Hồn Ma Đòi Chồng
(Chuyện Không Kể Lúc Nửa Đêm)
Từ những câu chuyện lưu truyền đâu đó trong dân gian, tác giả Người Khăn Trắng bằng hư cấu văn học đã xây dựng những câu chuyện ma không chỉ “đọc chơi cho vui” mà còn mang ý nghĩa nhân văn khá sâu sắc, cùng những bài học khá thấm thía về lẽ sống, về nhân cách làm người…
Ngày nay, khoa học ngày càng tiến bộ, những hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên ngày càng được mở rộng và sâu sắc hơn.
Tuy nhiên, sự thú vị và tò mò về một thế giới huyền bí vẫn không hề suy giảm trong cuộc sống của nhân loại. Chúng ta có thể bắt gặp “hình ma, bóng quế” trong nền văn học của hầu hết các dân tộc trên thế giới từ cổ chí kim. Ở Châu Âu là Dracula, là những con ma lang thang trong các toà lâu đài cổ thuộc vương quốc Anh. Ở Trung Quốc là những con ma tuyệt đẹp trong Liêu Trai Chí Dị. Ở Mỹ là những con ma què quặt khủng khiếp trong các phim kinh dị. Còn ở Việt Nam chúng ta, ma quỷ đã xuất hiện rất lâu trong văn học, thậm chí đã có một số tác giả đã nổi tiếng trong lĩnh vực này như Nguyễn Dữ, Thế Lữ, Tychya, Đái Tuấn…
Truyện ma trong văn học Việt Nam còn mang tính đấu tranh rất cao vì nó thể hiện ước muốn được “tháo gông, phá xiềng” của tầng lớp bị áp bức. Tư tưởng “quả báo nhãn tiền” cũng được nêu rõ trong truyện ma Việt Nam. Nhân vật chính trong đa số các câu chuyện là người nông dân hiền lành, chất phát luôn bị đè nén áp bức. Còn kẻ áp bức, lợi dụng chức quyền, tiền tài để chiếm đoạt tài sản và bản thân người khốn khó hơn mình cuối cùng đều mang kết quả không tốt.
Bình luận