rất trôi chảy, rất giản đơn. ít ra đó cũng là ý nghĩ của phu nhân. Nhưng đến khi lo cho các con gái, bà mới hiểu ra rằng cái công việc bề ngoài có vẻ rất giản đơn ấy, thật khó khăn nhường nào. Biết bao nỗi dằn vặt, suy nghĩ, biết bao món chi tiêu, biết bao cuộc cói cọ giữa hai ông bà về chuyện hôn nhân của hai cô lớn, Daria và Natalia!

Bây giờ là lúc cần xếp đặt cho cô thứ ba có nơi có chốn, bà lại sắp phải trải qua những nỗi lo âu, thấp thỏm như vậy và lại cói nhau với chồng kịch liệt hơn những lần lo cho các cô lớn! Cũng như mọi người làm bố, lóo quận công đặc biệt rất dễ động lòng về những gì có liên quan đến danh dự và trinh bạch của con gái; ông cưng các cô đến mức vô lý, nhất là cô con gái rượu Kitti và luôn luôn to tiếng với vợ, trách vợ làm hỏng con cái mình. Thời kỳ các cô lớn ở riêng, phu nhân đó quen với những chuyện đó, nhưng bây giờ bà cảm thấy tính dễ giận dỗi của chồng có cơ sở hơn. Bà thấy ít lâu nay trong xó hội có sự thay đổi lớn về tập tục và do đó bổn phận người làm mẹ lại càng khó khăn hơn. Bà thấy các cô gái cùng lứa tuổi Kitti thường lập những nhóm riêng biệt, theo học lớp này lớp nọ, đối xử với nam giới phóng túng, ra phố một mình bằng xe ngựa, một số lớn các cô không còn chào theo kiểu cúi rạp mình và nhất là, tất cả đều một mực đinh ninh trong dạ rằng việc kén chồng là việc của mình chứ không phải của cha mẹ.

“Bây giờ người ta lấy vợ lấy chồng không như ngày xưa nữa”, tất cả các cô thiếu nữ và thậm chí cả người đứng tuổi đều nghĩ và nói thế.

Vậy thì người ta lấy nhau như thế nào? Không ai nói cho phu nhân biết điều đó cả. Cái phong tục Pháp cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đó bị gạt bỏ rồi. Cái phong tục Anh để cho con gái hoàn toàn tự do cũng bị trả về nốt, coi như không thể thừa nhận trong xó hội Nga. Phong tục Nga cưới xin theo kiểu mối lái bị coi là bỉ ổi; mọi người đều chê cười phong tục ấy và phu nhân cũng phụ họa theo. Thế thì lấy chồng như thế nào, gả bán con cái mình ra sao? Chẳng ai biết gì cả. Tất cả những người được phu nhân bày tỏ nỗi lòng, đều trả lời: “Tôi xin bà, đó đến lúc phải bỏ những hủ tục đi! Bọn trẻ nó lấy nhau chứ có phải là bố mẹ chúng đâu, phải để cho chúng tự ý thu xếp lấy”. Nhưng khi người ta không có con gái thì nói như vậy cũng dễ đấy! Phu nhân cứ nơm nớp lo, trong khi chơi bời với bọn thanh niên, nhỡ con gái bà lại phải lòng một gó không hề có ý định lấy vợ hoặc không xứng đáng làm chồng thì khốn. Và mặc cho người ta hoài công nói xa nói gần cho phu nhân hiểu là, ở thời này, thanh niên phải tự quyết định lấy đời mình, bà vẫn không tin, cũng như bà không thể tin rằng đồ chơi thích hợp nhất cho trẻ con lên năm lại là những khẩu súng lục lắp đạn sẵn, cho dù ở thời đại nào đi nữa. Và chính vì thế mà phu nhân càng lo cho Kitti hơn cho các cô kia.

Bây giờ bà sợ Vronxki chỉ tán tỉnh suông con gái mình thôi. Bà thấy rõ Kitti phải lòng anh ta, người vững tâm tự nhủ Vronxki là người trọng danh dự và sẽ không làm thế. Nhưng đồng thời bà cũng biết với lối tự do phóng khoáng đang ngự trị trong cách sống hiện nay, việc mê hoặc một cô thiếu nữ thật rất dễ dàng và thường thường bọn đàn ông vẫn coi đó là chuyện chẳng quan trọng. Tuần lễ trước, Kitti có kể lại cho mẹ nghe cuộc trò chuyện giữa cô và Vronxki trong khi nhảy mazuyếcka. Cuộc nói chuyện đó khiến phu nhân chắc dạ thêm một chút, nhưng bà vẫn không thực sự yên tâm. Vronxki nói với Kitti là hai anh em chàng đó quen phục tùng mẹ về mọi vấn đề nên họ không bao giờ quyết định một việc gì quan trọng mà không hỏi ý kiến mẹ. Chàng nói: “Và hôm nay, tôi chờ mẹ tôi từ Peterburg đến, như chờ một hạnh phúc rất đặc biệt”.

Kitti nhắc lại lời chàng, cho đó chẳng có gì là đặc biệt quan trọng.

Nhưng mẹ cô lại hiểu cách khác. Bà biết rằng ngày một ngày hai bá tước phu nhân có thể đến, và chắc là phu nhân sẽ hài lòng về sự kén chọn của con trai. Nhưng bà vẫn ngạc nhiên về việc Vronxki không dám tự ý cầu hôn, sợ làm phật lòng mẹ. Tuy nhiên, bà hết sức mong muốn cuộc nhân duyên này và nhất là ao ước chấm dứt mọi lo lắng, cho nên bà sẵn sàng tin là thế. Mặc dầu phu nhân rất khổ tâm về nỗi bất hạnh của cô con gái cả Doli đang một hai định rời khỏi nhà chồng, những lo lắng cho số phận cô út vẫn thu hút toàn bộ tình cảm của bà.

Việc Levin đến Moxcva càng làm bà thêm lo ngại; bà sợ con gái mình một dạo đó có đôi chút tình ý với Levin, nay có thể vì quá trung thực mà từ chối Vronxki, cho nên sự có mặt của anh ta ở Moxcva lúc này sẽ khiến tình hình trở nên rắc rối và có thể trì hoón đoạn kết thúc đó gần kề.

– Anh ta đến đây lâu chưa? – bà hỏi con gái, khi hai mẹ con trở về nhà.

– Thưa mẹ, hôm nay ạ.

– Có một điều mẹ muốn nói với con… – phu nhân mào đầu và chỉ mới nhìn bộ mặt nghiêm nghị, kích động của mẹ, Kitti đó đoán được bà sắp nói chuyện gì. – Thưa mẹ, – cô nói, đỏ mặt và quay phắt về phía mẹ, – con xin mẹ, con xin mẹ, mẹ đừng nói gì cả. Con biết, con biết hết rồi.

Cô thông cảm với mong ước của mẹ, nhưng những động cơ của bà làm cô khổ tâm.

– Mẹ chỉ muốn nói với con là sau khi đó để cho một người hy vọng…

– Mẹ ơi, lạy Chúa, xin mẹ đừng nói gì cả! Con sợ nói chuyện đó lắm.

– Thôi được, – bà nói khi thấy Kitti rơm rớm nước mắt, – mẹ chỉ nói một câu thôi, con gái xinh đẹp của mẹ: con đó hứa là không giấu mẹ điều gì phải không? Có đúng thế không?

– Không bao giờ mẹ ạ, không bao giờ con giấu mẹ đâu… – Kitti trả lời, mặt đỏ bừng và nhìn thẳng vào mẹ. – Nhưng bây giờ con không có điều gì nói với mẹ cả… Ngay cả nếu con muốn… con cũng không biết nòi gì với mẹ và nói như thế nào… con không biết…

“Không, với đôi mắt kia, nó không thể nói dối được”, bà mẹ nghĩ thầm, mỉm cười trước nỗi bối rối và hạnh phúc của con gái. Bà mỉm cười vì thấy những diễn biến trong tâm hồn con gái đang trở nên to lớn và quan trọng biết bao đối với cô bé tội nghiệp.

— —— —— —— ——-1 Chữ KHязb trong tiếng Nga (cũng như chữ Irince trong tiếng Pháp và tiếng Anh) ngoài những nghĩa:

hoàng tử, hoàng thân… còn chỉ một tước phong trong chế độ Nga hoàng tương đương với công tước hoặc hơn một chút. Trong trường hợp Serbatxki, chúng tôi nghiêng về nghĩa này hơn, vì toàn bộ cuốn tiểu thuyết không có dấu hiệu gì chứng tỏ gia đình này có quan hệ hoàng tộc. Chúng tôi tạm dụng chữ quận công.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.