Ăn, Cầu Nguyện, Yêu

Chương 51



Richard từ Texas có một số thói quen láu cá. Mỗi khi anh ấy đi ngang và nhận thấy qua vẻ mặt lơ đãng của tôi là những ý nghĩ của tôi đang một triệu dặm xa, anh nói, “David thế nào rồi?”

“Lo chuyện của anh đi,” tôi luôn nói. “Ngài không biết tôi đang nghĩ gì đâu, thưa ngài.”

Tất nhiên, anh luôn luôn đúng.

Anh còn một thói quen nữa là chờ tôi rời khỏi phòng thiền vì anh muốn thấy tôi mất trí và ngớ ngẩn chừng nào khi bò ra từ đó. Như thể tôi vừa vật nhau với mấy con cá sấu Mỹ và ma quỷ. Anh nói anh chưa từng thấy ai chiến đấu chống lại bản thân khổ sở như vậy. Tôi không biết về điều đó, nhưng đúng là điều diễn ra trong phòng thiền tối om đó đối với tôi có thể trở nên khá mãnh liệt. Những chứng nghiệm mạnh mẽ nhất đến khi tôi buông bỏ chút dè dặt sợ hãi cuối cùng và để một cái tua bin năng lượng thật sự phóng tỏa dọc lên sống lưng tôi. Giờ tôi thấy khôi hài vì mình đã từng xua đuổi những ý tưởng về kundalini shakti này như là chuyện hoang đường thuần túy. Khi năng lượng này chạy khắp tôi, nó ầm ầm như một động cơ diesel ở tốc độ chậm, và nó chỉ đòi hỏi ở tôi một yêu cầu giản dị thế này – ngươi có thể vui lòng lộn ngược mình ra để phổi, tim ngươi và những thứ cặn bã sẽ ở bên ngoài còn toàn thể vũ trụ sẽ ở bên trong? Và trong cảm xúc, ngươi cũng sẽ làm y như vậy được chứ?

Thời gian trở nên hoàn toàn biến dạng trong không gian ầm vang này, và tôi – tê cứng, câm lặng, choáng váng – được đưa vào mọi loại thế giới, và tôi trải qua mọi cường độ cảm giác: lửa, lạnh, thù hận, thèm khát, sợ hãi… Khi tất cả điều ấy kết thúc, tôi loạng choạng đứng dậy và lảo đảo bước ra ánh sáng ban ngày trong một tình trạng như vậy – cực kỳ đói, cực kỳ khát, bị kích thích hơn cả một thủy thủ trong kỳ nghỉ ba ngày trên bờ. Richard thường ở đó chờ tôi, chực cười. Anh luôn chọc ghẹo tôi với cùng câu nói này khi thấy gương mặt bối rối và kiệt quệ của tôi, “Cô nghĩ mình không bao giờ lên được đến đâu sao, Hàng Tạp Hóa?”

Nhưng sáng nay trong thiền định, sau khi nghe thấy sư tử gầm MI KHÔNG HÌNH DUNG ĐƯỢC TÌNH YÊU CỦA TA MẠNH MẼ DƯỜNG NÀO ĐÂU, tôi ra khỏi động thiền đó như một nữ hoàng chiến binh. Richard thậm chí không kịp hỏi tôi đã nghĩ mình không bao giờ lên đến được bất kỳ đâu trong đời này sao thì tôi đã nhìn vào mắt anh ấy và nói, “Tôi đã đến rồi, thưa ngài.”

“Cô ra khỏi đó thôi,” Richard nói. “Đây là lý do để ăn mừng. Đi nào, bồ – tôi sẽ đưa cô vào thị trấn, mua cho cô một Thumbs-Up.”

Thumbs-Up là một thứ nước có ga của Ấn Độ, kiểu như Coca-Cola, nhưng với lượng si rô ngũ cốc nhiều hơn khoảng chín lần và lượng cafein nhiều hơn gấp ba lần. Tôi nhĩ có lẽ trong đó có chất methamphetamine nữa. Nó khiến tôi nhìn một hóa hai. Vài lần một tuần, Richard và tôi lang thang vào thành phố và chia nhau một chai nhỏ Thumbs-Up – một trải nghiệm triệt để sau sự thanh khiết của thức ăn chay ở Ashram – luôn luôn thận trọng để không thật sự chạm môi vào chai. Nguyên tắc của Richard về chuyện du lịch Ấn Độ là một nguyên tắc chắc nịch, “Không chạm vào thứ gì trừ chính mình.” (Và, đúng, đó cũng là một tựa đề từng dự kiến cho cuốn sách này.)

Chúng tôi có những chuyến tham quan ưa thích của mình trong thành phố, luôn dừng lai jleex bái ngôi đền, và chào ông Panicar, người thợ may, người lúc nào cũng bắt tay chúng tôi và nói, “Hân hạnh được gặp các vị!” Chúng tôi nhìn những con bò cái chàng ràng thưởng thức địa vị thiêng liêng của chúng (tôi nghĩ chúng thật sự lạm dụng đặc quyền, nằm ình ra đó ngay giữa đường chỉ để nhấn mạnh là mình thiêng liêng), và chúng tôi nhìn mấy con chó giơ chân lên gãi gãi như đang tự hỏi không biết thế quái nào mà chúng lại có mặt ở đây. Chúng tôi nhìn những phụ nữ làm cầu đường đang đập vụn đá dưới ánh mặt trời oi ả, họ đang quai búa tạ, chân trần, trông đẹp lạ lùng trong những bộ xa ri màu đá quý và những vòng tay, vòng cổ của họ. Họ cười rạng rỡ với chúng tôi khiến tôi bắt đầu không thể hiểu – làm sao họ có thể vui vẻ khi làm công việc nặng nhọc này trong những điều kiện khủng khiếp như thế? Tại sao tất cả bọn họ không ngất xỉu và chết sau mười lăm phút trong cái nóng như sôi cùng những cái búa tạ ấy? Tôi hỏi ông thợ may Panicar chuyện này và ông nói với dân làng thì là thế đấy, những người ở nơi này của thế giới sinh ra để làm loại lao động nặng nhọc như thế và công việc nặng nhọc này trong những điều kiện khủng khiếp như thế? Tại sao tất cả bọn họ không ngất xỉu và chết sau mười lăm phút trong cái nóng như sôi cùng những cái búa tạ ấy? Tôi hỏi ông thợ may Panicar chuyện này và ông nói với dân làng thì là thế đấy, những người ở nơi này của thế giới sinh ra để làm loại lao động nặng nhọc như thế và công việc ấy là tất cả những gì họ đã quen.

“Ngoài ra,” ông thản nhiên nói thêm, “quanh đây chúng tôi sống không thọ.”

Đó là một ngôi làng nghèo, dĩ nhiên, nhưng chưa phải là tuyệt vọng theo các chuẩn mực của người Ấn; sự hiện diện (và lòng nhân hậu) của Ashram với ít tiền bạc phương Tây trôi nổi quanh đây tạo nên một thứ khác biệt lớn. Không phải là ở đây có nhiều thứ để mua, thế nhưng Richard và tôi muốn xem quanh tất cả các cửa hiệu bán tràng hạt và những pho tượng nhỏ. Có mấy anh chàng Cachemia – quả thực, họ là những người bán hàng rất linh lợi – luôn cố tống hết hàng hóa của họ lên chúng tôi. Hôm nay một trong số họ đã bám theo tôi hỏi bà có muốn mua một tấm thảm Cachemia cho nhà mình không?

Chuyện này làm Richard cười. Trong số những trò vui khác, anh thích giễu chuyện tôi không nhà.

“Khỏi phí lời, người anh em,” anh nói với người bán thảm. “Cô gái già này chẳng có cái sàn nào để trải thảm đâu.”

Không nản lòng, người bán hàng Cachemia gợi ý, “Vậy có lẽ bà đây muốn treo thảm trên tường của bà ấy?”

“Giờ thì xem nào,” Richard nói, “vấn đề là ở chỗ đó, dạo này cô ta cũng thiếu tường nữa.”

“Nhưng tôi có một trái tim dũng cảm!” Tôi nói to lên, để tự vệ.

“Và những phẩm chất quý giá khác,” Richard nói thêm, ném cho tôi một cục xương – một lần trong đời anh ta.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.